Khi kỷ niệm 35 năm vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đang đến gần, “Các bà mẹ Thiên An Môn” – một nhóm thành viên gia đình của nạn nhân, đã đưa ra một bức thư ngỏ, nhắc lại 3 yêu cầu của họ, gồm tiết lộ sự thật, bồi thường và chịu trách nhiệm, đồng thời một lần nữa kêu gọi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đối thoại với họ về các vấn đề liên quan.

Thien An Mon 1
Các camera an ninh đặt trước cổng Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 8/11/2013. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Theo báo cáo của CNA (Thông tấn xã Trung ương Đài Loan) ngày 31/5, trang web chính thức của “Các bà mẹ Thiên An Môn” đã đăng một bức thư ngỏ có tên “Kỷ niệm 35 năm vụ thảm sát ngày 4/6/1989”.

Bức thư nói rằng 35 năm sau, chính phủ vẫn im lặng. Trong lịch sử tóm tắt trên Internet của ĐCSTQ, nguyên nhân của vụ thảm sát này là do phong trào sinh viên năm 1989 gây ra. Các bà mẹ không thể chấp nhận hay dung túng những lời lẽ đổi trắng thay đen và phớt lờ sự thật này.

Bức thư ngỏ đề cập rằng trong phong trào sinh viên do cái chết của Hồ Diệu Bang gây ra. Các khẩu hiệu mà sinh viên nêu ra là chống tham nhũng của quan chức. Đồng thời, họ yêu cầu công bố tài sản cá nhân của các quan chức, để người dân có quyền giám sát.

Những yêu cầu này đã thu hút được sự hưởng ứng và ủng hộ rộng rãi từ mọi tầng lớp xã hội. Người dân có thiện chí và mong muốn bày tỏ nguyện vọng của mình với chính phủ bằng cách này. Họ hy vọng chính phủ có thể lắng nghe những yêu cầu của người dân và thấy được một chính phủ liêm khiết, trung thực.

“Chẳng phải chính phủ hiện tại cũng đang chống tham nhũng và đang thảo luận về đề xuất ‘quan chức phải công bố tài sản’ tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc hay sao?”

“Các bà mẹ Thiên An Môn” chỉ ra rằng kể từ ngày 4/6/1989, chính phủ đã phớt lờ những yêu cầu chính đáng của người thân các nạn nhân vô tội trong vụ thảm sát ngày 4/6, và tiếp tục can thiệp vào cuộc sống bình thường của người thân các nạn nhân bằng nhiều cách khác nhau.

Chính phủ luôn tuyên truyền, nhấn mạnh và thực hiện nguyên tắc quản lý đất nước theo pháp luật, đặt người dân lên hàng đầu. Tuy nhiên, lời kêu gọi của người thân các nạn nhân ngày 4/6 đã bị phớt lờ. Điều này hoàn toàn đi chệch khỏi triết lý chủ đạo là tôn trọng quyền tối cao của con người và cuộc sống.

Thư ngỏ nhắc lại 3 yêu cầu, gồm công bố danh sách và số người thiệt mạng trong vụ việc; bồi thường thỏa đáng cho các nạn nhân ngày 4/6 và người thân của họ theo quy định của pháp luật; điều tra trách nhiệm pháp lý của những người chịu trách nhiệm về vụ việc theo thủ tục pháp lý.

Bức thư ngỏ nêu rõ, một lần nữa chân thành kêu gọi ông Tập Cận Bình và chính phủ, rằng chính phủ hãy đối thoại với họ về các vấn đề liên quan.

Vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 là một sự kiện lịch sử và thảm kịch không thể tránh khỏi. Chính phủ Trung Quốc phải đối mặt và phải giải thích cho người dân biết. Một số người trong chính phủ khi đó phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi giết hại bừa bãi những người dân vô tội.

Cuối cùng, “Các bà mẹ Thiên An Môn” cho biết hơn 35 năm qua, họ đã phải chịu đựng nỗi đau mất đi người thân. Nhiều bậc cha mẹ mất con đã qua đời, họ đã ra đi với niềm tiếc nuối vô tận. Nếu chính phủ có thành ý đưa thảm kịch này vào chương trình nghị sự, thì đây sẽ là niềm an ủi lớn nhất cho những bậc cha mẹ còn sống.

Theo CNA, bức thư ngỏ có chữ ký của 114 người nhà của nạn nhân vụ thảm sát ngày 4/6/1989 và danh sách 73 người đã thiệt mạng được đính kèm.

Về vấn đề này, trong một cuộc phỏng vấn với Đài Châu Á Tự do, ông Tằng Kiện Nguyên, Giám đốc điều hành của Đại học Dân chủ Trung Hoa tại Đài Loan, cho biết yêu cầu của sinh viên Bắc Kinh không đi chệch khỏi định hướng chung là “cải cách và mở cửa” do Đặng Tiểu Bình đề xuất.

Sau khi ông Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ, ông cũng từng suy ngẫm về công và tội của ĐCSTQ. Ông nói: “Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự suy ngẫm về sự kiện ngày 4/6. Tôi nghĩ ĐCSTQ nên có đủ tự tin để đối mặt với vấn đề này.”

Ông cho biết, 35 năm đã trôi qua kể từ vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, tất cả đều là chuyện của thế kỷ và thế hệ trước. Hiện giờ phải đối mặt và xem xét lại, xin lỗi và bồi thường cho các học sinh và những người vô tội bị bắn chết vào thời điểm đó, đồng thời truy cứu trách nhiệm với những người chịu có trách nhiệm.

“Tôi không nghĩ Tập Cận Bình cần phải gánh vác trách nhiệm lịch sử mà Đặng Tiểu Bình để lại.”

Trong 35 năm qua, ĐCSTQ đã cố gắng xóa bỏ ký ức về Thảm sát Thiên An Môn (4/6/1989), nhưng những người có trách nhiệm xã hội ý thức rõ rằng những bài học lịch sử luôn có giá trị giúp khai mở tương lai, nên sẽ không để những bài học này bị lãng quên.

Ngọn nến tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn đã cháy suốt 30 năm tại Công viên Victoria ở Hồng Kông cũng bị ĐCSTQ dập tắt sau khi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông được thực thi.

“Thảm sát Thiên An Môn” vẫn là một trong những chủ đề bị kiểm duyệt chặt chẽ nhất trên Internet ở Trung Quốc. Hàng năm vào ngày 4/6, gia đình các nạn nhân cũng bị chính quyền sách nhiễu. Sự kiện này cũng góp phần khiến số lượng người Trung Quốc kiên cường chống lại ĐCSTQ tăng cao, bởi họ đã tận mắt chứng kiến ​​sự tàn bạo của ĐCSTQ.

Súng của “binh lính từ nhân dân” lại có thể nhắm bắn vào những người biểu tình ôn hòa tay không vũ khí. Xe tăng lẽ ra chỉ được dùng cho chiến tranh chống lại quân xâm lược lại được dùng để đè bẹp những người dân vô tội. Từ đó họ càng củng cố quyết tâm đấu tranh chống lại chế độ độc tài toàn trị này đến cùng.

Bình Minh (t/h)