Đại hội 19: Tập Cận Bình nhiều lần nhắc từ “tranh đấu”, Giang Trạch Dân như bị tê liệt trên ghế
- Trí Đạt
- •
Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc, những chi tiết về cuộc đấu tranh quyền lực tại Trung Nam Hải như một vở kịch đầy kịch tính được mở ra cho truyền thông “thưởng lãm” và phân tích.
Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan hôm 30/10 dẫn nguồn tin cho biết, Chương trình nghiên cứu truyền thông Trung Quốc (CMP) đã thực hiện phân tích từ ngữ từ góc độ ngôn ngữ chính trị tại Đại hội 19, tác giả là ông Tiền Cương, hiện là giảng viên danh dự của Trung tâm nghiên cứu tin tức và truyền thông thuộc Đại học Hồng Kông, Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu truyền thông Trung Quốc.
Nghiên cứu này đã so sánh độ tương đồng trong báo cáo qua 7 kỳ đại hội (từ 13 đến 19) của Đảng Cộng sản Trung. Theo đó, báo cáo của ông Tập Cận Bình tại Đại hội 19 và báo cáo của ông Hồ Cẩm Đào có độ giống nhau đến 92%, ngôn ngữ chính trị mà hai vị này sử dụng có sự khác biệt không nhỏ. Còn báo cáo công tác chính trị của ông Hồ Cẩm Đào tại Đại hội 17 so với báo cáo của người tiền nhiệm Giang Trạch Dân tại Đại hội 16 giống nhau đến 95%.
Theo đó, báo cáo tại Đại hội 19 “đã khắc lên rõ ràng dấu ấn của ông Tập Cận Bình”, so sánh từ Đại hội 13 đến Đại hội 18, từ “đấu tranh” trong báo cáo đã liên tục giảm qua các kỳ đại hội, nhưng đến Đại hội 19 số lượng từ này lại tăng đột biến, và đã xuất hiện 23 lần trong bài báo cáo của ông Tập Cận Bình.
Bản tin cho biết, là một bản báo cáo trước toàn thể đại biểu tham dự đại hội được cân nhắc từng câu từng chữ, nội tình liên quan đến sự thay đổi này đáng để đi sâu vào thảo luận.
Lịch sử các kỳ đại hội đều được giới quan sát cho là cơ hội để nhìn được sự tranh giành quyền lực chính trị trong bóng tối, do đó tại Đại hội 19, quan hệ giữa ông Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân trở thành tiêu điểm.
Tại Đại hội 18 cách đây 5 năm, ông Tập Cận Bình đã lên nắm quyền, trong 5 năm vừa qua ông vẫn luôn cố gắng thanh trừng thân tín của ông Giang Trạch Dân trong hệ thống đảng, chính quyền và quân đội, điển hình trong số này là Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, và việc ông Giang Trạch Dân đến khi nào mới bị xô ngã vẫn luôn được dư luận chú ý. Vì thế trong bản báo cáo dài hơn 3 tiếng, ông Tập Cận Bình nhiều lần sử dụng từ “đấu tranh” cũng làm dấy lên nhiều đồn đoán.
Theo những gì để ý được, trong lễ khai mạc Đại hội 19 vào sáng 18/10, cảnh quay của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho thấy, ông Giang Trạch Dân 91 tuổi được người khác “bắt” vào trong hội trường, mặc dù ông được hai người dìu đi, tuy nhiên khi vào chỗ ngồi ông Giang vẫn cần giữ hai tay phía sau ghế mới có thể vất vả ngồi xuống được. Trong khi đó, ông Tập Cận Bình đứng ngay bên cạnh lại xoay mặt liếc nhìn. So với Đại hội 18, khi đó ông Hồ Cẩm Đào bị ông Giang Trạch Dân thao túng, trong hội trường ông Hồ đã tỏ thái độ rất cung kính đối với ông Giang.
(Cảnh ông Giang Trạch Dân dường như bị “bắt” vào hội trường)
Theo báo The Guardian của Anh, trong thời gian nghe ông Tập Cận Bình đọc báo cáo, ông Giang Trạch Dân thường xuyên há to miệng ngáp, lại còn liên tục xem đồng hồ. Bản tin cho biết, nếu hành động này kèm theo ám chỉ nào đó, thì đó chính là ông ấy cảm thấy bất mãn và sốt ruột đối với phát biểu về “thời đại mới” của ông Tập Cận Bình.
(Cảnh trong lúc ông Tập đọc báo cáo, ông Giang liên tục nhìn đồng hồ)
Cảnh quay tại hội trường cho thấy, sau khi ông Tập đọc xong báo cáo đã về chỗ và nói cười với ông Hồ Cẩm Đào, còn ông Giang Trạch Dân bị “lạnh nhạt” và ngồi im .
Đài CCTV cũng có cảnh quay khác biệt đối với ông Tập và ông Hồ, ông Tập và ông Giang: khi hai ông Tập-Hồ bắt tay, máy quay luôn hướng về họ để phát trực tiếp, và còn làm nổi bật cảnh quay; còn khi ông Tập và ông Giang bắt tay, trên CCTV không xuất hiện cảnh hai người họ bắt tay, đồng thời ông Giang còn bị người quay phim che mất không thấy hình đâu.
Trong một tiết mục của mình, Đài truyền hình ETTV của Đài Loan đã dùng từ “cây kim dấu trong túi gấm” để hình dung, và nói những hành động được CCTV phát trực tiếp chắc chắn đã được “đảng đồng ý”, mỗi cảnh quay trong đó đều mang ý nghĩa nhất định
Người dẫn chương trình của ETTV nói: “Nếu đây không phải là cố ý, thì còn cái gì mới là cố ý ? Người quay phim đã cố ý che đi người đó (ông Giang) cũng bằng như dù lần này ông Giang Trạch Dân đã xuất hiện, nhưng mục đích chính là để chúng tôi “lạnh nhạt” với ông, kẹp ông vào bên trong, ông vẫn sống, nhưng cách cái chết không còn xa nữa”.
Tiết mục của ETTV còn chú ý đến chi tiết, khi ông Tập Cận Bình đọc báo cáo có nhắc đến “quần chúng nhân dân phản đối cái gì, hận cái gì” thì máy quay của CCTV chuyển hướng đến ông Giang Trạch Dân.
Người dẫn chương trình cho biết, người dân hận chính là ông Giang Trạch Dân, điều này chắc chắn không phải là trùng hợp. Cảnh quay này chắc chắn đã được cân nhắc rất kỹ.
Ngày bế mạc Đại hội 19 đánh dấu ông Tập Cận Bình đã tập trung quyền lực thành công và tư tưởng của ông sẽ được ghi vào Điều lệ đảng. Một tấm ảnh của Daily Mail cho thấy, trong ngày bế mạc Đại hội 19, ông Giang Trạch Dân dùng ngón tay phải chỉ vào cánh tay trái của ông Tập Cận Bình, nhìn có vẻ như ông Giang muốn đáp lời ông Tập, nhưng ông Tập có vẻ không hề để ý.
(Cảnh ông Giang giơ tay “tán thành” ông Tập với vẻ mặt “đau khổ”)
Còn theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin ngày 24/10, trong lúc tuyên bố muốn sửa đổi và bổ sung Điều lệ đảng, trong tay ông Giang cầm văn kiện (bài phát biểu của ông Tập) có một tờ không may bị rơi xuống đất, và ông thể tự nhặt nên bắt buộc phải nhờ một nhân viên phục vụ nhặt lên.
Bản tin cho biết, trong ngày bế mạc Đại hội, dường như ông Giang bị tê liệt trên ghế, cố vài lần mà không có sức đứng dậy khỏi ghế, hai nhân viên phục vụ phía sau không thể không kéo ông dậy.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Giang Trạch Dân Hồ Cẩm Đào Đại hội 19 Tập Cận Bình