Con đường Tập Cận Bình trở thành “Mao Trạch Đông thứ 2” của Trung Quốc
- Vision Times
- •
Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Đại hội 18, đã thúc đẩy xu thế sùng bái cá nhân trong Đảng và xã hội đối với mình. Tháng 3/2018, ông đã sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc, bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước để mở đường tiếp tục có thể nắm quyền kéo dài. Nhiều nhận định chỉ ra ông Tập có ý định noi gương ông Mao Trạch Đông, thiết lập quyền lực lãnh đạo suốt đời.
Noi theo Mao Trạch Đông
Tờ Deutsche Welle (DW) ngày 11/10 chỉ ra cách làm của ông Tập Cận Bình đã khiến Trung Quốc có xu thế quay trở lại con đường của thời Đảng cai trị bao trùm toàn xã hội, trong khi vị thế “nòng cốt lãnh đạo” Tập Cận Bình của ĐCSTQ tiếp tục được gia cố.
Học giả chính trị độc lập Ngô Cường (Wu Qiang) chỉ ra trong 10 năm qua, hệ sinh thái chính trị của Trung Quốc dưới uy quyền của ông Tập đã có những thay đổi to lớn. Theo đó, vấn đề lãnh đạo tập thể vẫn thấy trong các thế hệ tiền nhiệm (Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào) đã bị loại bỏ. Ngày nay, ông Tập là người có quyền lực duy nhất, tất cả các đảng viên phải trung thành với ông ấy.
Để ngăn chặn thực trạng tập trung quyền lực vào tay một cá nhân như thời đại Mao Trạch Đông, các lãnh đạo ĐCSTQ trước đây đều chấp nhận lãnh đạo theo nhiệm kỳ mà theo đó, người lãnh đạo không làm quá 2 nhiệm kỳ. Tuy nhiên ngày nay, ông Tập đã không ngần ngại sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc để kéo dài nhiệm kỳ quyền lực, mở ra khả năng sẽ có nhiệm kỳ cầm quyền thứ 3 tại Đại hội 20. Như vậy, ông sẽ trở thành nhà lãnh đạo ĐCSTQ quyền lực nhất từ sau thời Mao Trạch Đông.
Giáo sư Kerry Brown tại ‘King’s College London’ của Anh, là chuyên gia về Trung Quốc, phân tích rằng ông Tập cai trị suốt đời bằng cách thiết lập hình ảnh quyền lực không thể lay chuyển của mình. Điều này giống như vị trí giáo hoàng về lý thuyết có thể nghỉ hưu, nhưng địa vị và ảnh hưởng của giáo hoàng vẫn tồn tại, trường hợp ông Tập giống như vậy.
Mặc dù các phân tích khác nhau thường cho rằng việc ông Tập tái nhiệm và mở rộng quyền lực là vấn đề không thể ngăn cản, nhưng Giáo sư Kerry Brown cho rằng uy quyền của ông ấy cũng không phải là chắc chắn. Nguyên nhân lung lay có thể là do bất mãn leo thang trong dân chúng vì chính sách ‘Zero COVID’, cũng như tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Chuyên gia kinh tế Max Zenglein tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (MERICS) – tổ chức nghiên cứu về Trung Quốc lớn nhất ở châu Âu, cho biết cách chống dịch COVID-19 của ĐCSTQ hiện nay là điểm yếu của họ. Ngày nay, giới trung lưu của Trung Quốc có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ vì quy mô của tầng lớp này rất lớn. Tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách phòng chống dịch bệnh của nhà cầm quyền, thế nhưng nhà chức trách đã không thể đề xuất các biện pháp cứu trợ nhằm giảm bớt tình trạng khó khăn của họ. Điều này chắc chắn sẽ giá tăng áp lực xã hội lên ĐCSTQ. Liệu chính quyền ĐCSTQ có thay đổi sau Đại hội 20 để gỡ bỏ xu thế uất ức trong lớp người trung lưu tại Trung Quốc hay không, còn là vấn đề bỏ ngỏ.
12 cách tập trung quyền lực của ông Tập Cận Bình
Reuters ngày 10/10 đưa tin, sau khi ông Tập trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ vào năm 2012 đã dần tập trung quyền lực, từ lãnh đạo tập thể đến tập trung quyền lực vào một cá nhân người lãnh đạo cao nhất. Bài viết của Reuters phân tích cách ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực trong 10 năm qua:
Từ khóa Tập Cận Bình Mao Trạch Đông Dòng sự kiện