Gần đây, kênh truyền hình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát sóng một chương trình đã tiết lộ rằng, trong chiến dịch chống tham nhũng Sky Net, tại Đại Lục đã tiến hành lắp đặt hơn 20 triệu camera giám sát được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), nhấn mạnh thêm nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho người dân. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng loại camera giám sát này không coi việc bảo vệ người dân là mục đích mà chính là kiểm soát.

9CTG8F7100AP0001
(Ảnh: NetEase)

Ngày 23/9, kênh CCTV2 trong chương trình “Trung Quốc huy hoàng” đã tiết lộ, tại trung tâm dữ liệu của Sở Công an Tô Châu, có một chiếc màn hình lớn, trên đó là hình ảnh chụp từ các camera giám sát đặt trên các đường phố. Chương trình này đưa tin: “Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới camera lớn nhất thế giới, với hơn 20 triệu camera, còn gọi là chiến dịch Sky Net nhằm giám sát bảo vệ người dân.”

Trên thực tế, loại camera giám sát này không coi việc bảo vệ người dân là mục đích chính. (Ảnh: NetEase)

“Đơn cử như ở nhà chúng tôi, phía trước nhà có ít nhất 4-5 chiếc camera, tại cổng vào khu vực chúng tôi cũng có tới 30 chiếc camera. Chúng tôi hễ đi ra ngoài, nói chuyện gì với ai, họ từng thời khắc đều thấy rõ hết.” Con gái của ông Vương Anh Cường đã nói với phóng viên Epoch Times, ĐCSTQ thiết lập hệ thống camera chủ yếu là để khống chế kiểm soát người dân, nhưng khi lợi ích của người dân bị tổn hại, cần phải lấy nội dung video làm bằng chứng, thì các quan chức lại thường trả lời rằng camera bị hỏng hoặc gặp lỗi nào đó bất thường.

“Mấy ngày trước, xảy ra ẩu đả ở trước nhà, tôi đã đi báo cảnh sát, nhờ cảnh sát xử lý, nhưng kết quả là đồn cảnh sát không có người, sau đó khi có người đến, thì nói rằng không có cách nào chứng minh được người nhà tôi bị kẻ xấu đánh. Tôi yêu cầu họ xem lại đoạn video giám sát, thì họ trả lời rằng camera đã bị hỏng rồi,” con gái của ông Vương Anh Cường nói thêm.

Cô nói thêm, ở Trung Quốc rất nhiều người gặp phải sự tình này, và không ít người lo ngại về việc tăng cường hệ thống camera này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của họ nhiều hơn.

Tiết mục trên CCTV2 còn còn giới thiệu màn hình dữ liệu tại Sở Công an Tô Châu, trên màn hình là dày đặc những dữ liệu, còn giới thiệu một nữ cảnh sát tên là Thang Thiến, trên điện thoại của cô ta có cả dữ liệu và mô hình thu nhỏ từng ngôi nhà trong khu vực, bao gồm cả hệ thống giao thông. Chương trình này không ngớt lời ca ngợi hệ thống camera hiện đại này có thể đảm bảo trị an và mang đến nhiều lợi ích cho người dân.

Theo hình ảnh ghi lại, ngay khi có người xuất hiện trên màn hình dữ liệu, một số hộp thoại sẽ bật lên bên cạnh để hiển thị chi tiết về độ tuổi, giới tính và màu sắc của quần áo họ đang mặc. Công nghệ này cũng có thể xác định chuẩn xác các chủng loại, màu sắc xe ô tô tham gia giao thông, thậm chí còn chụp ảnh cận cảnh người lái xe… Nhiều chuyên gia công nghệ thông tin còn khẳng định công nghệ camera giám sát này đã sử dụng hệ thống nhận dạng khuôn mặt tối tân nhất.

Mặc dù phía cơ quan chức năng tuyên bố hệ thống giám sát này có thể khởi tác dụng to lớn trong việc truy bắt tội phạm, nhưng cư dân mạng thì đồng loạt cáo buộc Sky Net vi phạm quyền riêng tư cá nhân, đặc biệt là trong một số trung tâm thương mại, camera thậm chí còn được đặt trong phòng thay đồ.

Ông Triệu Viễn Minh, một chuyên gia luật cao cấp tại Úc khẳng định, hệ thống camera này kỳ thực được thiết lập để ĐCSTQ có thể kiểm soát người dân chặt chẽ hơn nữa, chứ thực tế nó không thể giải quyết được vấn đề tội phạm quốc gia.

“Trung Quốc từ sau Cách mạng Văn hóa, kinh tế dù phát triển, nhưng ai ai cũng chỉ nghĩ đến tiền, không còn khái niệm về đạo đức truyền thống nữa, tỷ lệ tội phạm tăng cao chưa từng có. Việc thiết lập hệ thống camera này khó có thể giải quyết được vấn đề tận gốc, để kiểm soát tội phạm thì cần phải giáo dục con người, truyền giảng văn hóa truyền thống và giúp con người có đức tin,” ông Triệu cho hay.

Màn hình phân tích dữ liệu hệ thống camera giám sát đường phố ở Trung Quốc:

Minh Ngọc

Xem thêm: