Thông tin hàng tỷ con châu chấu châu Phi sắp xâm nhập vào Trung Quốc từ lâu đã được lan truyền, trong khi đó thảm họa châu chấu bản địa cũng liên tiếp bùng phát. Ngày 9/7, chính quyền Vân Nam xác thực, thành phố Phổ Nhĩ xuất hiện châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu Tsai), hiện tại đã có gần 100.000 mẫu đất nông lâm nghiệp bị ảnh hưởng, cơ quan chức năng đã sử dụng 502 lượt máy bay không người lái để tiêu diệt châu chấu, dự báo từ tháng 7 đến tháng 9, châu chấu có khả năng bùng phát mạnh. 

chau chau
Ngày 9/7, chính quyền Vân Nam chứng thực, thành phố Phổ Nhĩ xuất hiện châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu Tsai), hiện tại đã có gần 100.000 mẫu đất nông lâm nghiệp bị ảnh hưởng. (Ảnh từ video Weibo).

Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin hôm 10/7, Cục Lâm nghiệp và Thảo nguyên thành phố Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam hôm 9/7 đã công bố thông tin cho biết, từ ngày 28/6, dọc biên giới tiếp giáp giữa khu bảo tồn Lưu Lô Hà (Niuluohe, huyện Giang Thành thành phố Phổ Nhĩ) và nước Lào, lần đầu tiên phát hiện châu chấu tre lưng vàng xâm nhập. Nghiên cứu phán đoán bước đầu nhận định, tuyến biên giới từ tháng 7 đến tháng 9 có khả năng cao sẽ bùng phát thảm họa châu chấu tre lưng vàng. 

Đến ngày 8/7, diện tích đất nông lâm nghiệp có châu chấu đã lên đến 98.872,3 mẫu, máy bay không người lái đã tác nghiệp tổng cộng 502 lượt. Chiều ngày 9/7, tại thôn Mã Phủ, trấn Văn Vũ, huyện Mặc Giang đã giám sát được số lượng ít châu chấu tre lưng vàng bay vào lãnh thổ Trung Quốc.

Chính quyền nói rằng châu chấu tre lưng vàng “xâm nhập”, tuy nhiên, theo tài liệu công khai, loài châu chấu này thực ra cũng là loài châu chấu bản địa Trung Quốc, là côn trùng gây hại chủ yếu ở khu vực sản xuất tre của Trung Quốc, phân bố ở An Huy, Giang Tô và các vùng phía nam, thích ăn lá tre, còn ăn hơn 20 loài thực vật khác như ngô, lúa, v.v.

Gần đây, Cát Lâm, Hồ Nam, Hắc Long Giang, Quế Lâm tỉnh Quảng Tây cũng liên tiếp xuất hiện châu chấu bản địa gây hại. Cục Nông nghiệp Nông thôn tỉnh thành phố Cát Lâm và Cục Lâm nghiệp và Thảo nguyên Hắc Long Giang hồi đầu tháng 6 đều đã công bố thông báo khẩn cấp về châu chấu gây hại. Trong đó, toàn thành phố Cát Lâm phát sinh châu chấu với diện tích khoảng 13,4 hecta, mật độ cao nhất có thể phát hiện 50 con châu chấu trên mỗi mét vuông. Cùng với thời tiết chuyển nóng, tốc độ lan của châu chấu vô cùng nhanh. Cây trồng nông nghiệp bị đe dọa rất lớn. 

https://trithucvn2.net/trung-quoc/trung-quoc-dich-chau-chau-tan-cong-que-lam-tinh-quang-tay.html

Xung quanh thành phố Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang có 5 khu huyện (thị) đã phát sinh thảm họa châu chấu nghiêm trọng, diện tích thiệt hại lên đến 24.631 mẫu. Ngoài ra, vùng ngoại ô thành phố Giai Mộc Tư và huyện Hoa Xuyên cũng xảy phát hiện có dịch châu chấu. Các khu vực khác tạm thời chưa có thông báo.

Hồ Nam cũng xuất hiện dịch châu chấu, huyện Ninh Vĩnh thành phố Vĩnh Châu đã phát hiện lượng lớn châu chấu, hoa màu, cây cối trên đồng ruộng, trước và sau nhà ở, đâu đâu cũng có, mật độ rất lớn. 

Ngày 30/6, nhiều cư dân mạng cho biết, huyện Toàn Châu, một huyện nông nghiệp lớn nhất Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, chỉ trong một đêm đã bị đội quân châu chấu tấn công. Video cho thấy, châu chấu đã xuất hiện tràn lan, các thôn trấn như An Hòa, Thạch Đường, Miếu Đầu thuộc huyện Toàn Châu, đều xuất hiện châu chấu, trong đó trấn Thiệu Thủy là bị ảnh hưởng nặng nhất. Sản phẩm nông nghiệp đã bị phá hoại gần như toàn bộ.

Ngày 3/7, cư dân mạng chia sẻ video cho thấy, thành phố Tương Dương tỉnh Hồ Bắc, thành phố Phổ Nhĩ tỉnh Vân Nam, cũng xuất hiện lượng lớn châu chấu. Châu chấu bay khắp bầu trời. Loài châu chấu này sinh trưởng tại địa phương, hiện vẫn thuộc giai đoạn ấu trùng.

Điều khiến nhiều người quan tâm là loài châu chấu châu Phi. Ngày 2/3, Cục Lâm nghiệp và Thảo nguyên Trung Quốc đã phát đi thông báo khẩn cho biết, đội quân châu chấu châu Phi hàng trăm tỷ con đã tàn phá hơn 10 quốc gia, e là sẽ theo gió mùa thông qua 3 tuyến đường để xâm nhập vào Trung Quốc, lần lượt là từ Pakistan đến Tây Tạng, từ Myanmar đến Vân Nam, và từ Kazakhstan đến Tân Cương. 

https://trithucvn2.net/trung-quoc/tq-hang-tram-ty-con-chau-chau-sat-bien-gioi-cuc-lam-nghiep-ra-thong-bao-khan.html

Loài châu chấu này còn ghê gớm hơn loài bản địa, khi đó chính quyền Trung Quốc đã phái chuyên gia đến Pakistan khảo sát tình hình dịch châu chấu và phát hiện, dịch châu chấu lần này còn nghiêm trọng hơn cả dự đoán. Không những cá thể tương đối lớn, tính tấn công tương đối mạnh, nhóm chuyên gia thậm chí còn bị châu chấu cắn khi khảo sát.

Tuần cuối tháng Tư năm nay, chính quyền Trung Quốc phát đi thông báo khẩn nói rằng, 400 tỷ con châu chấu e là sẽ theo gió mùa tiến công vào Trung Quốc vào tháng 6 đến tháng 7. Yêu cầu các địa phương cần tăng cường kiểm tra đối với loài sâu keo mùa thu, châu chấu sa mạc và châu chấu bản địa. 

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) công bố tài liệu hồi tháng 2, dịch châu chấu sa mạc lần này bắt đầu từ châu Phi; bắt đầu từ mùa hè năm 2018 hình thành cơn bão ở vùng biển Ả Rập. Khi cơn bão đổ bộ vào các quốc gia ven biển, đã khiến cho môi trường thay đổi, dẫn đến châu chấu dần dần hình thành tại Đông Phi từ mùa thu đông cùng năm đến giữa năm 2019, và lan ra Trung Đông, nửa cuối năm 2019 dần dần xâm nhập vào Pakistan và Ấn Độ, số lượng châu chấu lên đến 360 tỷ con. Hồi tháng 2, FAO đã đưa ra phán đoán rằng do ban đầu không kiểm soát được, nên loài châu chấu này có thể sẽ tiếp tục xâm nhập vào Trung Quốc từ tháng  tháng 6 – 7/2020, đến lúc đó quy mô đàn châu chấu có thể lên gấp 500 lần, đây là con số không thể tưởng tượng.

Do dịch virus Trung Cộng (virus corona mới) vẫn chưa hết, làn sóng dịch thứ hai có thể sẽ bùng phát, cộng thêm thảm họa mưa lũ ở miền nam Trung Quốc, cộng thêm dịch sâu keo mùa thu phá hoại mùa màng và châu chấu sa mạc cùng châu chấu bản địa phá hoại, rất có thể sẽ tạo thành nạn đói nghiêm trọng. 

Ngày 9/7, tổ chức phi chính phủ Oxfam công bố báo cáo và đưa ra cảnh báo, dịch bệnh virus Trung Cộng sẽ trở thành một sợi cỏ cuối cùng làm sụp đổ hệ thống chuỗi cung ứng thức ăn, có thể sẽ khiến cho 122 triệu người chết đói.

Lâm trung Vũ

Xem thêm: