Mỹ là “đại bản doanh” của quan chức cấp cao và du học sinh Trung Quốc?
- Trí Đạt
- •
Ngày 28/3/2019, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin cho biết, căn cứ vào dữ liệu được Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố có thể thấy, năm 2018, du học sinh Trung Quốc ra nước ngoài học tập lên đến 662.100 người, trong đó du học tự túc là 596.300 người.
Còn theo báo cáo “Open Doors 2018” của Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Mỹ (IIE), số du học sinh đến Mỹ học tập trong năm 2018 đạt 1,095 triệu người, trong đó Trung Quốc 9 năm liền có số du học sinh đông nhất. Số lượng du học sinh Trung Quốc lên đến 360.000 người, chiếm khoảng 32% tổng số lượng du học sinh quốc tế. Nói cách khác, hơn một nửa số du học sinh Trung Quốc chọn điểm đến là Mỹ.
Mặc dù năm 2018 bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, chính phủ Mỹ bắt đầu thắt chặt chính sách đối với du học sinh Trung Quốc đến Mỹ, hơn nữa chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã chuyển hướng toàn diện, quan hệ Trung – Mỹ về tổng thể có khuynh hướng căng thẳng. Tuy nhiên, thông tin này từ Bộ Giáo dục Trung Quốc vẫn cho thấy rõ, “đại bản doanh” của du học sinh Trung Quốc vẫn là nước Mỹ.
Không chỉ có du học sinh Trung Quốc, mà “sân sau” và “đại bản doanh” của các quan chức cấp cao của Trung Quốc cũng là nước Mỹ.
Năm 2017, một người phụ nữ gốc Hoa tên Lý Phàm Ni (Li Fanni) liên quan đến tội mưu sát, mẹ của Lý Phàm Ni là Lý Kế Hồng (Li Jihong) đã nộp số tiền bảo lãnh 4 triệu Đô la Mỹ (USD) tiền mặt và bất động sản trị giá 62 triệu USD cho tòa án trong một lần để bảo lãnh con mình ra. Theo tài một Tiến sĩ quân sự nổi tiếng tại Trung Quốc Đại lục có tài khoản Weibo “Kito nghe nhìn” tiết lộ: Lý Kế Hồng là em gái ruột của Thượng tướng, cựu Chủ nhiệm Bộ Tổng Chính trị Quân ủy Trung ương Lý Kế Nại.
Nước Mỹ là lựa chọn đầu tiên để các quan chức tham ô tham nhũng của Trung Quốc đào tẩu, theo truyền thông ngoài Trung Quốc đưa tin, có hơn khoảng 7000 tham quan của Trung Quốc ẩn náu tại Mỹ, số tiền tham ô mà họ mang đến Mỹ lên đến 336 tỉ USD.
Theo tài liệu công khai, cháu trai của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân là Giang Chí Thành sinh tại Mỹ và mang quốc tịch Mỹ. Năm 2011, trên Weibo từng có một thông tin tiết lộ (nhưng sau đó đã nhanh chóng bị xóa bỏ): Chính phủ Mỹ thống kê, 74,5% con của các quan chức Trung Quốc từ cấp bộ và ngang bộ trở lên có Thẻ xanh của Mỹ hoặc thân phận công dân Mỹ, thế hệ cháu của các quan chức này có thân phận công dân Mỹ chiếm 91% hoặc hơn.
Năm 2010, Bộ An ninh Nội địa Mỹ bông bố số liệu di dân niên giám 2009, trong đó nói chi tiết về việc trong 10 năm qua, số người Trung Quốc nhập quốc tịch Mỹ trở thành công dân Mỹ mỗi năm đều tăng mạnh. Từ năm 2000 – 2009, có tổng cộng 349.450 người Trung Quốc trở thành công dân Mỹ. Trong số những người này còn có vợ chồng Trương Kiến Quốc là con trai của cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trương Vạn Niên, họ sống trong một khu cao cấp dành cho người giàu ở ngoại ô New York.
Đại bản doanh của quan chức cấp cao Trung Quốc là ở Mỹ. Đây cũng là lý do vì sao năm ngoái sau khi Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ đồng thời tuyên bố thực thi chế tài đối với Bộ phát triển trang bị quân đội Trung Quốc và Bộ trưởng của bộ này là ông Lý Thượng Phúc, đóng băng tài sản của Bộ phát triển trang bị và của ông Lý Thượng Phúc tại Mỹ thuộc quản hạt của Bộ Tư Pháp Mỹ, thì Trung Quốc lại phản ứng kịch liệt. Làm sao mà quan chức cấp cao Trung Quốc không lo lắng khi con đường an thân cuối cùng và đường lui của họ bị cắt đứt?
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa du học sinh Trung Quốc Quan chức Trung Quốc Bộ Giáo dục Trung Quốc