Từ khi bắt đầu công công khai dịch bệnh bùng phát tại Bắc Kinh lần hai vào tháng Sáu, lãnh đạo cao cấp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hầu như không mấy xuất hiện trước công chúng. Điều này cũng làm dấy lên đồn đoán về nơi ẩn náu trốn dịch của ông Tập và các lãnh đạo cấp cao khác. Trước đó từng có thông tin một số quan chức cấp cao đã chuyển đến núi Ngọc Tuyền để tránh dịch.

b79fb3cccce00c5dd51b361707dc19c6
Cảnh sát được bố trí dày đặc trên khu vực phố Trường An gần Trung Nam Hải, ảnh chụp ngày 20/6/2020. (Ảnh: Epoch Times)

Tổng hợp truyền thông Trung Quốc đưa tin, ngày 11/6, bệnh tại Bắc Kinh tái bùng phát, số ca xác nhận lây nhiễm tăng nhanh. Tuy nhiên tối ngày 22/6, Phó Chủ nhiệm Trung tâm phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc Phùng Tử Kiến đã trả lời phỏng vấn của CCTV rằng, đợt dịch mới bùng phát mới này đã đi đến giai đoạn cuối, dịch bệnh đã được khống chế. Tuy nhiên, có người dân Bắc Kinh nói với Đài Á châu Tự do rằng, dịch đã “đến giai đoạn cuối”, “có thể kiểm soát”, vậy vì sao còn tăng cường lực độ phòng chống?

Vào lúc 5 giờ chiều ngày 21/6, khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao được điều chỉnh lên 4 khu, khu vực có nguy cơ lây nhiễm trung bình tăng thêm 5, lên tổng số 37 khu vực.

Gần đây, hành tung của các Thường ủy Bộ chính trị ĐCSTQ bao gồm cả ông Tập Cận Bình trở nên bí ẩn. Ngoại giới phát hiện, trước khi dịch bệnh bùng phát tại Bắc Kinh, ngày 8 – 10/6, ông Tập đến Ninh Hạ khảo sát. Từ ngày 11/6 đến nay, ông chỉ tham gia 2 lần hội nghị qua truyền hình. Ngày 17/6, ông Tập dùng hình thức hội nghị truyền hình để tham gia cuộc họp cấp cao giữa Trung Quốc và châu Phi về phòng chống dịch bệnh. Tối ngày 22/6, ông đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết trong cả 2 cuộc họp, ông đều tham gia trực tuyến từ Bắc Kinh.

Ê-kíp của ông Tập Cận Bình ẩn đi đâu?

Trước và sau khi Bắc Kinh tuyên bố dịch bệnh vào ngày 11/6, sự xuất hiện công khai của các quan chức cấp cao ĐCSTQ trên truyền thông đảng giảm đáng kể. Nhân dân Nhật báo, kênh truyền thông của đảng, thực sự không thể làm gì khác hơn là phải che đậy tình hình bằng các cuộc họp trực tuyến, tài liệu và các bài phát biểu trước đó.

Ông Lý Khắc Cường tham gia lễ khai mạc hội chợ bằng hình thức trực tuyến tại Bắc Kinh ngày 15/6 là trường hợp lộ diện công khai, còn các hội nghị trực tuyến khác đều không lộ diện công khai.

Ông Lật Chiến Thư và ông Uông Dương đeo khẩu trang tham dự các cuộc họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Ông Vương Hỗ Ninh cũng chỉ tham dự hai hội nghị trực tuyến, không hề xuất hiện công khai.

Ngày 12/6, ông Hàn Chính chủ trì công việc lãnh đạo hội nghị Thế vận hội mùa đông, sau đó thì không thấy xuất hiện trong sự kiện nào nữa.

Ông Triệu Lạc Tế thì hoàn toàn không có mặt tại sự kiện nào trong tháng Sáu.

Kể từ tháng Sáu, truyền thông đảng đã không công bố báo cáo họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, điều này rất bất thường. Hiện tại, trong bối cảnh phải đối mặt với một loạt các vấn đề nội bộ và bên ngoài, cần 7 Ủy viên Thường vụ cấp bách họp thảo luận về các biện pháp đối phó, thậm chí là cần cả 25 thành viên Bộ Chính trị góp sức vào. Cũng có thể các cuộc họp như vậy đã được tổ chức nhiều lần, nhưng đều là trực tuyến. Nếu các cuộc họp trực tuyến này đều được báo cáo trên truyền thông, thì chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”, phơi bày thực tế là các lãnh đạo ĐCSTQ cấp cao đã “đào thoát” khỏi Bắc Kinh. 

Ai có khả năng bị lây nhiễm cao nhất?

Các hoạt động xuất hiện trước công chúng của 7 Ủy viên Thường ủy đã giảm mạnh, không khỏi khiến người ta nghi ngờ rằng liệu có ai đã có thể đã bị lây nhiễm và giữa những người này cũng cần tránh tiếp xúc.

Trong số 7 người, ông Triệu Lạc Tế là người bị tình nghi nhiễm bệnh nhiều nhất. Kể từ khi kết thúc “lưỡng hội”, từ tháng Sáu đến nay, truyền thông đảng đã không còn đưa tin về ông Triệu. Đây là điều bất thường.

6 người còn lại đều có báo cáo công khai vào tháng Sáu, mặc dù đều chỉ là hội nghị trực tuyến. Chỉ riêng ông Triệu Lạc Tế là gần như biến mất kể từ buổi học tập nghiên cứu về Bộ luật của Cục Chính trị lần thứ 20, tổ chức ngày 29/5. Lúc đó cũng chỉ có ông Tập Cận Bình phát biểu, các thành viên còn lại bao gồm cả ông Triệu Lạc Tế đều đeo khẩu trang.

Các phân tích trên đây là từ các báo cáo của truyền thông đảng, ông Triệu Lạc Tế rất có thể đã bị lây nhiễm, tất nhiên, đây chỉ là một phỏng đoán. Để bác bỏ tin đồn, ông Triệu tốt nhất là lộ diện. Tuy nhiên việc này cũng không dễ thực hiện. Nếu ông Triệu đã rời Bắc Kinh và xuất hiện trong vai trò điều tra nghiên cứu tại một địa phương xa, điều đó gián tiếp xác nhận rằng các lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ đã rời khỏi Bắc Kinh. Nếu ông Triệu cố ý quay lại Bắc Kinh để xuất hiện trước công chúng, vậy thì đối với bản thân ông cũng thật sự quá nguy hiểm. Vì tình hình dịch bệnh Bắc Kinh nếu thực tế nghiêm trọng hơn so với truyền thông nhà nước đưa tin, ông Triệu chưa nhiễm bệnh nhưng trở về Bắc Kinh có thể lại bị lây nhiễm.

Nơi ở hiện tại của các lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ thực sự đã liên tục làm dấy lên những phỏng đoán từ ngoại giới. Cho dù có ai đó trong ĐCSTQ bị lây nhiễm hay không, thì điều đó cũng cho thấy dịch bệnh ở Bắc Kinh phức tạp hơn nhiều so với những gì mọi người biết.

Gần đây, khi trả lời phỏng vấn của Vision Times, Tiến sĩ Khoa học Chính trị Đại học Oxford, đồng thời cũng là một chuyên gia về lịch sử quân sự, ông Ngưu Tân cho biết, hiện nay rất nhiều “hồng nhị đại” bất mãn với ông Tập Cận Bình và đang tìm cơ hội phát động “đảo chính” lật đổ ông Tập.

Trong thời điểm nhạy cảm này, tình hình đấu đá nội bộ đảng và tình trạng cảnh sát đóng đầy đường phố Bắc Kinh dường như đang là luận cứ cho nhận định trên của ông Ngưu Tân.

Hoạt động của thành viên ĐCSTQ cấp cao trong dịch SARS năm 2003

Năm 2003, dịch SARS bắt đầu ở Quảng Đông, sau đó lan sang Bắc Kinh. Có thông tin cho biết, nội bộ cấp cao ĐCSTQ được chia thành hai nhóm. Nhóm A gồm: Tổng Bí thư ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Phó thủ tướng Ngô Nghi, được gọi là tổ lãnh đạo, cố thủ ở Bắc Kinh chủ trì tuyến đầu kháng dịch. Nhóm B gồm: Phó chủ tịch Quốc hội Tăng Khánh Hồng, Phó Thủ tướng kiêm Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Ngô Bang Quốc, Phó Thủ tướng thường trực Hoàng Cúc sẽ tránh tham gia các sự kiện công khai để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm.

Các quan chức tiền nhiệm khác bao gồm ông Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ và Lý Bằng, cũng như số lượng lớn các lão thành và thân nhân các quan chức chính trị được sắp xếp để sơ tán khỏi Bắc Kinh. Nhóm B thực tế đã rời khỏi Bắc Kinh, cũng phù hợp lẽ thường.

Lúc này, ông Hồ Cẩm Đào đã đích thân đến Quảng Đông để chống dịch, sau đó quay lại Bắc Kinh mà không hề né tránh. Ông Ôn Gia Bảo cũng liên tục túc trực chỉ huy tiền tuyến chống dịch ở Bắc Kinh. Vào thời điểm đó, ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo chủ trương báo cáo trung thực về tình hình dịch bệnh, còn ra lệnh bắt Bộ trưởng Bộ Y tế Trương Văn Khang vốn thuộc phe Giang, nhưng phía chính phủ rất khó ra lệnh cho Trung Nam Hải, cũng không thể kiểm soát truyền thông ĐCSTQ. Phe Giang bằng mọi cách tận lực che giấu tình hình dịch bệnh. Do đó, lấy truy cứu trách nhiệm làm lý do bắt giữ Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Mạnh Học Nông vừa mới được bổ nhiệm, người được cho là thân tín của ông Hồ Cẩm Đào.

Khi ông Giang Trạch Dân chạy trốn đến Thượng Hải, SASR cũng truy đuổi đến Thượng Hải. Ông Giang Trạch Dân lại phải chạy xa hơn nữa.

Ngày 13/3/2020, kênh Tiếng nói nước Pháp (RFI) đã có bài viết chỉ ra chuyện cư dân mạng Trung Quốc lật lại bài trả lời phỏng vấn vào năm 2003 của lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào. Khi đó, tại cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 11 được tổ chức ở Bangkok Thái Lan vào ngày 21/10/2003, ông Hồ Cẩm Đào đã trả lời AFP (Pháp): “Trong lúc hàng ngàn đồng bào đang bị SARS đe dọa, trong lúc hàng trăm đồng bào đã thiệt mạng vì dịch bệnh, là lãnh đạo đất nước tôi vô cùng lo lắng, nếu tôi không thể ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh, khiến dịch bệnh lan rộng, thậm chí lan ra cả cộng đồng quốc tế, trong vai trò là nhà lãnh đạo của Trung Quốc tôi phải chịu lỗi trước 1,3 tỷ người dân Trung Quốc, cũng phải chịu lỗi trước nhân dân thế giới”.

Bài viết nhận định, vì bản thân ông Hồ Cẩm Đào là lãnh đạo của ĐCSTQ nên “nhân tính” không được phép cao hơn “đảng tính”, vì vậy phát ngôn của ông ấy khó tránh có phần diễn kịch, nhưng dù gì những lời đó vẫn khiến người nghe thấy cảm động. Trong ngữ khí có thể thấy ông Hồ Cẩm Đào lo lắng cho người dân, hiểu được ông ấy phải chịu trách nhiệm khi người dân gặp nạn, biết tự ăn năn khi cảm thấy phải chịu lỗi không chỉ trước người dân Trung Quốc mà còn đối với người dân các nước khác.

Qua đó tác giả bình luận, so với truyền thông ĐCSTQ ngày nay kiêu ngạo và hống hách rằng thế giới phải cảm ơn Trung Quốc, cho thấy ông Hồ Cẩm Đào thể hiện được phẩm cách của một con người quân tử khiêm tốn, biết nhìn lại chính mình.

Mộc Lan (tổng hợp)

Xem thêm: