Đến tuổi trung niên mới hiểu, thì ra bản thân bị tổn thương là do những điều này
- Tuyết Liên
- •
Mọi người thường sẽ không nhận ra cho đến khi họ ở tuổi trung niên và đã trải qua tất cả, rằng hầu hết lý do bản thân bị tổn thương là vì 4 điều nhỏ nhặt này.
1. Thẳng thắng mau miệng, nghĩ gì nói đó
Cổ nhân có câu: “Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm mạc luận nhân phi”, nghĩa là lúc tĩnh thì nghĩ lại mình, lúc nói chuyện thì không bàn lỗi người.
Thật ra nói về đạo lý này thì ai ai cũng đều hiểu, nhưng thực tế không đơn giản để làm được điều này. Thấy người khác mắc lỗi mà không chỉ ra thì cảm thấy mắc nợ; thấy đồng nghiệp làm chưa tốt mà không chỉ ra thì thấy áy náy trong lòng; thấy người thân thích không tiến bộ, không làm tốt thì có một loại cảm giác bất lực, bỏ công bỏ sức vì người ta, mong muốn họ được tốt hơn nhưng lại không như mong muốn.
Trong hồi thứ 72 của ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’, có kể về câu chuyện “Cái chết của Dương Tu” như sau:
Tào Tháo đem quân đến Hán Trung (Đông Xuyên) để đánh Lưu Bị, nhưng lại bị mắc kẹt ở cửa hang Tà Cốc. Tiến thoái lưỡng nan, nếu tiến lên một cách hấp tấp thì chắc chắn sẽ bị thiệt hại, còn nếu rút lui, sẽ lại bị Lưu Bị chế nhạo. Đúng lúc ấy, một đầu bếp đã dâng lên cho Tào Tháo một chén canh gà.
Tào Tháo thản nhiên nói: Vô vị!
Nghe xong mọi người đều không hiểu. Chỉ có Dương Tu hiểu Tào Tháo nói ý gì. Lúc này Dương Tu nói với mọi người rằng, canh gà “ăn thì không ngon, nhưng bỏ đi thì đáng tiếc, ngụ ý là lui binh”.
Sau khi nghe những lời của Dương Tu, quân sĩ nhanh chóng thu dọn hành lý và chuẩn bị trở về nhà.
Tào Tháo lúc này vô cùng tức giận, ông cho rằng Dương Tu đã làm lung lay tinh thần quân sĩ.
Cuối cùng chỉ vì một câu nói mà Dương Tu đã đã mất mạng. Thật đáng buồn thay!
Ngẫm lại câu chuyện cái chết của Dương Tu, thế nhân hiểu ra một điều rằng: “Cái gì cũng biết, cái gì cũng nói” không phải là cách tốt nhất để hòa hợp với người khác, “thiên ngôn vạn ngữ, không bằng yên lặng”, nói đúng lúc đúng chỗ mới chính là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân.
Bởi lẽ không phải ai cũng thích nghe những lời khuyên quá thẳng thắn, đặc biệt là những người đạo đức giả.
Chúng ta mất 3 năm để có thể học nói, nhưng phải mất cả đời để học cách im lặng. Do vậy, từ nay về sau hãy nói ít làm nhiều, khi thật sự muốn nói thì cũng cần suy nghĩ kỹ lưỡng.
2. Mọi cảm xúc vui buồn đều thể hiện ra mặt
Trong tư tưởng của người trưởng thành, mặt mũi thể diện của họ còn quan trọng hơn bất cứ thứ gì.
Người càng nghèo thì càng cố gắng “dát vàng lên mặt”. Người ta thường xuyên đăng ảnh du lịch, đăng quần áo hàng hiệu lên mạng xã hội. Thậm chí có người mà tem mác của quần áo còn không muốn xé ra, đợi đến lúc mặc ra ngoài cho người khác biết bộ quần áo đó đắt tiền như thế nào.
Có những người là dân công sở lại phô trương địa vị khắp nơi, ngay cả những nhân viên bình thường cũng thích khoe khoang thành tích, thổi phồng khả năng của mình.
Còn có những người giàu khi đến bất cứ nơi nào, họ cũng đều coi bản thân là “số 1”, luôn hy vọng rằng mọi người sẽ phục tùng và kính nể.
Bản năng của con người là thích khoe khoang, tự phụ, nhưng sự tu dưỡng làm người chân chính lại là là nhã nhặn, khiêm tốn. Tuy đạo lý này rất đơn giản, nhưng bạn không cách nào có thể ngăn người khác ngừng khoe khoang.
Người thông minh là người biết “nhìn thấu mà không nói thấu”, cho dù người khác nói gì, làm gì họ cũng sẽ bao dung. Giữ thể diện cho người khác cũng chính là để lại một đường lui cho chính mình.
Khi tiếp xúc với mọi người và mọi việc, bất kể bản chất của nó là có tốt xấu đến đâu, bạn cũng không cần phải thể hiện điều đó ra. Hãy luôn cho mọi người nhìn thấy khuôn mặt vui vẻ của bạn, dù gặp phải điều tốt hay xấu, cũng chỉ cần lướt qua nó bằng một nụ cười.
3. Mở miệng liền mượn tiền, thiện cảm dần hao hụt
Có những người luôn lấy tiền của người khác để tiêu xài như thể đó là của mình vậy. Sau khi tiêu hết tiền, lại tiếp tục mở miệng vay tiền và không bao giờ nghĩ đến việc trả lại.
Việc tùy tiện vay tiền của người khác hoặc tùy tiện cho người khác vay tiền điều là những chuyện không nên làm.
Có một câu chuyện như thế này: Nhiều năm về trước, một người phụ nữ đã vay tiền của em trai để xây dựng trang trại nuôi cừu. Lúc ấy người em trai nói rằng vì tiền đã gửi trong ngân hàng nên không thể rút ra được.
Vài năm sau, khi con trai của ông lấy vợ và muốn mua một căn hộ cao cấp, nên ông đã gọi lại cho bà và hỏi vay tiền. Khi này người chị nói, tôi chỉ có thể cho chú vay khoảng 50 triệu đồng.
Thời gian trôi đi, vào một dịp tết Trung thu nọ, anh em họ hàng quây quần ăn tối cùng nhau. Người em trai trong bữa ăn đã nói với giọng điệu chê trách rằng: “Nhiều người có hàng trăm triệu gửi ngân hàng, nhưng họ chỉ sẵn lòng cho tôi vay vài chục triệu, thật là không có tình nghĩa gì cả.”
Suy nghĩ của người em trai hẳn là không có đạo lý. Người thân thích vay tiền của nhau là chuyện bình thường. Thế nhưng ngay khi hỏi vay tiền của ông, chẳng phải ông đã nguội lạnh và cự tuyệt một cách dứt khoát là gì. Xoay ngược trở lại, khi ông đến vay tiền của bà ấy thì bà ấy cũng có quyền từ chối, đây là chuyện đương nhiên.
Thế mới nói, khi bước sang tuổi trung niên, người ta mới hiểu rằng, hãy tự dành dụm cho mình một khoản tiết kiệm, và đừng tùy tiện “bung tiền” để mua tình cảm, cho dù bất kể người đó là người thân, bạn bè hay đồng nghiệp.
Có nhiều cách khiến cho một mối quan hệ bị hủy hoại, và cách dễ nhất là vay tiền. Có lẽ, vừa nói đến tiền, tình cảm liền giảm đi 50%, vừa có tiền trong tay, tình cảm liền giảm đi 90%.
4. Thích tham gia chuyện của người, cuối cùng rước họa vào thân
Trong truyện ‘Tần Khang’ có một đoạn như thế này: “Ông ra đi, trong lòng thầm nghĩ: Ác hữu ác báo, thiện hữu thiện báo, nhưng tại sao người tốt không sống trường tồn mà kẻ xấu lại sống lâu như thế? Rồi đột nhiên ông nghĩ thông ra: Người xấu không biết xấu hổ, làm chuyện xấu mà lương tâm không cắn rứt, còn người tốt lại có rất nhiều quy tắc và chuẩn mực đạo đức, nên khi gặp chuyện thì suy nghĩ lung tung, suy nghĩ nhiều đến mức sinh bệnh.”
Làm người thì phải tử tế và biết bảo vệ mình. Khi gặp một người vô liêm sỉ mà còn nói với họ về phép tắc thì trong mắt họ, bạn liền trở thành người vô lý.
Khi ở tuổi trung niên, bạn đã có thể nhìn thấu rằng “thế gian vô thường” và hiểu rằng “mắt đền mắt, răng đền răng, mạng đền mạng” đây là một nguyên tắc mà bất cứ ai cũng phải hiểu. Chính là làm cho người khác bị tổn thương vì bất cứ lý do gì thì bản thân cũng phải bị trừng phạt y như vậy.
Bạn càng thích tham gia chuyện người khác, thì bạn càng có khả năng sẽ xúc phạm nhiều người hơn, bởi vì khó mà có thể vừa lòng tất cả mọi người. Người có lòng tham thì cho rằng bạn cho đi quá ít, người không biết tốt xấu cho rằng bạn quá vô tâm. Như vậy bạn dựa vào ai để lý luận?
Cuộc sống rất khó khăn, bạn cần học cách giảm bớt gánh nặng, và học cách tự bảo vệ mình một cách khôn ngoan khi tiếp xúc với người khác. Làm người, khi trải qua một chuyện, mới có được một chút trí tuệ.
Do đó hãy chăm sóc tốt miệng của mình và học cách im lặng. Hãy chăm sóc khuôn mặt và học cách mỉm cười. Hãy quản lý tốt tiền của mình và học cách tiết kiệm. Hãy học cách làm người lương thiện và học cách cho đi.
Tuyết Liên biên tập
Từ khóa Tuổi trung niên tổn thương