Cảnh sát Phần Lan phát nhạc cổ điển để hạn chế các hành vi xấu trên bãi biển
- Tuệ Di (t/h)
- •
Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu và bằng chứng chỉ ra rằng nhạc cổ điển đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, không phải ai cũng chú trọng đưa âm nhạc cổ điển vào cuộc sống. Ở Phần Lan, các cảnh sát đã dùng âm nhạc cổ điển nhằm “xoa dịu” tinh thần và hạn chế những hành vi gây rắc rối của những người tụ tập trên bãi biển. Điều khiến mọi người kinh ngạc là phương pháp này thực sự đã rất thành công và có thể kiềm chế hành vi xấu của mọi người một cách hiệu quả.
Theo Tập đoàn Phát thanh Phần Lan (Yle), trong 6 năm qua, cảnh sát ở Espoo, Phần Lan đã chơi nhạc cổ điển tại một bãi biển nổi tiếng sau giờ làm việc.
Từ 6h30 đến 11h30, cảnh sát địa phương sẽ phát nhạc cổ điển trên bãi biển qua hai chiếc loa phóng thanh lớn. Âm nhạc được biểu diễn năm nay bao gồm: ‘The Blue Danube’ của nhà soạn nhạc người Áo Johann Strauss II.
Sĩ quan Mikko Juvonen của đồn cảnh sát khu vực cho biết phương pháp này cũng đã được sử dụng ở nhiều nơi khác trên thế giới và dường như nó mang lại hiệu quả trên cả mong đợi.
Ông Juvonen cũng nói: “Ở những nơi chơi nhạc cổ điển thường không xuất hiện các hành vi phạm tội”.
Ông cho biết cảnh sát bắt đầu sử dụng phương pháp này từ 6 năm trước và nó đã khiến một số thanh niên không đến bãi biển gây rối mỗi năm. Phương pháp này chủ yếu là để ngăn chặn những người trẻ tới đây để tụ tập uống rượu, xả rác và gây gổ đánh nhau…
Trước khi cảnh sát áp dụng phương pháp này, bãi biển nơi đây trở thành địa điểm tổ chức tiệc tùng nổi tiếng của giới trẻ vào cuối mỗi học kỳ. Ngoài việc gây ồn ào, họ còn thường xuyên để lại những đống rác và kính vỡ, gây bức xúc lớn cho người dân địa phương mỗi khi tắm biển.
Tuy nhiên, việc cảnh sát sử dụng phương pháp này cũng gây ra nhiều phản ứng trái chiều từ người dân địa phương. Một cư dân địa phương – Iris Åkesson, dường như không đồng ý lắm.
“Tôi nghĩ điều đó hơi lạ”, cô nói với Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Phần Lan.
Công ty Đường sắt Phương Bắc phát nhạc cổ điển tại ga đường sắt
Như ông Juvonen nói, phương pháp dùng âm nhạc cổ điển để chữa lành này cũng đã được sử dụng ở những nơi khác trên thế giới.
Chẳng hạn như ở Anh, công ty Đường sắt Phương Bắc đã phát nhạc cổ điển tại một số ga trên mạng lưới đường sắt của mình nhằm hạn chế hành vi chống đối xã hội.
Công ty cho biết mỗi đài chỉ phát nhạc cổ điển vào những thời điểm cụ thể và khác nhau với hy vọng có tác động tốt nhất đến mọi người.
Người phát ngôn của công ty nói với BBC rằng năm nay họ sẽ tiếp tục chơi nhạc cổ điển vì nó có thể hạn chế hành vi xấu của mọi người một cách hiệu quả.
Ông cho biết thêm: “Hành khách nói với chúng tôi rằng họ cảm thấy an toàn hơn và chúng tôi nhận thấy số vụ người lảng vảng theo nhóm tại các nhà ga mà không có ý định đi du lịch đã giảm hơn hẳn”.
Ngoài việc hạn chế hành vi chống đối xã hội, âm nhạc cổ điển còn có thể giúp tiết kiệm năng lượng cho ô tô điện.
The Epoch Times trước đó đã đưa tin rằng để nghiên cứu xem việc nghe nhạc ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả lái xe của mọi người, hãng Kia Motors (Kia) của Hàn Quốc đã tiến hành thử nghiệm với chiếc xe điện mới EV6 của mình. Và phát hiện ra rằng nếu nghe nhạc cổ điển khi đang lái ô tô điện này, thì có thể khiến ô tô tiết kiệm năng lượng hiệu quả nhất.
Kết hợp âm nhạc cổ điển vào cuộc sống
Cô James, một nhà khoa học thần kinh từng là nghệ sĩ vĩ cầm chuyên nghiệp cùng với cô Ayako, người hoạt động tích cực trên sân khấu và trên bục giảng đã khuyến khích mọi người hãy đưa âm nhạc cổ điển vào cuộc sống hàng ngày của mình. Dù chỉ một vài thay đổi nhỏ này cũng có thể giúp mọi người nhận ra âm nhạc cổ điển có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân họ đến mức nào.
Trên thực tế, đối với người bình thường, âm nhạc cổ điển cũng không phải là điều mới mẻ. Nhiều bản nhạc cổ điển thực ra rất dễ hiểu. Cô James nói: “Những người chưa từng học nhạc vẫn có thể đánh giá rất tốt âm nhạc”.
Ngoài ra, cô Ayako còn đề cập rằng âm nhạc cổ điển trong thời kỳ cổ điển ban đầu là được dùng để giải trí cho giới quý tộc, hơn nữa, những tác phẩm của các nhà soạn nhạc như Mozart và Haydn rất dễ tiếp cận. Mặc dù có bản chất phức tạp hơn một chút, nhưng âm nhạc cổ điển từ thời kỳ Baroque của các nhà soạn nhạc như Bach và Handel là một sự giới thiệu tuyệt vời về việc thưởng thức âm nhạc. Còn âm nhạc cổ điển của Kỷ nguyên Lãng mạn được đại diện bởi các nhà soạn nhạc như Brahms và Schumann, nó mang đến vẻ đẹp và chiều sâu phong phú.
“Tôi và chồng nghe nhạc vào buổi sáng khi chúng tôi cùng nhau ăn sáng”, cô Ayako tiết lộ chi tiết nhỏ vui vẻ này trong cuộc sống của mình.
“Không gì có thể so sánh được với một buổi hòa nhạc trực tiếp và cách tốt nhất để thưởng thức âm nhạc cổ điển chắc chắn là một buổi hòa nhạc. Vì không có thứ gì khác làm phân tâm nên mọi người có thể tập trung sự chú ý vào việc nghe nhạc, đồng thời còn có thể xem các nhạc sĩ chơi nhạc cụ một cách sống động. Đó chính là giây phút để bạn trải nghiệm niềm vui và hứng thú cao nhất là trong buổi hòa nhạc”, bà James nhấn mạnh.
Trên cơ sở khoa học phương tây, y học hiện đại hay y học cổ truyền cũng đều công nhận âm nhạc đối với cơ thể con người có rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Nhà soạn nhạc Gao Yuan, của dàn nhạc giao hưởng Thần Vận (ShenYun) cũng nói rằng: “Tổ tiên của chúng ta tin rằng âm nhạc có sức mạnh để dung hòa tâm hồn của một người mà y học không thể làm được. Ở Trung Hoa cổ đại, một trong những mục đích đầu tiên của âm nhạc là để chữa bệnh.”
Đến nay, chỉ có nhạc cổ điển và nhạc truyền thống Trung Hoa đã được chứng minh là có lợi cho tinh thần và thể chất cho con người, thậm chí có thể sử dụng như một liệu pháp y học.
Tuệ Di (t/h)
Từ khóa âm nhạc cổ điển Cảnh sát Phần Lan