Gần đây, vụ việc các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc và mất tích đã xảy ra ở nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) coi việc đàn áp Pháp Luân Công là ưu tiên hàng đầu, và tiếp tục thực hiện các biện pháp mới để tăng cường bức hại.

Phap Luan Cong 1
Cảnh sát ĐCSTQ bắt cóc các học viên Pháp Luân Công mà không bị trừng phạt. (Ảnh: Minghui.org)

Ngày 10/7/2024, ấn phẩm chính trị của Mỹ The Diplomat đã đăng bài báo “25 năm trôi qua, Pháp Luân Công vẫn nằm trọn trong tầm ngắm đàn áp của Bắc Kinh”

Bài viết tuyên bố, ĐCSTQ liên kết cuộc đàn áp Pháp Luân Công với “an ninh chính trị quốc gia” (như một mối đe dọa đối với chế độ của họ), và thường xuyên đưa ra các biện pháp mới để củng cố cuộc đàn áp kéo dài này.

Gần đây, Minghui.org đưa tin, nhiều học viên Pháp Luân Công ở Vũ Hán bị cảnh sát địa phương bí mật bắt cóc và mất tích.

Ông Hoàng Khắc Minh là phó giáo sư tại Trường Toán và Thống kê tại Đại học Vũ Hán. Ông và vợ là bà Bành Thụy Lâm đều là học viên Pháp Luân Công và đều 72 tuổi.

6h chiều ngày 12/12/2023, hai vợ chồng ông bị bắt cóc và đưa đến Đồn cảnh sát Lạc Già Sơn. 2h sáng hôm sau, cảnh sát đưa ông Hoàng Khắc Minh về nhà và lục soát nhà họ, lấy đi các vật phẩm về Pháp Luân Công. 11h sáng ngày hôm đó, ông Hoàng Khắc Minh được cho về nhà do nguyên nhân sức khỏe.

Tối ngày 13/12/2023, gia đình được thông báo rằng bà Bành Thụy Lâm đã bị đưa đến trung tâm tẩy não quận Vũ Xương. Ông Hoàng Khắc Minh lại bị bắt cóc vào ngày 11/1/2024.

Khoảng ngày 23/4 năm nay, con gái ông Hoàng Khắc Minh, học viên Pháp Luân Công có tên Hoàng Lập Vũ, đột nhiên biến mất khi đang tìm kiếm cha mẹ mất tích.

Người ta suy đoán rằng cô đã bị bắt cóc bí mật bởi các đặc vụ của “Phòng 610” (một tổ chức bất hợp pháp chuyên đàn áp Pháp Luân Công), Cảnh sát An ninh Quốc gia hoặc Sở cảnh sát Lạc Già Sơn. Đến nay, 3 thành viên trong gia đình này vẫn bặt vô âm tín.

Bà Nhậm Chí Mai, 67 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công ở Bạch Sa Châu, thành phố Vũ Hán. Ngày 26/4, bà bị tố cáo khi đang giải thích sự thật về Pháp Luân Công trước một trường tiểu học. Sau đó bà bị đưa đến một lớp tẩy não, hiện chưa rõ tung tích.

Bà Tiêu Ánh Tuyết, 54 tuổi, là cựu công chức tại Cục Công nghiệp và Thương mại quận Kiều Khẩu của thành phố Vũ Hán. Ngày 7/6, bà bị 7 cảnh sát từ Đồn cảnh sát Hàn Gia Đôn ở quận Kiều Khẩu và nhân viên cộng đồng đưa đến trại tạm giam. Khi bà bị giam giữ 15 ngày, gia đình bà đến đón và được biết bà đã bị bí mật chuyển đi và không còn tin tức gì kể từ đó.

Ngày 20/6, học viên Pháp Luân Công Trần Tĩnh từ khu dân cư Cô Tẩu Thụ ở thành phố Vũ Hán, bị cảnh sát bắt cóc khỏi nhà, hiện vẫn chưa rõ tung tích.

10h sáng ngày 25/6, bà Dương Dục Trân, học viên Pháp Luân Công ở quận Hán Dương, thành phố Vũ Hán, bị cảnh sát bắt cóc khỏi nhà và đưa đến một trại tạm giam. Một nguồn tin cho biết, bà đã được chuyển đến lớp tẩy não, nhưng không rõ đang ở đâu.

Tình trạng nêu trên ở Vũ Hán không phải là hiện tượng cá biệt. Từ đầu năm đến nay, các học viên Pháp Luân Công lần lượt bị bắt cóc và biến mất ở nhiều khu vực khác nhau.

Ví dụ, ngày 28/6, học viên Pháp Luân Công Dương Tiểu Cần ở huyện Thần Khê, tỉnh Hồ Nam, ở độ tuổi 60, đã bị vu oan khi đang nói sự thật về Pháp Luân Công, và bị cảnh sát địa phương bắt cóc, kể từ đó cũng bặt vô âm tín.

Tối ngày 6/6, học viên Pháp Luân Công Tiêu Ngọc Hà ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, bị cảnh sát từ Cục Công an Côn Minh và phân Cục Công an quận Quan Độ bắt cóc và lục soát, sau đó biến mất.

Ngày 30/4, học viên Pháp Luân Công Dương Tác Lâm 57 tuổi đến từ Trùng Khánh, Tứ Xuyên, đã bị bắt cóc tại nhà và không còn tin tức gì kể từ đó.

Vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4, học viên Pháp Luân Công Tả Anh Ái ở Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, bị bắt cóc từ một ngôi nhà thuê tại Bình Xương, Đại Cảng, hiện không rõ tung tích.

Ngày 11/4, đồn cảnh sát ở thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông đã bắt cóc các học viên Pháp Luân Công và lục soát nhà của họ trên khắp thành phố. Học viên Pháp Luân Công Lý Vĩ từ khu dân cư Vệ Quốc Uyển ở Giang Bắc, quận Huệ Thành bị bắt cóc, hiện bặt vô âm tín.

Tháng 1 năm nay, học viên Pháp Luân Công Trần Học Phân ở thành phố Chư Thành, tỉnh Sơn Đông, bị theo dõi vì phát tán tài liệu giảng sự thật về Pháp Luân Công. Bà bị Cảnh sát An ninh Quốc gia Chư Thành bắt cóc tại nhà và mất tích kể từ đó.

Ngày 16/6/2024, Cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Trung Quốc lần thứ 39 được tổ chức tại Trùng Khánh. Ngày 17/6, Liên minh Châu Âu đã ban hành một tuyên bố, kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp nhân quyền, và trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công đang bị cầm tù.

Tuyên bố này đặc biệt đề cập đến học viên Pháp Luân Công, họa sĩ Bắc Kinh Hứa Na. Năm nay bà 56 tuổi. Trong thời bùng phát đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), bà đã bị bắt cóc vì đăng cảnh đường phố bị phong tỏa ở Bắc Kinh.

Ngày 14/1/2022, bà bị kết án trái pháp luật 8 năm tù. Tháng 11/2023, bà bị chuyển đến Lớp số 10, Khu thứ 3, Nhà tù nữ Bắc Kinh, rồi đột ngột rời khỏi đó, hiện chưa rõ tung tích.

Khiến các học viên Pháp Luân Công lần lượt bị “mất tích” liệu có phải là biện pháp mới do ĐCSTQ đưa ra nhằm đàn áp Pháp Luân Công?

Ngày 6/12/2023, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp công bố một báo cáo nghiên cứu vào có tênNghiên cứu: Các quan chức hàng đầu của Trung Quốc coi việc đàn áp Pháp Luân Công là trọng tâm để duy trì an ninh của chế độ.

Theo báo cáo, kể từ năm 2017 các báo cáo công việc, các bài phát biểu và chỉ thị từ ít nhất 12 tỉnh ở Trung Quốc Đại Lục cho thấy, ĐCSTQ coi việc đàn áp Pháp Luân Công là ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo trung ương và chính quyền địa phương.

Báo cáo điều tra cũng đề cập, ngày 15/4/2021, tại cuộc họp báo về “Ngày Giáo dục An ninh Quốc gia” của ĐCSTQ Bộ Công an đã báo cáo “những thành tựu và triển vọng cho tương lai” trong việc bảo vệ “an ninh chính trị” của đất nước trong 7 năm qua.

Mục tiêu thực thi chính sách hàng đầu được đề cập trong báo cáo cuộc họp là Pháp Luân Công và các nhóm tôn giáo bị cấm khác, với trọng tâm “chuyển đổi giáo dục theo chiều sâu”.

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp tin rằng những tuyên bố của về việc leo thang cuộc đàn áp Pháp Luân Công của giới chức có liên quan trực tiếp đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngày càng gia tăng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, bao gồm việc giam giữ tùy tiện hàng loạt, tra tấn và ngược đãi dẫn đến tử vong khi bị giam giữ.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí The Diplomat, người phụ trách trung tâm chỉ ra rằng: “Việc ĐCSTQ tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công chẳng khác nào thừa nhận rằng những nỗ lực tiêu diệt Pháp Luân Công của họ đã hoàn toàn thất bại”.

Ngày 25/6/2024, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông quaDự luật bảo vệ Pháp Luân Công. Dự luật yêu cầu, một trong những chính sách của Hoa Kỳ là vạch trần cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Dự luật cũng yêu cầu Hoa Kỳ giúp chấm dứt hoạt động thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người ở Trung Quốc tham gia và hỗ trợ hoạt động thu hoạch nội tạng.

Screenshot 2024 07 02 at 7.08.33 AM
Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công. (Ảnh chụp màn hình)

Pháp Luân Công là một công pháp tu luyện tính mệnh song tu của Phật gia, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, gồm 5 bài công pháp với động tác đẹp mắt, có tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe.

Trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 đến 100 triệu người, vượt quá số lượng đảng viên ĐCSTQ. Ngày 20/7/1999. Vì ghen tị và sợ hãi, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp tiêu diệt.

Sau cuộc đàn áp, các trại giam, trại lao động và nhà tù các cấp của ĐCSTQ đã sử dụng hàng trăm phương thức tra tấn đối với các học viên Pháp Luân Công kiên định tu luyện, như đánh đập, sốc điện, đốt, làm bỏng bằng nước sôi, bàn là, đóng băng, nhà tù nước, “áo trói”, “ghế cọp”, “giường người chết”, rắn độc cắn, xâm hại tình dục…

Trong số đó, các hình thức đánh đập dã man bao gồm đánh đập bằng chùy, khóa dây, thắt lưng và các dụng cụ tra tấn khác. Những thủ đoạn bức hại tâm thần gồm tiêm thuốc độc, trộn thuốc độc vào cơm, hạ độc nước…

Bình Minh (t/h)