Sau bùng nổ thông tin người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) theo đạo Hồi ở Tân Cương bị đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt giam vào các trại cưỡng bức lao động, Chính phủ Mỹ đã có kế hoạch kiểm soát hoạt động xuất khẩu công nghệ giám sát đối với Trung Quốc.

người duy ngô nhĩ
Người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại Tân Cương (Ảnh từ inmediahk.net)

VOA Mỹ đưa tin, trong một thông điệp mới gửi Quốc hội, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết Bộ Thương mại đang tham khảo ý kiến ​​với các cơ quan Chính phủ liên quan để đánh giá các cá nhân và các doanh nghiệp Trung Quốc, có thể trong vài tuần tới sẽ công bố sẽ thay đổi chính sách xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa việc xuất khẩu các công nghệ có thể bị chính quyền Trung Quốc dùng để giám sát người dân.

Đây sẽ là lần đầu tiên chính phủ Trump áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc (ĐCSTQ) liên quan vấn đề nhân quyền, mặc dù chính sách này có thể đánh vào các nhà cung cấp Mỹ. Động thái này cũng sẽ đẩy mạnh hạn chế giới đầu tư tham gia vào lĩnh vực kiểm soát an ninh của Trung Quốc.

Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin, trong những năm gần đây, Trung Quốc (ĐCSTQ) mở rộng thiết lập các trại lao động ở Tân Cương để giam giữ hàng trăm nghìn đến hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết những người Duy Ngô Nhĩ này tư tưởng có vấn đề. Vào cuối tháng Chín, bùng nổ thông tin hoàn toàn ngừng bán vé tàu ra vào Tân Cương, gây nhiều suy đoán. Một số hãng truyền thông nước ngoài xác nhận rằng, lý do là nhà cầm quyền dùng đường xe lửa đưa khoảng 300.000 người dân tộc thiểu số bị giam giữ ở Tân Cương đến các tỉnh lân cận.

Do số lượng lớn tù nhân khiến hệ thống nhà tù và các cơ sở giam giữ tương tự ở Tân Cương bị quá tải, thậm chí có cả người thân của nhân viên nội bộ cũng bị bắt giam. “Giấy không thể bọc được lửa”, những tin tức nội bộ này đã lan truyền ra và được các tổ chức nhân quyền quốc tế như Liên Hiệp Quốc và nhiều kênh truyền thông nước ngoài đưa tin.

Theo nguồn tin, thời gian gần đây cơ quan chức năng đã ban hành một văn bản để tăng cường công tác quản lý các trại lao động, yêu cầu các nhân viên trại phải xử lý loại bỏ mối quan hệ thân thiết sai lầm rất phức tạp giữa nhân viên có người thân bị cải tạo và nhân viên quản lý, để ngăn chặn bị lộ thông tin nội bộ. Có nhận định, mục đích nhà cầm quyền chuyển một số lượng lớn các tù nhân đi để loại bỏ vòng tròn quan hệ này, để ngăn chặn rò rỉ thông tin tiếp tục xảy ra.

Reuters đưa tin, trong những năm gần đây, nhằm bảo vệ chế độ tránh các mối đe dọa, giới chức Bắc Kinh phải tăng cường kiểm soát trong nước. Theo học giả Adrian Zenz, chi tiêu an ninh trong nước của Trung Quốc trong năm 2017 đến gần 200 tỷ USD (Đô la Mỹ), gấp hơn hai lần so với mười năm trước. Chi phí chủ yếu tập trung ở các khu vực bất ổn như Tân Cương, nơi thường có những sự cố bạo lực giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán nhập cư. Liên Hiệp Quốc đã chỉ trích các chính sách của Bắc Kinh, bao gồm cả việc giam giữ khoảng 1 triệu thường dân Duy Ngô Nhĩ. Chính phủ Trung Quốc cho biết họ đang xử lý các phần tử Hồi giáo quá khích và đòi ly khai.

Một số lượng lớn các thiết bị giám sát và phần mềm được sử dụng cho các dự án như vậy. Các đơn đặt hàng này là cơ hội kinh doanh lớn cho các nhà sản xuất và nhà phát triển trong và ngoài nước. Theo ấn phẩm thương mại IPVM, công ty Hàng Châu Hikvision thuộc sở hữu nhà nước đã phát triển một công nghệ máy ảnh đặc biệt chuyên nhận dạng người dân tộc thiểu số.

Gần đây Google đang xem xét tung ra một công cụ tìm kiếm phiên bản Trung Quốc bị kiểm duyệt, với phiên bản này thì gần như chắc chắn những nội dung ở nước ngoài liên quan đến các hoạt động Tân Cương sẽ bị chặn.

Với việc Bộ Thương mại Mỹ cân nhắc việc hạn chế xuất khẩu công nghệ giám sát sang Trung Quốc, các công ty như Intel có thể buộc phải ngừng bán sản phẩm cho Hikvision với tổng trị giá hàng hóa lên đến 39 tỷ USD. Trong nửa đầu năm nay, Nvidia, một nhà sản xuất chip khác của Mỹ và là đối tác của Hikvision, đã kiếm được 1,5 tỷ USD ở Trung Quốc. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, công ty phát triển sản phẩm công nghệ sinh học của Mỹ là Thermo Fisher Scientific đã cung cấp thiết bị trắc định DNA cho cảnh sát Tân Cương. Với lệnh cấm bán công nghệ cốt lõi giám sát, thiết bị chip và các thành phần chủ chốt khác, dự án Skynet của nhà cầm quyền Trung Quốc có thể đối mặt với những thách thức to lớn.

Các cuộc thảo luận liên quan đã kéo dài vài tháng qua, ngày 28/8 có 15 nghị sĩ Quốc hội đã gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chính đề nghị có biện pháp chế tài đối với 7 quan chức Trung Quốc (ĐCSTQ), bao gồm cả ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tân Cương Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo); áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty Trung Quốc có lợi nhuận từ các hệ thống giám sát, bao gồm các công ty thu thập dữ liệu sinh trắc học và DNA. Công ty Hikvision và Công ty Công nghệ Dahua được liệt kê vào nhóm công ty cung cấp các sản phẩm giám sát, từ tháng Ba năm nay chứng khoán của các công ty này tại Sở giao dịch Hồng Kông – Thâm Quyến đã liên tục sụt giảm.

Huệ Anh

Xem thêm: