Tôn Chính Tài rớt đài chỉ là mở màn, mục tiêu thực sự là Trương Đức Giang
- Thành Đô
- •
Gần đây kênh truyền thông Hồng Kông tiết lộ về nội tình sự kiện ông Tôn Chính Tài bị rớt đài. Theo đó, việc hạ bệ ông Tôn Chính Tài chỉ là khúc dạo đầu, ông Trương Đức Giang – Ủy viên Thường ủy đương nhiệm phe Giang Trạch Dân mới là mục tiêu thực sự mà ông Tập Cận Bình muốn đánh đổ. Vì chịu liên đới cho vụ án của ông Tôn, ông Trương Đức Giang có thể trở thành Chu Vĩnh Khang thứ hai.
Tạp chí tiếng Trung số tháng 8 của Hồng Kông tiết lộ, đầu năm nay, tổ kiểm tra của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tuần tra các địa khu như Trùng Khánh, qua đó bộc lộ rõ sự bất lực (của các cán bộ đương nhiệm Trùng Khánh) trong việc thanh trừ những độc tố còn sót lại của Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân. Trước việc này, có một quan chức cấp quốc gia đã lên tiếng: “Điều này thật không công bằng, là tấn công đột ngột. Ban đầu khi ông Tôn Chính Tài kiêm nhiệm vị trí Bí thư Trùng Khánh, lời phát biểu là do Ủy ban Thường ủy Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ thẩm định. Bên trong lại không hề có mục nào nói về “‘thanh trừ độc tố của Vương và Bạc’”.
Bài viết phân tích, vị quan chức đứng ra bênh vực cho Tôn Chính Tài, nhiều khả năng sẽ là ông Trương Đức Giang.
Một nhân sĩ trong giới chính trị Trùng Khánh cho biết: “Người nói ra lời này chắc hẳn là ông Trương Đức Giang, khi tuyển chọn người cho vị trí Bí thư Trùng Khánh, đã dựa vào ưu thế của người đã từng giữ chức mà tiến cử ông Tôn Chính Tài. Trong bài phát biểu mãn nhiệm, ông nói bản thân mình tin tưởng rằng dưới sự ‘trị vì’ của ông Tôn Chính Tài thì ‘ngày mai của Trùng Khánh sẽ tốt đẹp hơn nữa’.”
Vị nhân sĩ giới chính trị này nhận định rằng “đặt trong cái khung đoàn thể của ‘Tập hạch tâm’, thì ông Trương Đức Giang và ông Tôn Chính Tài lập tức trở thành nhân vật phản diện.”
Nếu như nhận định này là thật, khẳng định việc ông Tập Cận Bình đánh đổ ông Tôn Chính Tài chỉ là “một bước nhỏ”, mục tiêu cuối cùng có thể là ông Trương Đức Giang. Sau khi ông Trương Đức Giang mãn nhiệm vị trí Ủy viên Thường ủy Bộ Chính trị, có thể là sẽ trở thành Chu Vĩnh Khang thứ hai. Bởi trên thực tế dù ông Trương mãn nhiệm mà không dùng bất kỳ một biện pháp nào để can thiệp vào quyết sách của khóa Thường ủy mới, thì ông Tập Cận Bình cũng không yên tâm với việc này. Tổ điều tra của ĐCSTQ hồi tháng 2 tại Trùng Khánh đã đột nhiên gây khó dễ với ông Tôn Chính Tài, chính là đã có chuẩn bị từ trước mà đến.
Tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông) hồi tháng Bảy từng đưa tin, ông Trương Đức Giang và ông Tôn Chính Tài có hai tầng quan hệ. Ông Tôn Chính Tài là “ngôi sao hy vọng” của Hệ Tam Nông (Bao gồm nông nghiệp, nông dân và nông thôn), mà nhân vật lãnh đạo của Hệ Tam Nông là ông Trương Đức Giang. Ông Trương và ông Tôn lại đều từng là Bí thư Tỉnh ủy của một tỉnh nông nghiệp lớn là Cát Lâm, và lại lần lượt là Bí thư Trùng Khánh. Trong việc ông Tôn Chính Tài được điều từ Cát Lâm đến Trùng Khánh làm Bí thư Thành ủy thì đề xuất của ông Trương Đức Giang đóng vai trò rất lớn.
Ngoài ra, ông Tôn Chính Tài còn nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm từ năm 2009 – 2012, mà tỉnh Cát Lâm lại là địa bàn của “bang Cát Lâm” mà ông Trương Đức Giang đứng đầu. Theo truyền thông của Trung Quốc Đại Lục, độc tố mà ông Tôn Chính Tài lưu lại làm tăng thêm tính bất ổn của giới quan trường tại Cát Lâm. Ủy ban Kỷ luật Trung ương có lẽ đang khởi lên một cơn bão càn quét chống tham nhũng lớn hơn nữa.
Thời gian gần đây, tỉnh Cát Lâm có 5 “lão hổ ngã ngựa”. Ngày 12/6 Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Đảng ủy Cát Lâm là ông Lưu Hỷ Kiệt bị thẩm tra. Ngày 12/7, cựu phó Chủ nhiệm Thường ủy của Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Cát Lâm là ông Chu Hóa Thần “ngã ngựa”. Ngày 26/7, Ủy viên Thường vụ Ủy ban Kỷ luật thành phố Cát Lâm Ngụy Hình bị thẩm tra. Ngày 2/8, Bí thư Chính Pháp ủy của Châu Ủy Diên Biên tỉnh Cát Lâm Hứa Long Phạm bị thẩm tra. Ngày 8/8, nguyên Bí thư thành ủy Bạch Sơn là Lý Vĩ bị điều tra vì tình nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Điều đáng chú ý là 3 người Lý Vĩ, Lưu Hỷ Kiệt, Châu Hóa Thần đều từng nhậm chức ở tỉnh Cát Lâm.
Ngoài ra, theo một lượng lớn tài liệu đen mà Vương Mân và những người liên quan ở Cát Lâm dùng để tố cáo ông Tôn Chính Tài thì khi ông này còn đảm nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm đã tham dự vào vụ án đình đám của giới quan trường tỉnh Cát Lâm, cũng như tham gia vào việc mua quan bán chức, lợi dụng quyền lực để vơ vét của cải.
Ông Khương Duy Bình, bình luận viên tại Canada có bài viết chỉ ra rằng khi ông Tôn Chính Tài còn giữ chức ở thành phố Trùng Khánh thì cũng giống như Giám đốc Công an Trùng Khánh Hà Đỉnh, chiểu theo lề lối mà ông Trương Đức Giang lưu lại ở Trùng Khánh, tiếp tục bao che cho dư đảng của Vương và Bạc. Đó là dựa theo cách làm của phe ông Giang Trạch Dân.
Đầu năm nay, sau khi chuyện của Giám đốc Công an Trùng Khánh Hà Đỉnh bị truyền ra ngoài, thì có tin tức tiết lộ, Hà Đỉnh là “môn sinh” tâm đắc nhất của Chu Vĩnh Khang. Theo ông Khương Duy Bình, “sự kiện Vương Lập Quân chạy trốn” phát sinh ở Trùng Khánh, vì để che đậy sự thật, bao che cho dư đảng của Bạc Hy Lai và những họat động mờ ám của phe ông Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, nên Hà Đỉnh được tiến cử nhậm chức Giám đốc Công an Trùng Khánh, trở thành trợ thủ đắc lực của ông Trương Đức Giang.
Thành Đô
Xem thêm:
Từ khóa Quan trường Trung Quốc Tôn Chính Tài Chống tham nhũng Trương Đức Giang