Dịch bệnh tại Phúc Kiến tiếp tục lây lan, nạn nhân kêu oan
- Trí Đạt
- •
Dịch viêm phổi Vũ Hán ở tỉnh Phúc Kiến tiếp tục lan rộng, chỉ trong ngày 18/9 đã có 31 trường hợp được xác nhận tại địa phương. Do làn sóng dịch lần này gây nhiều hoang mang trong người dân, nên quan chức đã đổ lỗi nguồn virus cho một người đàn ông họ Lâm ở thị trấn Phong Đình, huyện Tiên Du, khiến người này bị nhục mạ và quấy rối. Hiện tại, người họ Lâm này đã lần đầu tiên lên tiếng phản bác cáo buộc.
Phúc Kiến liên tiếp có ca nhiễm
Theo thông tin từ Ủy ban Y tế Sức khỏe tỉnh Phúc Kiến công bố hôm 18/9, trong 24 giờ ngày 17/9, tỉnh Phúc Kiến tăng thêm 31 ca nhiễm mới tại bản địa phương, lần lượt tại Phủ Điền, Hạ Môn, Chương Châu, trong đó có 6 ca nhiễm không triệu chứng chuyển thành xác nhận lây nhiễm.
Chiều ngày 17/9, Văn phòng báo chí chính quyền tỉnh Phúc Kiến đã tổ chức cuộc họp báo, thông báo rằng đến hết ngày 16/9, toàn tỉnh đã kiểm soát được 140.865 người ra khỏi nơi xảy ra dịch bệnh.
Tại cuộc họp báo, cơ quan chức năng cũng cho biết, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Phúc Kiến đã tiến hành giải trình tự gen của virus trên người bị lây nhiễm, kết quả phần tích 56 ca nhiễm đều là biến chủng Delta, và đều cùng một chuỗi lây truyền.
Điều đáng chú ý là, làn sóng dịch bệnh này tại Phúc Kiến chỉ trong thời gian 7 ngày đã có hơn 200 ca chẩn đoán dương tính, dịch bệnh đã truyền ít nhất đến F5.
Các nơi kiểm soát nghiêm ngặt, các thành viên trong gia đình giảm thiểu tiếp xúc
Để phòng và kiểm soát dịch bệnh tiếp tục lây lan, chính quyền các địa phương đã ra lệnh kiểm tra sàng lọc toàn diện, cần lọc ra những người tiềm ẩn nguy cơ lây truyền và cưỡng chế cách ly tập trung, đồng thời bước sang trạng thái chuẩn bị phong tỏa, không có việc cần thiết thì người dân đều không được ra khỏi nhà.
Ông Vương, một người dân ở thành phố Phủ Điền nói với Epoch Times, “Lần này là do có nhiều người nhiễm biến chủng Delta, con virus này tương đối lợi hại, tốc độ lây truyền nhanh, cho nên chính quyền đã nhanh chóng hành động trên quy mô lớn.”
Đến ngày 17/9, 10 khu có nguy cơ lây nhiễm cao và trung bình thuộc huyện Tiên Du, thành phố Phúc Điền đã được đưa vào danh sách khu vực phong tỏa kiểm soát. Các biện pháp phong tỏa được thực thực thi như khép kín khu vực, không bước chân ra khỏi nhà, nghiêm cấm tập trung, ở nhà cách ly cũng phải đeo khẩu trang, thành viên trong gia đình cũng cần cố gắng giảm thiểu tiếp xúc, v.v.
Một nhân viên tại bến xe thành phố Phúc Châu nói với Epoch Times hôm 18/8 rằng, “Do dịch bệnh lây lan, các tuyến xe chở khách từ thành phố Phúc Châu đến Phủ Điền, Hạ Môn, v.v, đều dừng hoạt động, các bến xe tại Phủ Điền, Hạ Môn, Chương Châu cũng đều ngừng hoạt động. Tàu hỏa cũng tạm dừng, đường cao tốc cũng đóng cửa.”
Chính quyền đổ trách nhiệm, nạn nhân kêu oan
Cùng với việc người dân lo lắng về dịch bệnh và tiếng oán trách khắp nơi, chính quyền Trung Quốc lại tuyên bố rằng nguồn gốc đợt dịch bệnh lần này tại tỉnh Phúc Kiến là đến từ một người đàn ông họ Lâm ở trấn Phong Đình, huyện Tiên Du, và người này là từ nơi khác trở về.
Tuy nhiên, người đàn ông họ Lâm này cùng người nhà sau khi bị người bên ngoài mắng chửi và quấy nhiễu, đến ngày 17/9 đã lên tiếng nói về nỗi ấm ức của mình.
Theo lời kể của ông, ngày 4/8, ông từ Singapore trở về Trung Quốc, đầu tiên là cách ly tập trung tại khách sạn chỉ định ở Hạ Môn trong 14 ngày; ngày 19/8 tiếp tục chuyển đến điểm cách ly tập trung ở huyện Tiên Du thành phố Phủ Điền để cách ly thêm 7 ngày, sau đó lại về nhà cách ly thêm 10 ngày bắt đầu từ ngày 26/8. Trong thời gian cách ly này đã làm ít nhất 9 lần xét nghiệm axit nucleic và 3 lần xét nghiệm huyết thanh, kết quả đều âm tính.
Đến ngày 5/9, ông mới ra ngoài, đến nhà mẹ vợ ăn cơm, sau khi ăn cơm thì trở về nhà, sau đó các hoạt động trong vài ngày tiếp theo chỉ giới hạn trong trấn Phong Đình. Tuy nhiên đến ngày 10/9, con trai của ông làm xét nghiệm axit nucleic ở trường và cho kết quả dương tính, sau đó ông cũng được xác nhận lây nhiễm.
Do thời điểm ông được chẩn đoán xác nhận lây nhiễm cách thời điểm ông quay trở về Trung Quốc là hơn 1 tháng, nên chính quyền phán đoán ông bị lây nhiễm trong thời gian cách ly tập trung. Về vấn đề này, bản thân ông cho biết, trong thời gian cách ly, tất cả các hoạt động đều chiếu theo yêu cầu phòng chống dịch bệnh để thực hiện, ông không hiểu vì sao lại có thể bị lây nhiễm.
Ông cũng nói, từ khi dịch bệnh bùng phát, người thân bạn bè bị cư dân mạng công kích trên quy mô lớn, ông thường xuyên nhận được điện thoại quấy rối, thông tin cá nhân cũng bị phơi bày ra, liên tiếp bị mắng chửi, chửi rủa. Điều này đã tạo thành khủng hoảng tâm lý và tổn thương tinh thần vô cùng lớn cho người nhà, hiện tại họ đã không thể có được cuộc sống bình thường.
Ông kêu gọi, “Không có ai muốn trở ca nhiễm, cũng không có ai muốn trở thành người lây truyền dịch bệnh. Dịch bệnh quay trở lại, chúng tôi cũng là người bị hại, chúng tôi cũng là người vô tội, về việc thông tin bị tiết lộ, tôi càng không thể chấp nhận được, tôi không có bất cứ điều gì che giấu, hy vọng có thể nhanh chóng tìm ra được nguồn gốc của lần dịch bệnh này.”
Xuất hiện hiệu ứng ADE?
Do lần dịch bệnh này vẫn tiếp tục lan rộng, hơn nữa người xác nhận lây nhiễm có nhiều người là giáo viên và học sinh tiểu học, trung học, và cả công nhân các nhà máy, do đó chính quyền đã kiến nghị mở rộng phạm vi tiêm chủng để phòng ngừa virus lây lan.
Theo “Báo cáo tin tức Kinh tế thế kỷ 21” đưa tin, đến ngày 15/9, vượt quá 170 triệu liều vắc-xin đã được tiêm cho nhóm người từ 12 – 17 tuổi ở Trung Quốc, mức độ phủ là 95.287 triệu người. Trong đó tình hình dịch bệnh tại Phúc Kiến, theo Bộ Giáo dục tiết lộ, đến ngày 15/9, tỷ lệ tiêm 2 mũi cho giáo viên và sinh viên và nhân viên trên 18 tuổi trong hệ thống giáo dục đã vượt quá 85%; tỷ lệ tiêm chủng 2 mũi đối với học sinh từ 12 – 17 tuổi đạt 91%. Mặc dù vậy, nhưng dịch bệnh tại địa phương vẫn lây lan nhanh.
Gần đây có cư dân mạng đăng bài viết trên Weibo rằng, dịch bệnh tại Phúc Kiến đã xuất hiện hiệu ứng ADE.
Theo Wikipedia, hiện tượng ADE (tăng cường phụ thuộc vào kháng thể, antibody dependent enhancement), là chỉ về việc sau khi một số kháng thể dưới mức tối ưu (thường là kháng thể không trung hòa có thể liên kết với virus) liên kết với virus, không những không thể ngăn virus xâm nhập vào tế bào người mà còn tăng cường virus lây nhiễm sang các tế bào miễn dịch, thúc đẩy sự nhân lên của virus trong cơ thể, làm trầm trọng thêm mức độ bệnh hoặc gây ra các dấu hiệu bổ sung nghiêm trọng hơn.
Bài viết chỉ ra, tỉnh Phúc Kiến có “Tỷ lệ tiêm chủng cao như thế này, nhưng lại không thể tạo được bình phong miễn dịch, vẫn bị biến chủng Delta tấn công. Khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao trên cả nước là Tiên Du thành phố Phủ Điền, có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất.” Do đó, tác giả bài viết này cho rằng 100% là hiệu ứng ADE. “Trước đây Thụy Điển có tỷ lệ tiêm chủng 96,2%, không có bình phong miễn dịch, vẫn bị nhiễm biến chủng Delta, Phúc Kiến cũng là phiên bản giống như thế.”
福建疫情出现ADE了。厦门接种疫苗近90%,莆田仙游92%,瑞丽96.92%,如此高的疫苗接种率都没建立起免疫屏障,病毒逃逸突破。变种Delta病毒侵袭福建。记得一位科学家说过,在病毒大流行期间,这么多人在短时间内同时接种疫苗,是从来没有过的事情。很容易出现ADE。高叫为高百分比打疫苗者,可以休矣! pic.twitter.com/moUo8LZVYV
— 李隽 (@juanli324) September 16, 2021
Thông tin này đã khiến ngoại giới chú ý. Có cư dân mạng chia sẻ bài viết này và nói, “Tôi nhớ một nhà khoa học nói rằng, trong thời gian virus lưu hành, nhiều người như thế này tiêm chủng trong thời gian ngắn, là việc chưa từng có trước đây. Rất dễ xuất hiện ADE.”
Cũng có cư dân mạng cho biết, “Miễn dịch quần thể? Đó toàn là cái cớ để những người gọi là chuyên gia thúc đẩy tiêm vắc-xin. Sự thực chứng minh cơ bản không có miễn dịch quần thể.” “Ban đầu nói rằng trên 70% người nhiễm virus xong thì sẽ sinh ra miễn dịch quần thể. Về sau điều này đã bị người ta dùng để thúc đẩy tiêm vắc-xin.” “Vắc-xin vô hiệu hoặc căn bản không có tác dụng là nguyên nhân chủ yếu, số liệu thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin Trung Quốc ở nước ngoài cho thấy hiệu quả chưa được 50%”.
Trong thời điểm dịch bệnh ở Trung Quốc Đại Lục bùng phát trở lại hiện nay, có rất nhiều video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy những người đang bình thường đột nhiên ngã xuống đất, bất tỉnh tại nơi công cộng mà không rõ lý do, những người này đều đã tiêm vắc-xin nội địa. Tuy nhiên, có một số người xuất hiện tình huống khẩn cấp, nhưng dưới sự duy trì ổn định của chính quyền nên không tìm được “nguyên nhân”.
染新冠未必會死, 打中共病毒疫苗是不是死亡風險更大?!😱🧐 pic.twitter.com/jmCb1Cmpel
— 小明 (@yulin18494807) September 18, 2021
(Nội dung tweet: Nhiễm virus corona mới chưa chắc đã chết, tiêm vắc-xin rủi ro tử vong lại càng lớn hơn!?)
公交司机打疫苗后发病,或是报复社会? pic.twitter.com/hJ9LV7mQVn
— 冷山时评 (@lengshanshipin) September 18, 2021
(Nội dung tweet: Tài xế xe bus phát bệnh sau khi tiêm vắc-xin, có lẽ là do trả thù xã hội?)
Trí Đạt (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa Phúc Kiến COVID-19 hiện tượng ADE.