Trong cuộc sống, những thói quen xấu sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thể chất và phong thái của một người. Chính vì thế mà người xưa có câu tục ngữ: “Ăn không đỡ chén suy một đời, rung chân nhún vai tổn ba đời”.

thói quen
Tục ngữ có câu: “Đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi, ăn có tướng ăn”, thói quen sống sẽ ảnh hưởng đến thể chất và phong thái của một người. (Ảnh: Dragon Images/ Shutterstock)

“Ăn không đỡ bát suy một đời”

Người xưa có câu: “Ăn cơm bằng miệng, chứ không phải dùng miệng để gắp cơm”. Có nghĩa là khi ăn thì thức ăn cần phải theo đến miệng, không phải miệng đi theo đồ ăn. Người ta khi ăn phải đưa đồ ăn vào đến miệng, chứ không phải lúc nào cũng chúc đầu xuống ăn. 

Bởi vậy nên cổ nhân dạy khi ăn cơm, một tay cầm đũa, còn tay kia cầm bát. Đây cũng chính là phương cách thể hiện thái độ cảm ân đối với từng bát cơm, hạt gạo làm ra.

Nếu một tay cầm đũa mà tay kia không bưng bát thì đôi khi có thể làm đổ bát, thức ăn vung vãi ra bên ngoài. Kiểu ăn này chắc chắn sẽ nghèo khổ cả đời.

Về phương diện sức khỏe, thói quen “ăn không đỡ bát” đem lại nguy hiểm gì?

Khi ăn cơm mà không cầm bát thì người đó thường phải cúi người hoặc vặn mình để giữ thăng bằng cho cơ thể.

1. Nếu bạn cúi người hoặc vặn mình quá lâu, nó có thể gây chấn thương cột sống thắt lưng hoặc căng cơ thắt lưng.

2. Nếu không cầm bát khi ăn, bạn thường phải cúi xuống hoặc cúi đầu xuống, như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Nếu mọi người cúi đầu hoặc cúi xuống quá nhiều khi ăn, có thể làm chậm nhu động của đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây khó tiêu và các vấn đề khác.

3. Ngoài ra, việc không cầm bát sẽ làm tăng nguy cơ bát bị trượt và rơi vỡ khi ăn. Nếu bát bị rơi hoặc bị lật thì canh, cơm nóng và các đồ khác có thể văng ra ngoài, có thể gây bỏng da hoặc bát có thể bị vỡ và làm ngón tay bị thương.

Vì vậy, mọi người nên cầm bát khi ăn để tránh bát bị trượt, rơi vỡ, còn có thể giữ thăng bằng cho cơ thể, tránh chấn thương cột sống thắt lưng, phòng ngừa tai nạn ngoài ý muốn như bỏng.

Thói quen “rung chân nhún vai” gây nguy cơ gì?

Dưới góc nhìn của Nhân tướng học, rung chân là một biểu hiện của tướng phá tài. Cũng có câu “Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc”, người cần tư thế vững chắc, ổn định thì mới tụ được tài lâu dài.

Ngoài ra, rung chân và nhún vai là hành vi của một số người khi họ làm theo thói quen hoặc lo lắng, nếu xảy ra thường xuyên có thể gây ra 4 mối nguy hiểm tiềm ẩn:

1. Mệt mỏi cơ bắp: Thường xuyên lắc chân hoặc nhún vai sẽ khiến các cơ liên quan liên tục co và giãn, dẫn đến mỏi cơ, từ đó có thể gây đau nhức, khó chịu ở cơ.

2. Tổn thương khớp: Thường xuyên lắc chân hoặc nhún vai sẽ khiến các khớp của bạn phải chịu tác động và áp lực liên tục, có thể dẫn đến hao mòn và tổn thương khớp trong thời gian dài.

3. Ảnh hưởng đến tuần hoàn máu: Thường xuyên rung chân hoặc nhún vai sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, khiến máu lưu thông kém, từ đó có thể gây tê tay chân, chóng mặt và các triệu chứng khó chịu khác.

4. Gây căng thẳng tinh thần: Thường xuyên rung chân hoặc nhún vai có thể khiến tinh thần trở nên lo lắng, khó chịu, gây căng thẳng tinh thần và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với những người thường xuyên rung chân hoặc nhún vai, nên chú ý điều chỉnh tư thế và thói quen, duy trì tư thế ngồi và đứng tốt, tránh duy trì một tư thế trong thời gian dài.

Ngoài ra, các bệnh về thần kinh cũng có thể xảy ra, rối loạn thần kinh ở chân hoặc điều khiển chân sẽ khiến chân bị run, thậm chí co giật khi bị kích thích, những triệu chứng này cần được khám và điều trị kịp thời.

Tư thế đứng, ngồi tốt có tác dụng rất lớn đến sức khỏe thể chất. Tục ngữ có câu: “Đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi, ăn có tướng ăn”. Vì vậy, hãy nhớ phát triển những thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.