10 điều các bậc cha mẹ hối tiếc nhất khi giáo dục con nhỏ
Cha mẹ luôn muốn mang đến cho con cái của mình cuộc sống tốt nhất. Nhiều người cố gắng làm việc để các con được sống một cuộc sống đầy đủ về vật chất, có người lại nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái vì muốn con của mình có kỷ luật và định hướng mục tiêu, lại có những người khuyến khích con cái tự lựa chọn và dạy trẻ tự đưa ra những quyết định cho bản thân mình
Mỗi gia đình đều có cách nuôi dạy con khác nhau, nhưng có một điểm chung mà tất cả các bậc cha mẹ đều đồng ý: chính là khi họ nhìn lại quá trình dạy dỗ con cái của mình, tất cả họ đều cảm thấy hối tiếc và muốn sửa chữa một số sai lầm đã mắc phải trong quá khứ.
Chắc chắn những năm đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ là khoảng thời gian tuyệt vời nhất mà bạn nên tận hưởng cùng con. Bởi vì trong tương lai, có thể bạn sẽ hối tiếc khi nhìn lại vì một số khoảnh khắc quan trọng đã qua đi và không thể trở lại được nữa.
Vì vậy, hãy xem những điều mà nhiều bậc cha mẹ đã từng hối tiếc, đã từng mắc phải là kinh nghiệm để bạn nuôi dưỡng thiên thần nhỏ của mình.
1. Không thích giao tiếp với con cái
Quá trình phát triển của một đứa trẻ từ lúc sơ sinh đến khi chập chững bước đi rồi lớn lên thật sự cần tiếp xúc thường xuyên với người lớn. Cha mẹ sẽ giúp trẻ hoàn thiện những kỹ năng của mình để có thể tự lập. Nhưng thật ra, cha mẹ cũng cần sự giao tiếp này để mối liên hệ giữa cha mẹ và con trở nên khăng khít hơn.
Giao tiếp là cần thiết nhưng khi có ít thời gian rảnh rỗi thì cha mẹ lại bận rộn làm gì đó và để con tự chơi một mình. Có thể ban đầu bạn sẽ cảm thấy không có vấn đề gì. Nhưng nếu điều này trở thành thói quen, thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ giật mình khi nhận thấy rằng con bạn đã trưởng thành và bạn không thể xen được vào cuộc sống của con nữa rồi.
Không có cách nào để thời gian đã trôi qua quay trở lại, vì vậy hãy cố gắng gần gũi không chỉ về thể chất mà cả về mặt tinh thần với con nhỏ. Hãy tận hưởng thời gian dành cho nhau.
2. Không thường xuyên ôm con
Các nhà khoa học đã chứng minh tầm quan trọng của việc ôm ấp đối với sức khỏe của chúng ta cả về thể chất và tinh thần. Chỉ một cái ôm thôi nhưng có rất nhiều lợi ích, và chắc hẳn bạn sẽ phải đồng ý rằng việc được ôm con vào lòng là một điều rất tuyệt vời.
Đôi khi, cha mẹ không ôm ấp con vì rất nhiều lý do khác nhau nhưng hầu hết những lý do đó là ngụy biện hoặc những lời khuyên sai lầm kiểu như: “đừng ôm ấp trẻ con nhiều quá, sẽ làm trẻ quen được chiều chuộng”, “đừng ôm trẻ con, để nó mạnh mẽ hơn”, v.v…
Theo thời gian, đứa trẻ lớn lên và con sẽ không để bạn ôm như lúc con còn nhỏ. Thế nên hãy tận hưởng thời gian khi trẻ còn nhỏ, hãy ôm con khi bạn còn được con cho ôm nhé.
3. Không chụp ảnh hay ghi lại những khoảnh khắc cùng con
Tất nhiên, sẽ không có gì xấu xảy ra nếu bạn không chụp ảnh cùng các con. Điều đó sẽ không ảnh hưởng đến tinh thần, phẩm chất đạo đức hay sức khỏe thể chất. Nhưng trong tương lai có thể bạn sẽ hối tiếc, khi bạn muốn nhớ lại một số khoảnh khắc quý giá của cuộc đời, và chia sẻ cảm xúc ấy với những đứa con đã trưởng thành của mình thì mới phát hiện ra rằng mình đã không lưu lại khoảnh khắc đó. Nhiều cha mẹ đã thực sự hối tiếc vì không chụp ảnh cùng con nhiều hơn khi con còn bé.
4. Không ghi chú lại những câu nói đầu tiên của con
Những lời nói đầu tiên của con sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu khi được cha mẹ ghi lại. Điều đó không có ảnh hưởng gì trong cuộc sống của bạn, nhưng sẽ là một tài sản quý báu đối với con bạn sau này.
5. Không tham gia các trò chơi sáng tạo cùng con
Không thể khẳng định rằng nếu bạn chơi các trò chơi sáng tạo cùng con thì con bạn sẽ trở thành nghệ sĩ hoặc nhạc sĩ giỏi. Nhưng đó có thể là một cơ hội để phát hiện ra tài năng của con.
Trước hết, nếu bạn gắn kết cùng con trong nhiều hoạt động, thì bạn có thể tìm hiểu được con có hứng thú với điều gì và giỏi cái gì. Sau này bạn có thể phát triển điểm mạnh của con. Kế tiếp, dù cho bất kỳ hoạt động nào chẳng hạn như đọc to cho con nghe, nặn đất sét và chơi đồ chơi… sẽ giúp trẻ phát triển trí thông minh, tưởng tượng và tăng vốn từ vựng. Cuối cùng, việc chơi cùng con sẽ làm cho mối quan hệ giữa bạn và con trở nên thân thiết hơn.
Nhiều cha mẹ hối tiếc vì đã không chú ý đến tài năng của con, mặc dù một số khả năng ở trẻ có thể nhìn thấy được từ rất sớm. Hãy cho con bạn cơ hội để thử nhiều trò chơi khác nhau và đọc sách càng nhiều càng tốt.
Từ khóa Tình cảm gia đình Làm cha mẹ Giáo dục con cái nuôi con Dạy con