Viện Khổng Tử thất bại ở nước ngoài, ĐCSTQ lợi dụng tôn giáo thay thế
- Văn Lệ
- •
Dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tôn giáo từ lâu đã bị chính trị hóa và trở thành công cụ tẩy não của ĐCSTQ. Gần đây, có học giả Đại Lục chỉ ra, sau khi Viện Khổng Tử – một công cụ tuyên truyền nước ngoài của ĐCSTQ thất bại, Phật giáo lại bị ĐCSTQ lợi dụng làm cái gọi là “công cụ ngoại giao cộng đồng”.
Theo Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan đưa tin, hôm 1/4, Viện nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan đã tổ chức buổi tọa đàm “Ngoại giao công chúng của Phật giáo Trung Quốc”, Phó giáo sư Lưu Vũ Quang của Học viện Triết học Đại học Phúc Đán Thượng Hải tiết lộ chi tiết về nhiệm vụ bí mật liên quan đến ĐCSTQ làm thế nào lợi dụng Phật giáo để tiến hành “ngoại giao công chúng”.
Ông Lưu Vũ Quang cho biết, ĐCSTQ lợi dụng cách nói như tín đồ phật giáo trong nước Trung Quốc với tổng số nhiều hơn các nước Đông Nam Á, tự xưng là Trung Quốc là “nước lớn về Phật giáo”. Ngoài ra, do xu thế phát triển của Phật giáo tại quốc gia khởi nguồn Ấn Độ đã nhỏ, còn trong nước Trung Quốc có nhiều Phật giáo truyền thống quy mô lớn như Phật giáo Hán truyền, Phật giáo Tạng truyền và Phật giáo Thượng tọa, ĐCSTQ lợi dụng điểm này để bắt đầu tuyên truyền Trung Quốc Đại Lục là “tổ quốc mới của Phật giáo”.
Ông Lưu Vũ Quang chỉ ra, cách nói nói trên của ĐCSTQ chủ yếu là dùng để tuyên truyền đối nội, tăng cường ý thức “Phật giáo là tôn giáo của người Trung Quốc” và móc nối với chủ nghĩa dân tộc, nhằm để cho ĐCSTQ sử dụng với các mục đích khác. Mặc dù khi ĐCSTQ đối mặt với tôn giáo, suy nghĩ đầu tiên là các vấn đề về an ninh quốc gia như lật đổ, chia rẽ và khủng bố tôn giáo, nhưng ĐCSTQ cũng không từ bỏ biến Phật giáo thành công cụ quan hệ kinh doanh đối ngoại và tiến hành ngoại giao công chúng.
Ông Lưu Vũ Quang lấy ví dụ về “Học viện Phật giáo Nam Hải” ở đảo Hải Nam, và chỉ ra ĐCSTQ thiết lập cơ quan giáo dục tôn giáo tại đây, mục đích không phải là bồi dưỡng nhân tài tôn giáo trong nước, mà là thu hút tăng lữ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, v.v, mượn đó để bồi dưỡng quan hệ tôn giáo với các nước Đông Nam Á, và lợi dụng các nước Đông Nam Á, lợi dụng sức ảnh hưởng của tôn giáo đối với giới chính trị, tiến hành vận động hành lang và thúc đẩy quan hệ song phương.
Tuy nhiên, ông Lưu Vũ Quang cũng đồng thời cho biết, mặc dù ĐCSTQ lợi dụng Phật giáo để tiến hành ngoại giao công chúng, nhưng cũng sẽ có nhiều vấn đề tồn tại. Nếu Trung Quốc Đại Lục có thể bỏ qua tính phức tạp của phật giáo ở các nước Đông Nam Á, hoặc lấy tự xưng “đại thừa Phật giáo” và nói rằng đoàn thể tăng lữ Đông Nam Á là “tiểu thừa Phật giáo”, hành động này ngoài việc tạo thành mạo phạm trong văn hóa, phân biệt đại, tiểu, còn có thể khiến cho bộ phận quốc gia Đông Nam Á có lịch sử thuộc địa gợi lên ký ức tiêu cực về thuộc địa trong quá khứ.
Ngoài ra, ông Lưu Vũ Quang còn chỉ ra nguyên nhân thất bại của Viện Khổng Tử – một công cụ tuyên truyền nước ngoài của ĐCSTQ, đồng thời phân tích vì sao ĐCSTQ lại chọn trúng Phật giáo trong nhiều tôn giáo để làm công cụ mở rộng sức ảnh hưởng đối ngoại: Bởi vì Trung Quốc Đại Lục có Phật giáo truyền thống và tương đối có thể nắm chắc, còn có một nguyên nhân nữa đó là vì tín đồ Phật giáo có tính xuyên quốc gia, có thể bổ túc cho chỗ thiếu sót của Viện Khổng Tử.
Tôn giáo đã sớm trở thành công cụ chính trị của ĐCSTQ
Ngày 18/3 năm nay, chính quyền ĐCSTQ tổ chức Hội nghị các đoàn thể tôn giáo toàn quốc lần thứ 15. Người phụ trách các đoàn thể Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo đều nhất trí cho rằng công tác tôn giáo là một bộ phận quan trọng tổ hợp thành công tác mặt trận thống nhất và kiên trì sự lãnh đạo tập trung thống nhất của ‘đảng’ đối với công tác tôn giáo, là đảm bảo căn bản cho làm tốt công tác tôn giáo trong thời đại mới. Đồng thời chỉ ra, năm nay là năm mà ĐCSTQ gọi là 100 năm thành lập đảng, cần tổ chức triển khai “giáo dục chủ đề yêu đảng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, để những nhân sĩ tôn giáo và quần chúng tín giáo càng trở lên tự giác duy hộ sự lãnh đạo của ĐCSTQ, càng thắt chặt sự đoàn kết xung quanh trung ương đảng với lấy Tập Cận Bình làm hạt nhân.”
Năm 2017, sau khi Đại hội 19 của ĐCSTQ kết thúc, Học viện Phật giáo Nam Hải tỉnh Hải Nam đã tổ chức “Lớp bồi dưỡng học tập tinh thần Đại hội 19 của Hiệp hội Phật giáo tỉnh Hải Nam”. “Hòa thượng” Ấn Thuận, đương nhiệm Phó hội trưởng Hiệp hội Phật giáo phụ trách chủ trì lớp học nói, “báo cáo Đại hội 19 là Phật kinh đương đại, tôi đã chép tay 3 lần, và còn đang chuẩn bị tiếp tục chép thêm 10 lần.” Ông Ấn Thuận còn nói, đồ đệ Phật giáo đầu tiên cần làm một công dân tuân thủ pháp luật “yêu nước yêu đảng”, sau đó mới nói đến tín ngưỡng Phật giáo.
Tháng 6/2011, truyền thông Đại Lục đưa tin, Ban Mặt trận thống nhất tỉnh Tứ Xuyên và Cục Quản lý tôn giáo tổ chức cho nhân sĩ Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và Cơ Đốc giáo tham gia cuộc thi hát nhạc đỏ, gần 100 giáo đồ thân mặc trang phục tôn giáo lên sân khấu biểu diễn. Ngoài ra, chính quyền thành phố Hoài An tỉnh Giang Tô đã phối hợp với giới tôn giáo tổ chức hội diễn xướng nhạc đỏ “đồng tâm đồng hành”, có tổng cộng 13 đoàn nhạc đỏ tôn giáo tham gia cuộc thi, hòa thượng, đạo sĩ cùng cao giọng hát “để cho tất cả chế độ dân chủ tử vong!” “Độc lập tự do là lý tưởng của ta”, “cần chôn vùi toàn bộ những cường đạo lang sói kia”. Ngũ đại tôn giáo cùng hát nhạc đỏ cũng khiến cho cư dân mạng vô cùng kinh ngạc.
Cựu giáo sư trường đảng trung ương ĐCSTQ Thái Hà từng nói trên Twitter rằng: “Tập Cận Bình đề xuất Trung Quốc hóa tôn giáo là sự bắt cóc, trói buộc chính trị của ĐCSTQ đối với nhân sĩ giới tôn giáo và các tín đồ tôn giáo! Trung Quốc hóa tôn giáo là lấy quyền lực bạo chính quốc gia để chèo chống, công nhiên thúc đẩy chính trị hóa tôn giáo hợp nhất chính trị và tôn giáo với nhau. Dù là Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo hay là Hồi giáo, nhân viên tôn giáo thực tế biến thành một bộ tuyên truyền khác của ĐCSTQ, chấp hành nhiệm vụ thâm độc tẩy não của ĐCSTQ và kết hợp với duy trì ổn định, để kiểm soát tư tưởng của giáo đồ và tín đồ.”
Văn Lệ, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Tuyên truyền của ĐCSTQ Chính trị hóa tôn giáo tôn giáo Phật giáo Viện Khổng Tử Phật giáo Trung Quốc Dòng sự kiện