Cập nhật mới về chính sách dùng để đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc
- Bảo Minh
- •
Cơ quan pháp lý cao nhất của chính quyền Trung Quốc vừa ban hành Diễn giải mới về luật áp dụng trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã từng được cập nhật năm 1999, 2001 và 2002. Cùng với việc chính quyền ông Tập Cận Bình đã có một số bước đi cho thấy dường như là tránh xa khỏi cuộc đàn áp, thì hành động pháp lý mới này không nói lên được ý nghĩa gì rõ ràng.
Điều 300 trong Luật Hình sự Trung Quốc đoạn “sử dụng “tà giáo” để phá hoại việc thực thi pháp luật” được áp dụng chính để truy tố những người tập Pháp Luân Công. Diễn giải từ Viện Kiểm sát và Tòa án Tối cao nhằm hướng dẫn các cơ quan tư pháp trong việc áp dụng Điều 300 để xử lý các trường hợp bị cho là “tà giáo”.
Phiên bản 2017 của Diễn giải Điều 300 giữ lại hầu hết nội dung cũ, nhưng phần “sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin” được thêm vào một điều lệ mới về việc phát tán tài liệu “tà giáo” qua internet. Diễn giải cũng đề nghị “khoan hồng đặc biệt” đối với những thành viên của “tà giáo” chịu từ bỏ đức tin; phiên bản trước đó chỉ kêu gọi cơ quan hành pháp làm nhẹ bản án hoặc bỏ hình phạt.
Pháp Luân Công hay còn gọi Pháp Luân Đại Pháp là một môn khí công tu Phật cổ xưa của Trung Quốc truyền dạy các bài tập nhẹ nhàng và hướng dẫn môn sinh thực hành nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” trong cuộc sống. Kể từ khi cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp vào năm 1999, nhân viên an ninh Trung Quốc đã bắt giữ những người đi phát tờ rơi, đĩa DVD giải thích sự thật về cuộc đàn áp hoặc chỉ đơn giản là mang theo máy nghe nhạc kỹ thuật số có lưu nhạc của Pháp Luân Công. Các công tố viên sau đó sử dụng những thứ này làm “bằng chứng” để quy kết họ vi phạm Điều 300 và kết án tù dài đối với họ.
Hầu hết các cuộc khủng bố đều không được thực hiện qua các kênh pháp lý. Những người tập Pháp Luân Công phần lớn bị giam giữ tại các trại cưỡng bức lao động, một hệ thống giam giữ ngoài vòng pháp luật được sử dụng để trừng phạt tù nhân chính trị mà không đưa ra xét xử. Có đến 80% người bị giam giữ trong trại lao động nữ Bắc Kinh là người tập Pháp Luân Công, theo một điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 2012.
Những người tập Pháp Luân Công bị giam giữ tại các cơ sở và trung tâm tẩy não có nguy cơ bị giết để lấy nội tạng khi còn đang sống. Theo các nhà nghiên cứu và điều tra độc lập, chính quyền Trung Quốc thực hiện hàng chục ngàn ca cấy ghép mỗi năm, phần lớn số nội tạng cấy ghép là thu hoạch từ những người tập Pháp Luân Công trong quá trình giam giữ này. Mổ cướp nội tạng được thực hiện bởi chính quyền Trung Quốc đã chính thức bị lên án bởi Hạ viện Hoa Kỳ và Quốc hội Châu Âu.
>> Xem thêm: Sự thật về mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc
Dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, chính quyền dường như đã dần dẹp bỏ các phương tiện dùng để đàn áp Pháp Luân Công. Một trong những chính sách đầu tiên của ông Tập là chính thức đóng cửa hệ thống trại cưỡng bức lao động. Năm ngoái, các bệnh viện quân đội tham gia vào việc mổ cướp nội tạng người tập Pháp Luân Công thông báo rằng sẽ từ bỏ các lợi ích kinh doanh, trong đó có hàng trăm “dự án hợp tác y tế”.
Chính quyền ông Tập cũng có những động thái cho thấy đang cân nhắc lại lập trường của chế độ đối với Pháp Luân Công. Một số tòa án địa phương, trạm cảnh sát và viện kiểm sát đã từ chối buộc tội người bị bắt giữ. Một công tố viên thậm chí còn ghi vào hồ sơ nói rằng nhà nước không có bất kỳ luật hay quy chế nào nói rằng Pháp Luân Công là một “tà giáo”.
Tuy nhiên, Diễn giải mới, nếu không có gì khác thì chỉ làm rõ hơn rằng chế độ này không từ bỏ cuộc đàn áp đối với quần thể người tập Pháp Luân Công.
Theo ông Yiyang Xia, giám đốc cấp cao về nghiên cứu và chính sách thuộc tổ chức Luật Nhân Quyền có trụ sở tại Washington D.C., Điều 300 và Diễn giải của luật này là không hợp lệ vì chúng mâu thuẫn với Điều 36 của Hiến pháp Trung Quốc. Điều 36 đảm bảo quyền tự do tôn giáo của công dân Trung Quốc. Xia nói thêm rằng khi chính quyền sử dụng luật pháp để nhằm vào những người tập Pháp Luân Công, đây “không phải là thực thi pháp luật, mà nhằm duy trì cuộc đàn áp chính trị cưỡng ép này”.
Xia tiếp tục, chính quyền Trung Quốc cũng thiếu căn cứ pháp lý để xác định như thế nào là “tà giáo”. Do đó, “Viện Kiểm sát và Tòa án Tối cao không có thẩm quyền để xác định các “tà giáo” trong Diễn giải, các cơ quan khác càng không có thẩm quyền cao bằng để làm điều đó”.
Ông Yiyang Xia lưu ý rằng hành động giảm nhẹ hình phạt cho những ai từ bỏ các tổ chức “tà giáo” cho thấy rõ rằng hình phạt “không dựa trên tội ác nhưng trên niềm tin tôn giáo”.
“Luật pháp không bao giờ được áp dụng dưới chế độ của Đảng Cộng sản Trung Quốc“, ông Xia kết luận nhắm vào sự chuyên chế của quy tắc Đảng trong chế độ.
Bảo Minh
Xem thêm:
Từ khóa đàn áp Pháp Luân Công Pháp Luân Công Mổ cướp nội tạng Tập Cận Bình