Cải cách chính trị lớn của ông Tập Cận Bình
- Lý Thiên Tiếu
- •
Lãnh đạo “hạt nhân” mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình vừa đưa ra một Ủy ban Giám sát Nhà nước mới cùng một chương trình thí điểm tại Bắc Kinh, Sơn Tây và Chiết Giang. Chính quyền ông Tập nhấn mạnh rằng đây là cuộc cải cách chính trị lớn và nó đáng giá để nghiên cứu.
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã thanh trừng nhiều thành viên thuộc phe của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân qua chiến dịch chống tham nhũng. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (KTKLTƯ) và cảnh sát nội bộ Đảng được xem là công cụ chống tham nhũng chính. Nhưng KTKLTƯ vẫn có hạn chế: Các nhà điều tra có thể áp dụng biện pháp “song quy” đối với các quan chức bị điều tra, (“song quy” là một phương pháp kỷ luật vượt ngoài pháp luật, cho phép cách ly đối tượng để điều tra trong một thời gian không hạn định), nhưng nó không có sức mạnh khởi tố; nó chỉ có thể điều tra, giam giữ và thẩm vấn sau đó giao cho hệ thống pháp luật để khởi tố. Nhưng các cơ quan chống tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát của chế độ không thể điều tra các quan chức cấp cao vì nó là một tổ chức ở cấp thấp hơn. Sự sắp xếp này là xa rời lý tưởng “pháp quyền” mà ông Tập Cận Bình ủng hộ.
Do đó, bước cải cách mới nhất của ông Tập là thành lập một hệ thống giám sát nhà nước độc lập với cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp, cũng như cấu trúc của ĐCSTQ, cho phép ông hoạt động bên ngoài hệ thống hiện tại của chế độ hiện hành.
Khái niệm về một “Luật Giám sát quốc gia” và một Ủy ban Giám sát Nhà nước lần đầu tiên được đề xuất bởi tờ “Study Times”, tờ báo chính thức của Trường Đảng Trung ương vào tháng 7 năm nay. Hội nghị lần thứ 6 của Đảng vào cuối tháng Mười đã nêu đề xuất rõ ràng về một hệ thống mà trong đó cơ quan lập pháp, chính phủ, cũng như bộ máy giám sát và tư pháp làm việc với nhau để giám sát các quan chức chính phủ dựa trên pháp luật. Ông Vương Kỳ Sơn, người đứng đầu KTKLTƯ nói rằng Ủy ban Giám sát thực sự là một bộ máy chống tham nhũng.
Cách thức bộ máy này sẽ được sử dụng đã rõ ràng, nhưng mục đích sâu xa của nó thì vẫn chưa. Cũng có thể là do tình hình chính trị hiện tại gây bất lợi cho lãnh đạo Tập trong việc xây dựng các bộ máy chống tham nhũng mới.
Ủy ban Giám sát mới này là một cuộc cải cách chính trị lớn, và nó được thực hiện tại thời điểm phe của ông Giang Trạch Dân bị yếm thế. Nó cũng báo hiệu một sự thay đổi trong tương lai của hệ thống chính trị Trung Quốc vì nhiều lý do:
Đầu tiên, Ủy ban Giám sát Nhà nước đại diện cho nỗ lực của chính quyền ông Tập với mong muốn phá vỡ hệ thống chính trị hiện hành. Không giống như KTKLTƯ, Ủy ban này có quyền truy tố và có thể buộc tội cả Đảng viên lẫn không phải Đảng viên. Hiến pháp Đảng cũng không có quy định dành cho một tổ chức giám sát. Trên thực tế, ông Tập đã tham khảo một tổ chức giám sát hay hệ thống an ninh từ thời Trung Quốc cổ đại, cũng như cơ quan giám sát của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) _ một hệ thống có nguồn gốc từ văn hóa truyền thống Trung Quốc, trong đó có khái niệm về kiểm tra và cân bằng tương tự như trong xã hội dân chủ Tây phương hiện đại.
>> Tập Cận Bình thực hiện cải cách theo Trung Quốc truyền thống hay phương Tây?
Tiếp theo, đây dường như là một sự chuyển tiếp tách rời nội quy Đảng hướng đến nguyên tắc nhà nước. Ông Tập đã được công chúng Trung Quốc tín nhiệm từ các chiến dịch chống tham nhũng và có quyền lực riêng của một lãnh đạo “hạt nhân” để chuyển giao quyền lực từ KTKLTƯ sang một tổ chức nhà nước. Ngoài việc có được vị trí tốt hơn để chống tham nhũng, chuẩn bị cho việc bắt giữ và truy tố ông Giang Trạch Dân, Ủy ban Giám sát Nhà nước mới còn có thể đặt nền móng cho một hệ thống tổng thống trong hệ thống Bộ chính trị. Và khi bộ máy nhà nước đã đầy đủ chức năng, sự sắp đặt do Đảng lãnh đạo sẽ dần yếu hơn một bước; từ một góc độ khác, nó có thể là điềm báo bắt đầu đặt nền móng cho một quá trình chuyển đổi sang chế độ tổng thống.
Hơn nữa, việc thành lập một Ủy ban Giám sát Nhà nước có thể là một khúc nhạc dạo đầu để bãi bỏ Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UB Chính Pháp). UB Chính Pháp là một bộ máy cho phép Đảng kiểm sát các vấn đề tư pháp và đàn áp người dân. Phe ông Giang Trạch Dân đã có lúc biến UB Chính Pháp trở thành một trung tâm quyền lực thứ hai. Chính ông Tập đã giáng cấp UB Chính Pháp và giờ đây quyền lực của tổ chức này dường như đã biến mất hoàn toàn. Nếu quyền lực của KTKLTƯ có thể chuyển giao thành công cho Ủy ban Giám sát Nhà nước, thì nó có thể được xem như một ví dụ điển hình để xóa bỏ UB Chính Pháp hiện giám sát bộ máy công an, tòa án và Viện kiểm sát.
Cuối cùng, có một Ủy ban Giám sát Nhà nước khiến chính quyền Tập Cận Bình có thể giữ lại ghế của ông Vương Kỳ Sơn một cách dễ dàng hơn. Hiện có nhiều đồn đoán về việc liệu người đứng đầu KTKLTƯ có thể tại vị qua Đại hội 19 của ĐCSTQ (một cuộc họp cải tổ chính trị trọng yếu năm 2017) vì ông Vương Kỳ Sơn đã bước qua độ tuổi 68 mà theo quy định là phải “bước xuống”. Ông Vương Kỳ Sơn nên được chỉ định là người đứng đầu Ủy ban Giám sát mới, tuy vậy ông cần được miễn trừ hưu trí đặc biệt vì sự quan trọng của hạng mục mới này.
Cuối cùng, việc ông Tập Cận Bình tạo nên một Ủy ban Giám sát Nhà nước cho thấy ông sẽ không giới hạn phương pháp hoặc biện pháp để triệt tiêu phe cánh ông Giang Trạch Dân và cải tổ hệ thống chính trị. Đây cũng là bước tiến trọng yếu trong việc đưa Trung Quốc hướng đến chế độ tổng thống trong tương lai một cách hòa bình.
Nhà bình luận chính trị độc lập Lý Thiên Tiếu
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Vương Kỳ Sơn Chế độ tổng thống Cải cách chính trị Ủy ban Giám sát Nhà nước