Vua Nghiêu trị quốc, trước tiên là tuân theo Thiên đạo, lấy tu dưỡng đạo đức tự thân làm đầu. “Nhất nhân nhân, nhất quốc hưng nhân, nhất nhân nhượng, nhất quốc hưng nhượng, nhất ngôn phẫn sự, nhất nhân định quốc”, một người nhân đức, cả nước nhân đức, một người nhường nhịn, cả nước nhường nhịn, một lời bại sự, một người định quốc. Sau khi lên ngôi thì ông cho xây dựng lịch pháp. Thiên đạo đã minh, lịch pháp đã chính, vậy ai sẽ hiệp trợ vua Nghiêu mở rộng thực hiện thiên đạo, dẫn dắt vạn dân hướng đạo? Đương nhiên là quần thần. Do đó, vua Nghiêu lại “vi thiên hạ đắc nhân”, tìm người tài giúp ích cho thiên hạ.

Vua Nghieu chon nguoi hien 02
Vua Nghiêu. Tranh: Mã Lân thời Tống, Public Domain.

Trong “Nghiêu Điển” có ghi lại:

Vua Nghiêu để cho thủ lĩnh bốn phương tiến cử người có thể kế thừa ngôi vị, các vị đại thần tiến cử Đan Chu, con trai của Nghiêu. Nghiêu cho rằng con mình nói lời không chân thành, tính tình hiếu thắng, không được. Thiên địa chí chân chí thành, người không chân thành là trái với thiên đạo, không được.

Hồng thủy tràn lan, dân sinh khổ nạn, Nghiêu trưng cầu ý kiến tìm người trị thủy, chúng dân tiến cử Cổn, Nghiêu cho rằng ông ta làm trái thiên ý, không tuân theo giáo mệnh, hủy hoại thị tộc, không được. Đại thần cho rằng có thể dùng thử, Nghiêu vẫn tôn trọng ý kiến chúng thần, thử lệnh cho Cổn trị thủy. Cổn trị thủy chín năm sau cũng thất bại cáo chung.

Từ nguyên nhân mà vua Nghiêu phủ định ý kiến của quần thần có thể thấy được nguyên tắc tuyển chọn quan viên của ông là coi trọng tôn kính, thuận theo Thiên thượng, tuân theo Thiên đạo. Hơn nữa vua Nghiêu tuyển quan và chọn lọc người kế vị, hoàn toàn xuất phát từ nghĩa công, không luận thân sơ xa gần, nhất loạt đều dùng tiêu chuẩn kính thuận Thiên thượng, hiếu thuận thuần chính, đức dày mà có lợi cho trăm dân thiên hạ, không hề mang chút tư lợi cá nhân. Đại thần tiến cử Đan Chu con trai ông, vua Nghiêu cho rằng Đan Chu con trai mình không thể thành vật quý, nhượng ngôi cho Đan Chu, người trong thiên hạ ắt chịu thiệt hại, còn một mình Đan Chu hưởng lợi, vì lợi ích của một mình Đan Chu mà tổn hại đến đại đạo Thiên thượng và người trong thiên hạ, vua Nghiêu không làm.

Ngu Thuấn xuất thân hèn kém. Vua Nghiêu nghe nói ông hiếu thuận hết mực, định nhường ngôi vị, bèn gả hai cô con gái cho Thuấn, thử xem phẩm cách đạo đức và tài năng của Thuấn thế nào, còn phong chức quan cho Thuấn, nhiều lần giao việc khó làm cho, đồng thời cử chín con trai cùng chung sống, quan sát nguyên tắc hành sự.

Chín người con trai của vua Nghiêu tiếp xúc với Thuấn đều ngày một thuần hậu, kính cẩn. Thuấn cày ở Lịch Sơn thì người Lịch Sơn đều nhường bờ ruộng; bắt cá ở Lôi Trạch thì người Lôi Trạch đều nhường chỗ ở; làm gốm ven Hoàng Hà thì đồ gốm ven Hoàng Hà đều không còn thứ thô xấu. Sử ký chép rằng: “Sau một năm thì nơi Thuấn ở thành thôn xóm, sau hai năm thành thành ấp, sau ba năm thành đô thị”.

Vậy là sau này, vua Nghiêu truyền ngôi cho Ngu Thuấn.

Thời thượng cổ bậc hiền giả rất nhiều, vua Nghiêu vì cớ gì lại xem trọng một người cung kính hiếu thuận như Ngu Thuấn?

Lão tử nói rằng: “Nhân pháp địa, địa pháp Thiên”. Thiên địa chí tôn chí chính, đại địa chí thuận chí trinh, thiên thượng sáng tạo vạn vật, đại địa thuận thừa Thiên thượng mà nuôi dưỡng vạn vật. Ở cõi người thì là “Quân hành quân đạo, thần tận thần trách, phụ hành phụ nghĩa, tử tận tử hiếu”, vua làm theo đạo vua, quan lại tận trách nhiệm làm quan lại, cha trọn nghĩa làm cha, con tận hiếu làm con. Đạo thiên địa nếu từ trên xuống dưới đều thông suốt như một cái trục lớn. Nếu làm được tận cùng của đạo nghĩa của vị trí của mình, ắt có thể thuận theo đó mà trị vì thiên hạ. Nếu không tu cương thường luân lý, nghĩa phụ tử không minh, người không tu thân, nhà không lo liệu, mà muốn thiên hạ không loạn thì là không thể.

Đại đạo chí giản chí dị. Dùng đại đạo trị quốc, thiên hạ có thể nắm vững trong lòng bàn tay. Bởi vậy vua Nghiêu biết Ngu Thuấn có thể tự mình giữ gìn và biểu dương đạo, đem đại đạo thiên địa cụ thể hóa thành nhân luân, phổ biến rộng rãi trong thiên hạ.

Xem xét toàn bộ quá trình vua Nghiêu tuyển quan và bồi dưỡng Ngu Thuấn mới thấy ông thận trọng nghiêm cẩn, chính đại quang minh, vô tư vô ngã. Khổng Tử nói: “Đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công”, thi hành đạo lớn, thiên hạ là của mọi người, đây chính là vua Nghiêu vậy.

Dựa theo “Lịch sử mạn đàm: Vua Nghiêu tuyển quan
Đăng trên Minghui.org

Xem thêm:

Mời xem video: