Quan chức Quảng Đông vừa “ngã ngựa” từng tích cực bức hại Pháp Luân Công
- Minghui.org
- •
Theo thông tin từ tỉnh Quảng Đông ngày 11/5, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh Quảng Đông Giang Khải Hâm (Jiang Kaixin) bị xem xét kỷ luật và giám sát điều tra.
Giang Khải Hâm, người Phổ Ninh tỉnh Quảng Đông, sinh tháng 4/1965. Tháng 4/2006, được bổ nhiệm làm Phó cục trưởng, Ủy viên Đảng ủy Cục Công an thành phố Yết Dương; năm 2011, giữ Phó thị trưởng thành phố Sán Đầu kiêm Cục trưởng Cục Công an; năm 2014, được điều động làm Phó thị trưởng thành phố Phật Sơn, Cục trưởng Cục Công an; năm 2017; điều động giữ chức Phó Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh Quảng Đông cho đến khi bị điều tra.
Trước khi gia nhập Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Quảng Đông, Giang Khải Hâm đã làm việc trong hệ thống an ninh công cộng trong 26 năm và là một trong những người chịu trách nhiệm chính về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của cảnh sát địa phương.
Từ ngày 20/7/1999, khi tập đoàn Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, Giang Khải Hâm nhậm chức tại chi đội cảnh sát hình sự thành phố Yết Dương, đã dốc sức trong bức hại Pháp Luân Công, sử dụng các thủ đoạn như theo dõi, nghe lén, giám sát, tùy tiện bắt bớ, giam giữ, dùng cực hình, quấy nhiễu, lục soát nhà, bắt có, cưỡng chế đưa đến lớp tẩy não, để bức hại và ngược đãi người tập Pháp Luân Công tại địa phương.
Dưới đây là một số sự thực phạm tội bức hại Pháp Luân Công của Giang Khải Hâm.
Tội trạng khi nhậm chức tại Cục Công an thành phố Yết Dương
Ngô Tĩnh Phương bị cảnh sát ngược đãi sát hại
Khoảng 12 giờ đêm ngày 31/1/2001, học viên Pháp Luân Công Ngô Tĩnh Phương và 3 học viên khác ở thôn Trại Nội, (trấn Khúc Khê, huyện Yết Đông, thành phố Yết Dương), đang nghỉ ngơi ở nhà thuê trong khu vực thành phố. Đột nhiên nghe thấy tiếng động mạnh, cửa bị đá văng ra, gần 10 cảnh sát mặc đồng phục đen ập vào, vừa hét to vừa dùng đèn pin soi.
Cô Ngô Tĩnh Phương và 4 người từ hai phòng khác nhau lần lượt bị đẩy ra ngoài và bị đeo còng tay. Thấy cảnh sát để sách Pháp Luân Công trên mặt đất ở phòng khách và muốn chụp ảnh, cô Ngô Tĩnh Phương nói: “Đây là sách Đại Pháp của chúng tôi.”
Vừa nói dứt lời, cảnh sát dùng đèn pin đánh đá đập cô, đặc biệt là đập vào đầu gối và xương dưới đầu gối cô. Cô bị đau đến nỗi quỳ xuống, nhưng cảnh sát vẫn không ngừng tay.
Cảnh sát không lấy được bất cứ thông tin nào từ cô Ngô Tĩnh Phương, nên càng tức giận và cùng nhau hành hung, thẩm vấn phi pháp cô trong thời gian dài.
Chưa đến 10 ngày, cô Ngô Tĩnh Phương bị cảnh sát ngược đãi đến chết tại trại tạm giam, ngày 11/4 cùng năm cô bị bí mật hỏa táng.
Tuyệt thực 20 ngày, cô Hoàng Tố Quân bị bức hại đến chết
Ngày 23/3/2002, học viên Pháp Luân Công Hoàng Tố Quân đang phát tài liệu nói sự thật về Pháp Luân Công tại trấn Tiên Kiều, quận Dung Thành, thì bị cảnh sát bắt cóc, bị đưa đến Trại tạm giam số 1 thành phố Yết Dương.
Ngày 18/5, cô bắt đầu tuyệt thực để kháng nghị việc bị giam giữ phi pháp. Cảnh sát không lấy được bất cứ khẩu cung nào của cô, nên đã cưỡng chế bức thực cô.
Ngày 11/6, khi cô Hoàng Tố Quân tiếp tục bị hôn mê thì trại tạm giam mới đưa cô về nhà. Chồng cô gọi bác sĩ đến, bác sĩ bảo nhanh chóng đưa cô đến bệnh viện. Do suy nhược quá độ, nên ngày 15/6 cô đã ra đi mang theo nỗi oan ức.
Tội ác bức hại khi làm Phó thị trưởng thành phố Sán Đầu và Cục trưởng Cục Công an thành phố
Khoảng hơn 1:00 chiều ngày 23/2/2013, học viên Pháp Luân Công tại thành phố Sán Đầu là Vương Hiệp đang lái xe, đột nhiên bị lực lượng an ninh thành phố Sán Đầu và khu Long Hồ mai phục ở hai bên đường lái xe cảnh sát ra chặn lại và bắt cóc ông.
Tại lớp tẩy não, cảnh sát luân phiên thẩm vấn ông Vương Hiệp, không cho ông ngủ suốt 13 đêm, buộc ông phải thừa nhận cái gọi là “tội chứng”. Cảnh sát dọa ông, nói rằng người nhà của ông đang nằm trong tay cảnh sát.
Khoảng 3:00 chiều trong cùng ngày ông bị bắt cóc, hơn 30 người của cục công an Sán Đầu, Cục Công an quận Đăng Hải, “Phòng 610”, cơ quan an ninh nội địa, đến nhà ông lục soát.
Sau khi ông Vương Hiệp bị bắt cóc, cảnh sát cố ý không nói tung tích của ông cho người nhà ông. Người nhà đi khắp nơi tìm kiếm, hơn 10 ngày sau mới biết ông bị giam giữ ở lớp tẩy não Sán Đầu.
Ngày 1/11, tòa án quận Đăng Hải thành phố Sán Đầu tuyên án ông 3 năm 6 tháng tù.
Tội ác bức hại khi làm Phó thị trưởng thành phố Phật Sơn, Cục trưởng Cục công an thành phố
Chỉ trong tháng 9 – 11/2015, dưới sự chỉ huy, thao túng của Cục Công an thành phố Phật Sơn, cảnh sát quận Thuận Đức thành phố Phật Sơn đã bắt có hơn 10 người tập Pháp Luân Công.
Trong đó có những học viên Pháp Luân Công như Trương Sĩ Trân bị kết án 8 năm tù, Long Tuyết Mai 1 năm tù (hoãn thi hành án), Lý Diễm Minh 3 năm, Hồ Nhã Đình 2,5 năm, Lôi Mẫn 2 năm, Thi Thu Cúc 1,5 năm.
Tội ác bức hại Pháp Luân Công khi làm Phó Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh Quảng Đông
Năm 2020, Đảng Cộng sản Trung Quốc cưỡng bức người tập Pháp Luân Công từ bỏ tập luyện, Ủy ban Chính trị Pháp luật Quảng Đông chỉ huy trái pháp luật người của các cơ quan như công an, ủy ban cư dân đến từng nhà người tập Pháp Luân Công gõ cửa dọa nạt, quấy nhiễu, cưỡng bức họ ký tên vào cái gọi là “đơn cam kết” từ bỏ tu luyện. Đối với những người không từ bỏ tu luyện, thì sẽ gia tăng bức hại, thực hiện lục soát, bắt bớ, cưỡng chế đưa đến lớp tẩy não.
Ông Lý Vinh Phong, 74 tuổi, là một người tập Pháp Luân Công ở thành phố Sán Đầu, ngày 8/7/2019, ông bị cảnh sát bắt cóc và giam giữ phi pháp, sau đó bị kết án phi pháp 1 năm tù. Ông Lý Vinh Phong bị giam giữ phi pháp tại trại giam quận Triều Dương gần một năm thì ông tuyệt thực kháng nghị, đến ngày 20/6/2020, ông ra đi trong nỗi oan ức.
Trên đây chỉ là một số trường hợp bị bức hại, Giang Khải Hâm phải chịu trách nhiệm về tội ác đối với những người tập Pháp Luân Công bị bức hại trong các nhiệm kỳ khác nhau của ông ta.
Theo Minghui.org
Xem thêm:
Từ khóa Pháp Luân Công Giang Trạch Dân Cuộc đàn áp Pháp Luân Công Dòng sự kiện