Mục tiêu trừng phạt tiếp theo của Mỹ là Lật Chiến Thư, Vương Hỗ Ninh và Tập Cận Bình?
- Chấn Vũ
- •
Lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với 14 cán bộ cấp cao liên quan đến Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông trong năm nay, có ý nghĩa trừng phạt nhắm vào các quan chức cấp thứ trưởng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung, lệnh này đã phá vỡ mức trần trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các quan chức cấp cao ở Trung Quốc, tức là đây là mức cao nhất chưa từng có trước đây.
Hôm thứ Hai (7/12), Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 14 ủy viên Thường vụ Quốc hội Trung Quốc. Người đầu tiên trong danh sách đen này là ông Vương Thần (Wang Chen), ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Sáu người còn lại là ủy viên Trung ương ĐCSTQ, gồm Tào Kiến Minh (Cao Jianming), Trương Xuân Hiền (Zhang Chunxian), Thẩm Diệu Diệu (Shen Yueyue), Cát Bính Hiên (Ji Bingxuan), Ngải Lực Canh (Ai Ligeng), Y Danh Ba Hải (Yiming Bahai) và Vương Đông Minh (Wang Dongming); sáu người còn lại đều các lãnh đạo của các đảng dân chủ: Vạn Ngạc Tương (Wan Exiang), Trần Trúc (Chen Zhu), Đinh Trọng Lễ (Ding Zhongli), Hách Minh Kim (Hao Mingjin), Thái Đạt Phong (Cai Dafeng) và Vũ Duy Hoa (Wu Weihua). Những người này đều ở cấp phó quốc gia, và cũng là quan chức cấp cao nhất của ĐCSTQ đang bị Hoa Kỳ trừng phạt.
Trong số đó, cái tên nổi bật Vương Thần, là Phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giữ chức vụ chính thức là ủy viên của Bộ Chính trị. Mỗi nhiệm kỳ có 25 ủy viên Bộ Chính trị. Vì vậy, ông Vương Thần là thành viên của 25 nhà tài phiệt và cũng là thân tín của ông Tập Cận Bình. Ông Vương Thần đã phụ trách hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ trong một thời gian dài, từng phụ trách tờ Quang Minh Nhật báo và Nhân dân Nhật báo, là Thứ trưởng bộ Thông tin & Truyền thông, sau này là cánh tay phải của ông Vương Hộ Ninh.
Hai quan chức cấp cao khác là Tào Kiến Minh và Trương Xuân Hiền, đều là thân tín cũ của Bộ trưởng Chu Vĩnh Khang. Hai người này do sóng gió chính trị mà đã được sắp xếp về “dưỡng lão”, tưởng rằng sẽ có thể hạ cánh êm đẹp, nào ngờ lại bị lật kèo vì dính đến vấn đề Hồng Kông. Ông Tào Kiến Minh là Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, sau đó giữ chức Phó ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ xếp sau ông Vương Thần. Vợ ông Tào là bà Vương Tiểu Nha (Wang Xiaoya), người dẫn chương trình CCTV, từng có quan hệ bất chính với Chu Cường, chánh án tối cao sau bị Tập Cận Bình loại khỏi bộ chính trị. Trương Xuân Hiền từng là Bí thư khu tự trị Tân Cương, tuy nhiên, ông Tập cho rằng sự điều hành mềm dẻo của ông Trương ở Tân Cương đã gây ra cục diện chính trị hủ hại hiện nay, do đó ông đã bị thuyên chuyển sang một vị trí nhàn rỗi. Điều đáng nói là vợ của Trương Xuân Hiền là bà Lý Tu Bình (Li Xiuping), người phụ trách chương trình Phát thanh Tin tức của ĐCSTQ.
Lệnh trừng phạt 14 cán bộ cấp cao liên quan đến Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông trong năm nay, có ý nghĩa trừng phạt nhắm vào các quan chức cấp thứ trưởng trong đảng (Lưu ý: Theo quy định của ĐCSTQ, cấp thứ trưởng có thể được cơ cấu lên làm lãnh đạo đảng và nhà nước). Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung, lệnh này đã phá vỡ mức trần trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các quan chức cấp cao ở Trung Quốc, tức là đây là mức cao nhất chưa từng có trước đây.
Các biện pháp trừng phạt đối với cấp phó chính quyền đảng bao gồm:
Thứ nhất, lần lượt hạn chế visa đối với người nhà của các đảng viên, hủy bỏ visa 10 năm, rút ngắn thời gian lưu trú tối thiểu từ 6 tháng xuống 1 tháng;
Thứ hai, hủy bỏ 5 hoạt động giao lưu văn hóa trá hình nhằm mục đích để ĐCSTQ đã thâm nhập vào các tổ chức ở Hoa Kỳ;
Thứ ba, trừng phạt một số quan chức cấp cao ở Hồng Kông, và thông qua “Đạo luật Tự do và Lựa chọn của Người dân Hồng Kông” (Hong Kong People’s Freedom and Choice Act).
ĐCSTQ đang choáng váng trước loạt trừng phạt này. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đổi giọng ngoại giao “chiến lang” và kêu gọi Hoa Kỳ – Trung Quốc củng cố lòng tin lẫn nhau. Bà Hoa Xuân Oánh tức giận “nhảy dựng lên”, cho rằng các biện pháp trừng phạt này là “hết sức vô lý”, “cậy mạnh quá đáng”, “phí công vô ích”, “điên cuồng tồi tệ”. Có thể thấy rằng đợt trừng phạt này đã khiến các quan chức cấp cao của ĐCSTQ bị bất ngờ và thiếu các biện pháp đối phó.
Có hai thông điệp quan trọng đằng sau các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Lần này, các lệnh trừng phạt nhắm vào các thành viên Bộ Chính trị. Mặc dù lệnh trừng phạt là đang đánh vào Nhân đại Trung Quốc – cơ quan “hữu danh vô thực” ĐCSTQ, nhưng các lệnh trừng phạt trong tương lai có thể áp dụng với thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ngay cả khi Hoa Kỳ sẽ không thực hiện ngay các biện pháp trừng phạt nhằm vào chính ông Tập Cận Bình, nhưng lấy Hồng Kông làm ví dụ, nếu nền dân chủ của đặc khu này trở lên tồi tệ hơn nữa, rất khó để loại trừ các biện pháp trừng phạt đối với Ban Thường vụ ĐCSTQ, cụ thể là Chủ tịch Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Lật Chiến Thư và Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Vương Hộ Ninh.
Ông Lật Chiến Thư cùng ông Tập có quan hệ gần gũi suốt hơn 30 năm, từ khi ông Tập làm Bí thư huyện Chính Đình, tỉnh Hồ Bắc còn ông Lật quản lý huyện Vụ Ấp kế bên hồi thập niên 1980. Và người còn lại, ông Vương Hộ Ninh là người đúc kết triết lý điều hành đất nước cho ông Tập Cận Bình. Đồng thời, cả hai đều trực tiếp chịu trách nhiệm về các vấn đề của Hồng Kông. Có thể nói, các lệnh trừng phạt đang hướng về ông Tập Cận Bình và rất khó để dừng lại.
Một thông điệp quan trọng khác là quyền lợi của các cấp phó nhà nước mà đại diện là ông Vương Thần, cùng gia đình của họ ở Hoa Kỳ có thể không còn được đảm bảo. Hình thức xử phạt này đủ khiến các thành viên bao gồm cả Ban Thường vụ hoang mang tột độ. Thử tưởng tượng, mục đích cả đời làm quan chức ở Trung Quốc là gì? Chẳng phải là để trở thành các “lõa quan” (bản thân ở Trung Quốc Đại Lục làm quan, người nhà như vợ con đều ra nước ngoài), kiếm tiền để đưa vợ con và tình nhân đến Mỹ để hưởng thụ sự thịnh vượng của Hoa Kỳ sao? Các biện pháp trừng phạt được đưa ra sẽ loại bỏ họ, hay chính là loại bỏ “đường lui” của các quan chức. Sự an toàn của tiền bạc của của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ không còn có thể được đảm bảo.
Có lẽ bởi vì bầu cử Hoa Kỳ vẫn còn trong thời kỳ căng thẳng, tin tức về các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ cũng bị lu mờ đi mất, do đó có tương đối ít cuộc thảo luận trong nước Trung Quốc.
Ngay tại thời điểm cuộc bầu cử còn đang hồi gay cấn, nhưng nhóm của Tổng thống Trump đã có thể tấn công mạnh mẽ vào ĐCSTQ. Động thái này rất đáng được ghi nhận. Tổng thống Trump cũng sử dụng điều này để biểu thị chủ quyền và cảnh cáo ĐCSTQ đừng nên thực hiện thêm bất kỳ động thái nhỏ nào nữa. Ngoài ra, cách hành động của Hoa Kỳ về cơ bản đã phá vỡ mọi khả năng cải thiện quan hệ Trung-Mỹ. Đồng thời, Hoa Kỳ đã “ra đòn” trước thời hạn và đó lại là một cú đánh lớn, cho thấy rằng các lệnh trừng phạt trong tương lai sẽ chỉ có thể là cứng rắn hơn.
Chấn Vũ
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Vương Hỗ Ninh Lật Chiến Thư Dòng sự kiện trừng phạt quan chức Trung Quốc