Sinh viên Trung Quốc biểu tình, Bộ Giáo dục: Đề phòng thế lực nước ngoài can thiệp
- Cổ Đình
- •
Các cuộc biểu tình tự phát của sinh viên đại học và người dân ở nhiều thành phố ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh, Thành Đô, Vũ Hán, v.v, đã gây sốc cho người dân cả trong và ngoài nước. Các sinh viên ở Thượng Hải và Tứ Xuyên tiết lộ rằng hôm Chủ nhật (27/11), Bộ Giáo dục Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp các bí thư và hiệu trưởng các trường cao đẳng và đại học trên cả nước, yêu cầu tất cả các trường giáo dục bậc cao này làm tốt công tác tư tưởng cho sinh viên và ngăn chặn nghiêm ngặt sinh viên liên lạc với nhau, nhất là ngăn chặn các thế lực bên ngoài can thiệp.
Mấy ngày qua, sinh viên đại học và cư dân cộng đồng ở nhiều thành phố của Trung Quốc như Urumqi, Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Thành Đô và Trùng Khánh đã phát động các cuộc biểu tình quy mô lớn. Các cuộc biểu tình lan rộng khắp Trung Quốc, trong đó 2 nơi Bắc Kinh và Thượng Hải là dữ dội nhất. Cô Lý, một người làm truyền thông, tốt nghiệp khoa Báo chí của Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào sáng thứ Hai (28/11) cho biết các cơ quan liên quan của Bộ Giáo dục đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp đối với “lãnh đạo cao nhất” của các trường giáo dục bậc cao trên cả nước ngày trước, yêu cầu làm tốt công tác tư tưởng đối với sinh viên, lấy phương pháp thực tiễn khả thi để khơi thông cho sinh viên.
Cô cho biết: “Chiều Chủ nhật này, hiệu trưởng của tất cả các trường đại học trên cả nước, chủ yếu là bí thư đảng ủy, đã được triệu tập họp khẩn cấp và các biện pháp kiểm soát tạm thời đã được triển khai, bao gồm yêu cầu sinh viên về nhà sớm. Vì Đại học Thanh Hoa đã khá ồn ào tương đối dữ dội, nhưng đến sáng sớm, các trường đại học trên cả nước không có động tĩnh gì. Ở Thượng Hải thì có rất nhiều người đã tự phát tham gia (biểu tình) ngày hôm qua.”
强烈关注,清华大学学生现在正在进行的抗议集会,高呼”民主法制,表达自由“,国歌,国际歌。
习近平号称在此读书,中共控制最严的学校白天抗议,这是目前全球抗议运动的又一次升级。
一个女生手持白纸引发的抗议,带动众多学生参加,显示此刻人民的心声。#FreeChina #sitongbridge pic.twitter.com/vjHmLXGmjy— 周锋锁 Fengsuo Zhou (@ZhouFengSuo) November 27, 2022
Ông Lý, một công chức đã nghỉ hưu quê ở Thượng Hải hiện đang cư trú ở Bắc Kinh, nói với phóng viên của RFA vào Chủ nhật: “Bây giờ dư luận đầy bất bình. Sinh viên của Đại học Thanh Hoa cũng đang náo động. Một số sinh viên đang phản đối, có nhiều học giả đã đã ‘đứng lên’. Đại học Thanh Hoa có hàng trăm sinh viên giơ biểu ngữ đòi tự do. Trên đường Urumqi ở Thượng Hải cũng có, và ở Thâm Quyến cũng vậy. Hiện tại các hoạt động biểu tình đang nở rộ khắp nơi, và sinh viên từ khắp nơi trên đất nước phải liên kết lại với nhau, và cư dân trong cộng đồng phải vùng lên (phản kháng), không chừng sẽ bùng nổ. Bây giờ người dân ở tầng lớp thấp không còn cách nào để sinh sống (không còn sinh kế do phong tỏa) thì chi bằng đấu tranh để có thể tiếp tục sống.”
Các trường giáo dục bậc cao trên toàn quốc họp khẩn để đưa ra biện pháp ứng phó
Ngay sau cuộc họp duy trì sự ổn định trong hệ thống giáo dục của Trung Quốc vào Chủ nhật, chính quyền đã yêu cầu các trường cao đẳng và đại học trên cả nước cho sinh viên về quê sớm đón Tết. Theo báo cáo, Đại học Thanh Hoa đã mở 12 tuyến xe đặc biệt miễn phí sớm vào thứ Ba (29/11), đưa sinh viên trực tiếp đến ga tàu hỏa Tây Bắc Kinh, ga tàu hỏa Bắc Kinh, ga Nam Bắc Kinh, ga Triều Dương, ga Phong Đài, cũng như Sân bay Thủ đô và Sân bay Đại Hưng.
Ông Phùng Hàn (Feng Han), một học giả đã nghỉ hưu từ Đại học Quý Châu, người đã trải qua phong trào sinh viên năm 1989, nói với RFA rằng hành động của sinh viên đại học và công dân ở Thượng Hải lần này thật đáng ngưỡng mộ: “Yêu cầu của lần kháng nghị này là cần thở, cần ăn, cần sống, cần nhân quyền, cần tự do, không muốn cái gọi là xét nghiệm axit nucleic. Thực chất là chống đàn áp, chống áp bức, chống độc tài. Phong trào năm 1989 là chống tham nhũng, diệt nạn mua quan bán chức. Lần này lý do chính là người dân đã phải chịu đựng sự đè nén bức bách trong một thời gian dài, đã 3 năm (bị phong tỏa và kiểm soát), và nhiều người thậm chí không có cơm để ăn. Chính quyền đã chạm vào phô mai cơ bản của người bình thường, khiến họ không thể làm việc bình thường, không thể sinh sống bình thường, thế thì sẽ xảy ra vấn đề thôi.”
Ông cho rằng dù phong trào có thể tiếp diễn được hay không, thì nó cũng đã quyết định sự thịnh suy của chính quyền tương lai: “Lòng dân ủng hộ hay phản đối đã quyết định sự thịnh suy của giang sơn của họ (chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc), nếu những người Trung Quốc hiền lành như thế này, người dân ngoan ngoãn như thế này, có thể tưởng tượng chính phủ bất tài và hủ bại đến mức độ thế nào. Người dân Trung Quốc xưa nay chỉ cần có cơm ăn sẽ không tạo phản, hiện giờ chính quyền không cho người ta con đường sống, ngay cả đi cũng không được nữa.”
Cư dân có trải nghiệm sâu sắc trong 3 năm phong tỏa vì dịch bệnh
Ông Mã Tụ (Ma Ju), một nhà bình luận kỳ cựu hiện đang cư trú tại Mỹ, cho rằng trong 3 năm trải nghiệm biện pháp phong tỏa phòng chống dịch bệnh, người dân ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc cảm thấy rằng các biện pháp “zero COVID” của chính quyền là trái với khoa học và kiến thức cơ bản thông thường. Ông nói, “Người dân thông qua sự thống khổ của chính mình, cảm giác bị tước đoạt, cho đến phản ứng tập thể sau khi của cải vật chất ban đầu hoặc được tích lũy qua hàng chục năm cải cách mở cửa và cả cơ hội đều bị mất, khiến mọi người nhận thức được một chính quyền được tạo ra bởi sự dối trá, và dối trá đi kèm với mọi thứ. Đây là một điểm giới hạn, đúng lúc gặp phải trận hỏa hoạn ở Urumqi nên đã dẫn đến sự phẫn nộ của mọi người.”
Ông Mã Tụ nói rằng người dân ở các nơi khác nhau có yêu cầu khác nhau. Các cuộc biểu tình ở Thượng Hải do những người trẻ sinh ra trong thập niên 1990 chiếm đa số, trong khi các cuộc biểu tình của sinh viên ở Bắc Kinh, Nam Kinh và Thiên Tân là vì tự do dân chủ, và để tưởng niệm các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Urumqi. Hơn nữa, cư dân ở các thành phố khác như Vũ Hán đã phản đối để tồn tại. Ông cho biết tương lai sẽ phụ thuộc vào việc liệu lòng can đảm của người dân có thể vượt qua nỗi sợ hãi hay không.
Dư luận tin rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ không nới lỏng kiểm soát dịch bệnh vì các cuộc biểu tình của sinh viên và người dân. Trong những giờ đầu tiên của ngày thứ Hai (28/11) tuần này, Tân Hoa Xã đã đưa ra 3 bài bình luận liên tiếp. Theo đó chỉ ra rằng tình hình càng nghiêm trọng và phức tạp, thì càng phải giữ vững kiên định chiến lược. Một ngày trước đó, tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ cũng đã đăng 2 bài báo liên tiếp, nêu rõ việc chống lại dịch bệnh một cách nhanh chóng và chính xác. Bài bình luận thời sự của của Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng “3 kiên định không lay động” là vũ khí thần kỳ để giành chiến thắng.
Cổ Đình, RFA
Từ khóa biểu tình ở Trung Quốc sinh viên Trung Quốc Zero COVID