Trong một bài viết mới công bố, các chuyên gia Dan Blumenthal và Frederick W. Kagan của tổ chức tư vấn Viện Doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute – AEI) ở Washington đã chỉ ra 3 con đường mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng triển khai trong tham vọng thống nhất hai bờ eo biển.

ong Tap Can Binh zero covid covid 19 634594784
Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. (Nguồn: Plavi011/Shutterstock)

Trong bài viết “Trung Quốc có 3 con đường dẫn đến Đài Loan: Mỹ cần chặn hết” (China has three roads to Taiwan: The US must block them all) trên trang The Hill, hai chuyên gia Blumenthal và Kagan nói rằng do Mỹ lo lắng trong tương lai gần ĐCSTQ có thể xâm lược quân sự đối với Đài Loan, nên xu thế thảo luận thường tập trung vào vấn đề ngăn chặn hoặc đẩy lùi về mặt này. Dù các cuộc thảo luận theo hướng này và các hành động liên quan rất quan trọng, nhưng không nên xem đó là cách duy nhất trong ứng phó với nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Lý do vì ĐCSTQ có thể thúc đẩy thống nhất theo 3 hướng là: Nỗ lực thuyết phục người dân Đài Loan và cộng đồng quốc tế chấp nhận thống nhất hòa bình; ép buộc Đài Loan và cộng đồng quốc tế chấp nhận thông qua các biện pháp vũ lực khác ngoài chiến tranh; trực tiếp sử dụng quân sự hành động cưỡng chế thống nhất.

Các tác giả chỉ ra, trong 3 con đường đó dù bất kỳ con đường nào hiệu quả đều có nghĩa là ĐCSTQ đạt được thắng lợi, đồng nghĩa với việc Đài Loan và phương Tây thua. Vì vậy, Mỹ và đồng minh phải chặn hết cả 3 con đường này.

Con đường thứ 1: Nỗ lực thuyết phục người dân Đài Loan và cộng đồng quốc tế chấp nhận thống nhất hòa bình

Xu hướng thuyết phục của ĐCSTQ nhằm vào Đài Loan và Liên minh hỗ trợ Đài Loan do Mỹ đứng đầu, chủ yếu tuyên bố Đài Loan là một phần của Trung Quốc; còn trên bình diện quốc tế thì thúc đẩy tuyên truyền hai cáo buộc: Một là sự hỗ trợ không chính thức của Mỹ đối với Đài Loan là hành vi thách thức; hai là động thái đó đã vi phạm “Ba Thông cáo chung” (Three Communiqués). Một trong những mục đích thuyết phục của ĐCSTQ là đánh vào thiện chí của Mỹ và các đồng minh trong quyết tâm bảo vệ Đài Loan;

Con đường thứ 2: Ép buộc Đài Loan và cộng đồng quốc tế chấp nhận thông qua các biện pháp vũ lực khác ngoài chiến tranh

Nhà cầm quyền Bắc Kinh có thể sử dụng các biện pháp cô lập để buộc Đài Loan phải phục tùng, có thể phong tỏa Đài Loan trên biển và trên không, thậm chí cắt đứt các tuyến cáp ngầm cần thiết để kết nối Đài Loan với thế giới. Xét cho cùng, Đài Loan là một hòn đảo và không thể hoàn toàn tự cung tự cấp, nếu Bắc Kinh cắt đứt được các kênh liên lạc và nguồn cung cấp quân sự và dân sự từ đường biển và đường hàng không, cuối cùng Đài Loan có thể phải đầu hàng.

Các tác giả chỉ ra giới lãnh đạo ĐCSTQ có thể coi sự cô lập như vậy tốt hơn là gây chiến quân sự xâm lược, một chiến lược như vậy có thể đặt Đài Loan và các đồng minh vào thế chủ động gây chiến, trong trường hợp đó chính Đài Loan mới là bên phải chịu trách nhiệm trong vấn đề leo thang xung đột. Ngoài ra, trong trường hợp tình hình không diễn ra như mong đợi, chiến lược này cũng có thể giúp Trung Quốc có nhiều cơ hội hơn để xoay chuyển hành động.

Con đường thứ 3: Trực tiếp sử dụng quân sự hành động cưỡng chế thống nhất

Đây là khả năng được ông Tập Cận Bình ưa nhất, vì đó là giải pháp nhanh hơn và chắc chắn hơn. Dù vậy, quyết định tiến hành cuộc xâm lược ngay lập tức sẽ đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan về địa chính trị rất nghiêm trọng đối với ông Tập.

Các tác giả cho rằng chiến lược quân sự lý tưởng nhất đối với ĐCSTQ là sớm tấn công các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản và đảo Guam, nhưng theo cách đó thì cuộc chiến thống nhất Đài Loan sẽ biến thành Thế chiến thứ III. Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình phải lựa chọn giữa hai điều tồi tệ: Hoặc ngay lập tức gây chiến với phe các nước Mỹ, Nhật Bản…; hoặc tạm thời cho phép quân đội Mỹ ở lại khu vực, để một ngày nào đó hành vi xâm lược của ĐCSTQ phải chịu tổn thất to lớn.

Ngoài ra ở một mức độ nào đó, lo ngại về việc hải quân Trung Quốc đánh chìm tàu ​​chiến Mỹ và bắn hạ máy bay quân sự Mỹ sẽ thúc đẩy Mỹ hướng tới chiến lược dựa vào hệ thống vũ khí đối kháng tầm xa ngoài tầm tấn công của quân đội Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro càng nhiều càng tốt. Nhưng một chiến lược ngoài khu vực như vậy sẽ giúp Trung Quốc dễ dàng ép buộc và cô lập Đài Loan hơn.

Theo các tác giả, Mỹ cần phải làm sao cho người dân Đài Loan không mất lòng tin vào Mỹ và các đồng minh, thông qua chính sách không từ bỏ tầm quan trọng của Đài Loan. Người Đài Loan cũng phải biết Mỹ sẽ không chỉ chiến đấu để bảo vệ Đài Loan, mà còn ngăn chặn Bắc Kinh cô lập Đài Loan. Vì vậy, để bảo vệ Đài Loan một cách hiệu quả khỏi thực trạng ép buộc và cô lập do ĐCSTQ gây ra thì Mỹ và đồng minh phải gia tăng căn cứ tiền phương hơn chứ không phải giảm đi.

Điều này đòi hỏi Mỹ phải thiết lập nhiều căn cứ hơn ở bên trong và xung quanh Đài Loan, cũng đòi hỏi nhiều hành động phối hợp hơn để chống lại các “câu chuyện của Trung Quốc”, chẳng hạn như bịa đặt về cam kết hay chính sách của Mỹ theo diễn giải kiểu ĐCSTQ, tình trạng địa vị quốc tế của Đài Loan theo diễn giải của ĐCSTQ. Về phần mình, Mỹ phải hóa giải tâm lý lo ngại mà ĐCSTQ gieo rắc ở Đài Loan.

Cuối cùng, các tác giả cho rằng Washington không chỉ tập trung vào việc ngăn chặn ĐCSTQ gây hấn xâm lược quân sự, mà nên tìm cách tiếp cận toàn diện hơn để ngăn chặn cả 3 con đường nói trên.