Ngoại giao Trung Quốc liên tục thất bại, lối thoát ở đâu?
- Trí Đạt
- •
Gần đây hai nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã liên tục thất bại trong hai hoạt động ngoại giao. Truyền thông Mỹ có phân tích rằng, Bắc Kinh bị khốn đốn vì tình hình chính trị trong nước, đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, từ thái độ cứng rắn hiện tại của hai bên Trung Quốc và Mỹ cho thấy Hội nghị thượng đỉnh Trung – Mỹ sắp tới khó đạt được kết quả.
Ông Tập Cận Bình tại Hội nghị APEC 2018 (Ảnh Getty Images)
“Cơ chế đa phương” mà Trung Quốc chỉ đạo đã bị Mỹ phá vỡ?
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thất bại trong việc thúc đẩy “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực” (RCEP) để có thể đạt được vào cuối năm nay.
Sau đó, tại Hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng bị những lời chỉ trích gay gắt từ Phó Tổng thống Mỹ Pence. Ông Pence tiếp tục lên án thủ đoạn thương mại không lành mạnh của Bắc Kinh, châm biếm nặng nề “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Trong bài phát biểu, ông Pence nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ đoàn kết các đồng minh của mình để cạnh tranh với “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) để giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
Chiều ngược lại, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng cứng giọng chỉ trích Mỹ, nhấn mạnh rằng “bất kể chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng hay chiến tranh thương mại đều không có bên nào thắng”.
Một số tổ chức truyền thông nước ngoài đưa tin rằng, đa số các nước tham gia hội nghị đã bày tỏ sự không hài lòng với chính sách thương mại của ĐCSTQ, vì Trung Quốc quyết liệt chống lại Thông cáo Chung Hội nghị lên án Bắc Kinh, dẫn đến lần đầu tiên trong lịch sử Hội nghị thượng đỉnh APEC không ra được Thông cáo Chung. Trong khi có học giả Trung Quốc nhận định rằng, việc Bắc Kinh liên tục chịu thất bại trong ngoại giao cho thấy “cơ chế đa phương” mà Trung Quốc chỉ đạo đã bị Mỹ phá vỡ, Bắc Kinh đã rơi vào tình trạng bị động.
Tuy nhiên, nhìn từ những ngôn từ cứng rắn mà Bắc Kinh không ngừng đưa ra cho thấy trong việc tìm một giải pháp cho cuộc chiến thương mại Trung Quốc vẫn còn khó khăn để chịu hạ mình, vì thế Hội đàm Trump – Tập cuối tháng này khó có khả năng đạt được thành quả gì.
Pence và Trump người đánh kẻ xoa, giới chức Trung Quốc ở thế lưỡng nan
Tuần trước, Bắc Kinh đã đệ trình một danh sách nhượng bộ tới Mỹ bao gồm 142 vấn đề, nhưng bị cáo buộc không có gì mới và thiếu sự chân thành. Theo nguồn tin, mặc dù Trung Quốc đã có những thỏa hiệp nhất định nhưng chỉ giới hạn ở các vấn đề thứ yếu, né tránh các vấn đề chính, vì thế Mỹ đã không chấp nhận danh sách các nhượng bộ mà phía Trung Quốc đệ trình, bước tiếp theo có thể là tiếp tục tăng các biện pháp trừng phạt chống lại Bắc Kinh.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Ross tiết lộ, tình trạng này trong ngắn hạn rất khó khăn để hai bên đạt được thỏa thuận toàn diện, chính phủ Mỹ đã lên kế hoạch tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ đô la Mỹ hàng Trung Quốc từ tháng 01/2019. Văn phòng Bộ Thương mại Mỹ cũng công khai tuyên bố rằng, họ đã có kế hoạch tiếp tục tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc còn lại trị giá 267 tỷ đô la Mỹ. Còn Phó Tổng thống Mỹ Pence cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh không có nhượng bộ đáng kể gì trong chính sách thương mại và vấn đề Biển Đông, Mỹ sẽ gây áp lực hơn nữa lên Bắc Kinh trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và chính trị, sẽ mở ra một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Ngày 19/11, Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn lời phân tích của học giả Trung Quốc cho biết, trong những năm gần đây Bắc Kinh đã không ngừng nỗ lực kích động “tình cảm dân tộc”, vì thế chuyện Trung Quốc phải chịu hạ mình trước sức ép của Mỹ lần này chưa hẳn là chuyện tốt trong vấn đề xoa dịu xung đột, có thể tình trạng giới chức Bắc Kinh bị mất thể diện sẽ khiến căng thẳng giữa hai bên trở nên khó giải quyết hơn.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Trump dù phê phán danh sách nhượng bộ của Trung Quốc đã bỏ qua một số mặt hàng quan trọng, nhưng lại tuyên bố rằng “có thể ông không còn cần thiết phải tiếp tục áp đặt thuế quan” chống Trung Quốc.
Một số hãng truyền thông Pháp đề cập đến trạng thái khác nhau “người đánh kẻ xoa” trong phát ngôn của Trump và Pence, mục đích là để Trung Quốc có thêm những nhượng bộ đáng kể hơn, đây là chiến thuật đàm phán xưa nay của Trump. Trong khi một số cơ quan truyền thông Mỹ thì đề cập đến chính sách kinh tế hiện nay của Bắc Kinh, trong đó có “Made in China 2025” đã gắn liền với đường lối chính trị được ĐCSTQ xác lập, nếu chịu chấp nhận thay đổi tận gốc rễ thì đồng nghĩa giới lãnh đạo tối cao Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với rủi ro chính trị nguy hiểm. Từ thực tế này, rất khó để Bắc Kinh thực sự thỏa hiệp được với Washington, trong tình thế không thuận lợi thì Bắc Kinh lại áp dụng các chiến thuật theo kiểu trì hoãn.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Mike Pence chiến tranh thương mại APEC 2018 Tập Cận Bình Donald Trump