Phỏng vấn nhà sáng lập Pháp Luân Công (Phần 2)
Với tư cách là một khí công sư nổi tiếng ở Trung Quốc trong vài thập kỷ qua, và là nhà sáng lập môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), cả chặng đường này, ông Lý đã sắp xếp cuộc sống cá nhân của mình như thế nào?
- Mời xem Phần 1 tại đây.
Khi phóng viên thẳng thắn bày tỏ sự hiếu kỳ của mình với ông Lý, ông đã rất cởi mở kể lại câu chuyện của mình.
Năm 1992, tại một hội thảo khí công ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, ông Lý Hồng Chí, người lần đầu tiên xuất hiện trong giới, đã bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề được thảo luận, mới chỉ nói được vài câu, mọi người đều sửng sốt như tự hỏi ‘Ôi, ông là ai mà lại có thể nói ra được điều này?’
Vì vậy, một số người đam mê khí công lâu năm đã đưa ra một ý tưởng cho ông: Ông nên mở một lớp khí công! Họ đã giúp đỡ sắp xếp địa điểm, thế là lớp khí công đầu tiên đã sớm được tổ chức tại hội trường của Trường Trung học Số 5 Trường Xuân.
Các lớp khí công thời đó được gọi là “báo cáo mang theo công”, nói một cách đơn giản đó là chữa bệnh cho mọi người. Hôm đó, có rất nhiều bệnh nhân đến, họ ở đó kêu rên ra vẻ đau đớn, còn có người bệnh mang theo cả bình truyền dịch đến. Họ được những người đam mê khí công kia động viên đến. Ông Lý nói: “Tôi chỉ cần đến, giúp từng người một”. Rất nhanh chóng, chỉ trong vài giây, tất cả đều có thể đứng dậy, bao gồm cả những người không thể đứng dậy, bị liệt nửa người. Ông Lý nói: “Các vị hôm nay có thể đi được rồi”. Và những người có bệnh bắt đầu bước đi. Sau đó ông nói: Hiện giờ có thể chạy rồi!, và những người này bằng một cách kỳ diệu nào đó đã có thể chạy. Mọi người đều kinh ngạc, không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Ngay khi tin tức về lớp khí công ở Trường trung học cơ sở số 5 Trường Xuân được lan truyền, ông Lý đã nhận được lời mời từ nhiều nơi khác, họ mời ông đến truyền thụ khí công. Đây là sự khởi đầu của Pháp Luân Công và mọi người bắt đầu kính trọng gọi ông là “Đại sư Lý”.
Lúc này, có người đã đưa ra cho ông một ý tưởng: Đến Hiệp hội Khí công Quốc gia Trung Quốc để thẩm định, sau này đi đâu mở lớp cũng dễ dàng hơn.
Sau đó ông Lý Hồng Chí đã đến Hiệp hội Khí công Trung Quốc ở Bắc Kinh. Họ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy ông: “Ôi, trẻ như thế này ư, chưa từng gặp qua”. Cái gọi là giám định cũng chính là làm “báo cáo mang theo công”, họ đặc biệt tìm nhiều bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính và lâu năm không được chữa khỏi bằng các khí công sư khác đến để nghe, kết quả là sau khi ông Lý bắt đầu phát ra năng lượng, triệu chứng của nhiều người đã được cải thiện ngay tại chỗ hoặc đơn giản là chữa khỏi, cả hội trường đều sôi sục.
Điều đáng chú ý là Đại sư Lý mới ngoài 40 tuổi, nhưng ông đã giải thích rất rõ ràng nhiều đạo lý về khí công mà những người đam mê khí công lâu năm này muốn biết nhưng không thể làm rõ được.
Sau bài giảng mang theo công này, Hiệp hội Khí công Trung Quốc lập tức ngồi xuống và nói thẳng với Đại sư Lý: “Về phần ông, đừng rời đi, hãy ở lại Bắc Kinh, dưới sự quản lý của chúng tôi, ông có thể đến khắp các nơi trên cả nước để mở lớp”.
Vào thời điểm đó, Hiệp hội Khí công Trung Quốc được Chính phủ đánh giá cao và trực thuộc Ủy ban Thể thao Quốc gia, do Chủ nhiệm Ủy ban Thể thao Quốc gia Ngô Thiệu Tổ (Wu Shaozu) ủy thác cho Tướng Trường Chấn Hoàn (Zhang Zhenhuan) phụ trách, đằng sau Hiệp hội Khí công là sự hỗ trợ mạnh mẽ của ông Tiền Học Sâm (Qian Xuesen). Vào thời điểm đó, khí công là một môn rất thời thượng ở Trung Quốc, được gọi là môn học của “khoa học biên duyên” (Fringe science).
Đó là thời điểm ông Lý Hồng Chí bắt đầu công việc truyền thụ Pháp Luân Công. Thời điểm đó, điều kiện rất khó khăn, vì mong muốn của ông là phổ biến Pháp Luân Công càng rộng rãi càng tốt, nên ông không muốn thu nhiều tiền. Một lớp học kéo dài 9 ngày, ông chỉ thu hơn 20 nhân dân tệ, được dùng cho cả nhóm đi tàu, ăn uống và in ấn tài liệu, do đó sau khi kết thúc lớp học thì số tiền còn lại không là bao.
Thời điểm đó, khi truyền công đến các địa phương, họ chủ yếu đi bằng tàu hỏa, không đủ tiền để mua vé nằm, nên thường chỉ ngồi ghế cứng. Họ mang theo những túi đan, bên trong có những cuốn sách nhỏ như ‘Giới thiệu về Khí công’, và nhiều mì ăn liền. Hằng ngày, họ chỉ ăn mì ăn liền, thỉnh thoảng muốn cải thiện cuộc sống thì chỉ có thể ăn một bát mì ở quán ven đường. Trong 2 năm, họ đã tổ chức 54 lớp học trực tiếp, những nhân viên công tác ăn mì ăn liền đã có phần sợ hãi. Lúc đó, ông Lý nói với những nhân viên đi theo ông: “Chư vị đi theo tôi, chính là chịu khổ”.
Sau đó, có người đã chỉnh lý lại từ những bản ghi âm bài giảng về Pháp Luân Công, nhưng không có tiền để xuất bản. Thời gian sau, gặp được một người hữu duyên, người này sẵn sàng cho mượn 5.000 nhân dân tệ, cuối cùng cuốn sách đã được xuất bản. Sau khi xuất bản, tiền kiếm được trước tiên được dùng để trả lại cho người đã cho mượn. Khi điều kiện tốt hơn một chút, cuốn sách chính của Pháp Luân Công là ‘Chuyển Pháp Luân’ đã được xuất bản. Tiếp theo, nhờ có những đệ tử có điều kiện kinh tế tốt, họ đã tài trợ cho Đại sư Lý xuất bản sách và đi giảng Pháp, nhờ đó việc đi lại và tổ chức lớp học đã được cải thiện.
Trong 4 năm từ 1992 đến 1996, Pháp Luân Công đã gây dựng được tiếng vang mạnh mẽ vì tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh khỏe người, chi phí thấp. Hơn nữa, nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” do Đại sư Lý Hồng Chí truyền giảng đã tạo ra sự hưởng ứng mạnh mẽ, và lan truyền nhanh chóng ở Trung Quốc, số lượng người tu luyện tăng theo cấp số nhân, không đếm xuể. Vào thời điểm đó, ở hai bên đường Trường An tại Bắc Kinh, những người dậy sớm để tập công đã xếp thành hàng dài. Bắc Kinh là nơi đặt cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hiện tượng này, ở Trung Quốc dưới sự cai trị toàn trị vào thời điểm đó, đương nhiên sẽ làm dấy lên sự nghi kỵ của người cầm quyền cao nhất.
Ông Lý Hồng Chí nói rằng lúc đó họ muốn làm khó ông, nhưng điều đó không hề dễ dàng, vì họ thấy rằng thứ nhất, ông không có tiền, thứ hai, ông không dính dáng đến phụ nữ, và thứ ba, ngay cả bất động sản cũng không có. Mặc dù Đại sư Lý đã trở nên nổi tiếng khắp nơi, nhưng so với những đại khí công sư ‘tiền hô hậu ủng’ và kiếm được rất nhiều tiền, thì ông vẫn sống trong nhà của em trai mình cạnh Bảo tàng Quân đội ở Bắc Kinh, cho nên không dễ tìm được cớ để làm khó ông.
Nhưng cuối cùng, chính quyền vẫn công khai đối đầu. Vào một ngày năm 1996, một vị lãnh đạo của Bộ Thương mại đã mời ông Lý đi ăn. Ông tưởng rằng giống như bình thường, chỉ là mời ăn để chữa bệnh, nên đã đến. Kết quả, khi ngồi xuống, đối phương đã thẳng thừng nói: “Ông hiện đang có ảnh hưởng quá lớn ở Trung Quốc, hãy rời khỏi Trung Quốc đi”.
Đây là lý do tại sao Đại sư Lý rời khỏi Trung Quốc, vì sự an toàn của các đệ tử ở Trung Quốc, ông chỉ có thể bắt đầu nghĩ cách ra nước ngoài. Nhờ danh tiếng và nhiều giải thưởng của mình, việc xin visa diện ‘Nhân tài Kiệt xuất’ sang Mỹ diễn ra rất thuận lợi, và nhanh chóng ông đã nhận được sự chấp thuận từ Mỹ.
Năm 1998, ông Lý cùng vợ và con gái rời Trung Quốc sang Mỹ. Đầu tiên họ đến California, nhưng không có điều kiện để ổn định, nên đã chuyển đến Atlanta. Tại đây, họ xem một ngôi nhà hai tầng giá 120.000 đô-la, nhưng ông không có tiền để mua nhà, hơn nữa ngôi nhà lại gần đường, tiếng ồn giao thông rất lớn, vì vậy họ chỉ có thể rời Atlanta và đến New York.
Khi đến New York, 3 người trong gia đình đã sống tạm trong một căn hộ đơn mà một đệ tử đã nhường lại. Tòa nhà của căn hộ này sau đó đã bị đặc vụ ĐCSTQ chụp lại toàn bộ, và họ gọi đó là “tòa nhà của Lý Hồng Chí”.
Sau đó, họ chuyển đến một ngôi townhouse (nhà liền kề) đơn giản ở Flushing mà một đệ tử đã giúp mua. Tuy nhiên, vì xung quanh vẫn rất ồn ào, họ lại chuyển đến một ngôi nhà độc lập ở New Jersey do một đệ tử mua và nhường cho ông sống. Ngôi nhà độc lập này lớn hơn, có diện tích 3000 feet vuông (khoản 287 mét), nhưng thực ra ở Mỹ nó chỉ là một ngôi nhà bình thường. Kết quả là, đặc vụ Trung Quốc lại tìm đến chụp ảnh và công bố rằng đó là “một ngôi biệt thự khác của Lý Hồng Chí”.
Sau đó, khi cuộc đàn áp ngày càng trở nên nghiêm trọng và tình hình ngày càng nguy hiểm, ông Lý đã sắp xếp cho gia đình mình rời khỏi ngôi nhà này và chuyển đến một nơi ở tạm thời do một đệ tử cung cấp. Sau khi ổn định, ông tự lái xe đi khắp nước Mỹ, khiến (đặc vụ) ĐCSTQ không thể tìm thấy ông. Trải nghiệm không có nơi ở cố định này kéo dài gần một năm.
Vào năm 2000, một đệ tử đã mua một mảnh đất trên núi ở bang New York, cách Manhattan 2 giờ lái xe, nơi có Long Tuyền tự ngày nay, ngoại trừ một ngôi nhà gỗ nhỏ trên khu đất, nơi đây hoàn toàn hoang vu. Ông Lý Hồng Chí vì vậy đã có khoảng thời gian đến ở trong ngôi nhà một tầng này, và cùng với vài đệ tử bắt đầu xây dựng từng chút một.
Trong giai đoạn đầu, ai cũng không có tiền, vì vậy các đệ tử tham gia đều tự bỏ tiền ra, thiếu công cụ gì thì tự mua, nhiều việc đều làm bằng tay, từng bước một xây dựng nơi này. Điều này kéo dài suốt vài năm lao động và cống hiến. Phải đến vài năm sau khi Shen Yun bắt đầu hoạt động, doanh thu mới bắt đầu có, tình hình mới dần được cải thiện.
Rất nhiều đệ tử xuất phát từ sự tôn kính Sư Phụ, nên đã mang đến cho Ngài rất nhiều trà, nên chùa Long Tuyền đã mở phòng trà để chiêu đãi mọi người những loại trà này, đồng thời cung cấp đồ ăn nhẹ. Ban đầu, có người kiến nghị nên thu một chút phí, nhưng ông Lý vẫn bảo rằng phòng trà không được thu phí. Vì sao? Bởi vì rất nhiều người đến uống trà đều là tình nguyện viên làm việc ở Long Tuyền tự, làm việc vất vả như vậy, làm sao còn thu phí? Sau này, khi các đệ tử ở ngoài chùa mang rất nhiều đồ ăn đến cho sư phụ, ông Lý đều bảo mang đến đây hoặc chia cho mọi người.
Phóng viên đã phỏng vấn một trợ lý đã theo ông Lý hơn 20 năm, và hỏi người đó ấn tượng của họ về Đại sư Lý. Người đó nói: “Cuộc sống của thầy rất giản dị, dậy rất sớm, đi ngủ rất muộn, và tự lo liệu mọi thứ, bao gồm cả giặt giũ. Thường thì vào buổi sáng, thầy tự tay giặt quần áo, giặt xong thì phơi khô, dù là ở Long Tuyền tự hay khi đi lưu diễn cùng Đoàn Nghệ thuật Shen Yun, thầy đều như vậy. Mặc dù thầy có gu thẩm mỹ rất tốt, nhưng trang phục của thầy lại rất đơn giản, thường chỉ là một chiếc áo sơ mi và một chiếc quần jeans, đã mặc rất lâu”.
Từ khóa Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun Lý Hồng Chí Recommend Pháp Luân Công