Ông Tập Cận Bình đưa ra yêu cầu lãnh thổ với láng giềng
- Hoàng Quân
- •
Gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức đưa ra yêu cầu về lãnh thổ với Tajikistan. Động thái này khiến cho giới truyền thông Nga (và cả truyền thông tiếng Nga tại Tajikistan) quan tâm. Một số nhà phân tích Nga cho rằng Trung Quốc có thể sẽ yêu cầu trả lại phần lãnh thổ đã bán rẻ cho các nước láng giềng và Liên Bang Nga trong thời kỳ cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân cầm quyền.
Trung Quốc đưa ra yêu cầu lãnh thổ tới Tajikistan
Theo Đài Phát thanh Á Châu Tự do, ngày 19/5 trên trang “Eurasia Daily” (Moscow) cho biết, truyền thông Nga đang liên tục đăng lại một bài báo có tựa đề “Trung Quốc yêu cầu lãnh thổ với Tajikistan”. Theo bài viết, Trung Quốc và Tajikistan lần nữa xuất hiện tranh luận về vấn đề lãnh thổ, không loại trừ khả năng Tajikistan có thể phải một lần nữa bàn giao lãnh thổ cho phía Trung Quốc.
Bài viết cho rằng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Tajikistan đã từng xảy ra từ năm 2013, nhưng vào cuối năm 2016, nhiều học giả Trung Quốc lần nữa đề xuất yêu cầu tiến hành khảo sát nhiều phần lãnh thổ của Tajikistan lên chính phủ, họ cho rằng phần lãnh thổ đó trong lịch sử vốn thuộc về Trung Quốc.
Bài viết cho biết, vào năm 2016, Viện Khoa học Lịch sử Tajikistan đã tranh luận cùng với Trung Quốc về vấn đề này, hai bên nảy sinh tranh chấp. Các chuyên gia Trung Quốc đề nghị triển khai nghiên cứu khoa học, và xác nhận rằng nhiều phần lãnh thổ ở Trung Á bao gồm một phần lãnh thổ của Tajikistan trong lịch sử là thuộc về Trung Quốc.
Sau khi tranh luận, các học giả Trung Quốc đề xuất tiến hành khai quật khảo cổ tại nơi tranh chấp giữa Trung Quốc và Tajikistan. Đại học Công nghiệp Tây Bắc tại Tây An Trung Quốc đề xuất tài trợ toàn bộ chi phí. Dự án bao gồm phiên dịch 6 cuốn “Lịch sử dân tộc Tajikistan” và khai quật khảo cổ để tìm bằng chứng lãnh thổ thuộc về Trung Quốc.
Bài viết phân tích rằng mục đích của Bắc Kinh không nhất định là muốn lấy lại cái gọi là công bằng lịch sử. Chủ yếu là vì trên vùng lãnh thổ tranh chấp đó có tài nguyên khoáng sản và mỏ vàng phong phú.
Ông Giang Trạch Dân đã bán 96,5% lãnh thổ tranh chấp
Trước đó, một số kênh truyền thông đã công bố dữ liệu lịch sử bán nước của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân. Dữ liệu cho thấy rằng khi không có bất cứ áp lực bên ngoài nào, ông Giang đã ký nhiều thỏa thuận bán rẻ lãnh thổ Trung Quốc cho nước láng giềng.
Trong đó, vào năm 2002, ông Giang Trạch Dân đã ký kết nhiều thỏa thuận, cắt nhượng 27.000 km2 đất vùng Pamir, và Tajikistan nhận được 96,5% lãnh thổ tranh chấp, trong khi Trung Quốc chỉ nhận được 1000 km2 đất.
Bài viết trên cho rằng, các nhà khảo cổ, nhà lịch sử học và các học giả của Tajikistan lo lắng rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ đạt được mục đích của riêng họ, và Tajikistan lại lần nữa phải trả lại phần lãnh thổ của mình cho Trung Quốc, đặc biệt là khi hiện nay nước láng giềng này nắm lợi thế tuyệt đối về kinh tế và chính trị.
Nga cũng lo lắng bị Trung Quốc đòi lại phần lãnh thổ đã chuyển giao
Khi ông Giang Trạch Dân còn cầm quyền đã nhiều lần bán rẻ lãnh thổ Trung Quốc, ngoài việc bán cho Tajikistan, còn cắt nhượng một lượng lớn đất cho Nga.
Năm 1999, ông Giang Trạch Dân đã ký thỏa thuận với Nga, đem lãnh thổ Trung Quốc hơn một triệu km2 đất, tương đương với tổng diện tích của 3 tỉnh Đông Bắc, cũng tương đương với hàng chục lần diện tích Đài Loan chuyển giao cho Nga. Thậm chí đáng chú ý hơn là năm 2002, ông này vì muốn lấy lòng Nga mà hạ lệnh lùi Bộ đội Biên phòng về 500 km.
Bài báo trên còn cho biết, xã hội Nga cũng có nhiều giả thuyết về việc bị Trung Quốc uy hiếp, trong đó có một lập luận là “Trung Quốc sớm hay muộn sẽ đề xuất yêu cầu lấy lại phần lãnh thổ bị chiếm đoạt”.
Thời gian gần đây, một nhà Hán học nổi tiếng người Nga, tiến sĩ lịch sử học, Giáo sư Alexey Maslov nhận xét về vấn đề này như sau: “Hiện tại truyền thông nhà nước của Trung Quốc chưa có bất cứ yêu cầu chính thức với Nga để lấy lại phần lãnh thổ bị chiếm đoạt, nhưng toàn bộ xã hội đó đều không quên những phần lãnh thổ bị chiếm này, toàn bộ dân tộc đó đều có ký ức vô cùng mạnh mẽ đối với lịch sử này”.
Trong một cuộc khảo sát, từ khi thành lập ĐCSTQ đến nay, số liệu tổng diện tích lãnh thổ Đại Lục do chính phủ công bố luôn luôn là 9,6 triệu km2, lãnh thổ biển là 3 triệu km2. Tuy nhiên, theo “Sách Dữ kiện Thế giới” (CIA World Factbook) tính toán, hiện nay diện tích đất Trung Quốc thực tế kiểm soát chỉ có 9.326.410 km2, và diện tích mặt nước chỉ có 270.550 km2.
Hoàng Quân
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Giang Trạch Dân Lãnh thổ Trung Quốc