Dự đoán về “Thế hệ C” – những đứa trẻ sinh ra trong đại dịch COVID-19
- Minh Ngọc
- •
Mặc dù các chuyên gia chưa ủng hộ cách gọi “Thế hệ C” như một số người định nghĩa về những đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ dịch bệnh corona, theo cách mà họ tin rằng đại dịch có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ tiếp theo này.
Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu này có thể ghi dấu ấn vào lịch sử một cách mạnh mẽ như một cuộc chiến tranh – Thường đây là yếu tố chính của một thời kỳ mà các nhà nhân khẩu học sử dụng để định nghĩa thế hệ tiếp theo. Đối với Gen Z (thường được định nghĩa là những người sinh từ năm 1997 đến 2012) và thế hệ sau Gen Z thì “virus corona là thời điểm xác định thế hệ”, theo Jason Dorsey, chủ tịch của Trung tâm Generational Kinetics là công ty nghiên cứu và tập trung chiến lược vào Gen Z và millennials (là thế hệ sinh từ năm 1980 đến 1998, chiếm 32% dân số thế giới và 35% dân số Việt Nam).
“Chúng tôi không chắc chắn rằng đây sẽ là sự kiện duy nhất tách Gen Z khỏi thế hệ sau”, Dorsey chia sẻ. “Nhưng đó sẽ là một cột mốc sâu sắc và quan trọng đến nỗi chúng tôi chắc chắn rằng đó là sự kiện hàng đầu từng nghiên cứu liên quan đến Gen Z.”
“Thế hệ theo sau Gen Z sẽ là những người đầu tiên không nhớ đến virus corona vì họ còn quá trẻ hoặc chưa được sinh ra trong cuộc khủng hoảng này”, Dorsey nói thêm.
Thuật ngữ thế hệ C đến từ đâu?
Trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác thì nhiều người đã gợi ý tên cho những đứa trẻ được sinh ra trong cuộc khủng hoảng virus corona này là: Coronials, Quaranteens hay Baby Zoomers.
Dorsey cho biết lần đầu tiên ông bắt đầu nghe thuật ngữ “Thế hệ C” vào tháng trước từ các khách hàng muốn biết liệu đó có phải là tên chính thức được đặt cho thế hệ tiếp theo hay không. Ông nói rằng một số người đã suy đoán rằng virus corona có thể dẫn đến thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh, mặc dù các chuyên gia nói rằng điều đó là không thể.
Tuy nhiên theo Michael Wood, chủ tịch của công ty nghiên cứu thế hệ 747 Insights cho biết, lần đầu tiên ông bắt đầu nghe thuật ngữ này là khoảng 4 hoặc 5 năm trước. Wood cho biết mọi người đều nghĩ rằng thế hệ sau Gen Z sẽ là những người thích kết nối hơn, thích sử dụng những thiết bị công nghệ để truy cập thông tin hơn bao giờ hết, nhưng mà cái tên Gen “C” này lại chưa bao giờ được sử dụng.
Cách mà những đứa trẻ được sinh ra trong đại dịch
virus corona sẽ được xác định
“Khi các nhà nghiên cứu tìm cách xác định ranh giới giữa millennials và Gen Z là gì thì họ quyết định chọn vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 làm đường phân ranh cho hai thế hệ này”, theo Ruth Igielnik, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Pew. Thế hệ Millennials đã đủ tuổi để hiểu thế giới biến động như thế nào trước và sau ngày 11/9 đặc biệt này, trong khi Gen Z thì không.
Igielnik là người chuyên nghiên cứu xu hướng xã hội và nhân khẩu học đã nhấn mạnh rằng các nhà nghiên cứu chỉ mới đồng ý với thuật ngữ Gen Z khoảng 20 năm về trước và cho rằng những thành phần thuộc thế hệ này chỉ mới 5 hay 6 tuổi và còn quá trẻ để suy đoán những gì định nghĩa chúng.
Wood cho rằng thường thì mất nhiều năm để các nhà nghiên cứu có thể quan sát sự thay đổi trong hành vi và giá trị của thế hệ này và sau đó sử dụng những sự kiện lịch sử để xác định rằng điều gì đã thực sự gây ra sự thay đổi đó.
Làm thế nào virus corona có thể tác động đến những đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ này?
“Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem virus corona sẽ tác động đến Gen Z như thế nào”, Igielnik cho biết, “và thật khó để dự đoán bất kỳ tác động kinh tế nào trong dài hạn”.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ mức thấp trong nửa thế kỷ gần đây, từ 3,5% trong tháng Hai lên 4,4% trong tháng Ba, dự kiến sẽ tăng lên 15% đến 20% trong tháng Tư, theo phân tích của Moody dự đoán đây là con số cao nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái.
“Chúng ta chưa bao giờ có một trận đại dịch như thế này trong những năm gần đây nên đây là điều khó để nói”, Igielnik chia sẻ. “Hoàn cảnh kinh tế chắc chắn có thể đóng một vai trò trong đó.”
Wood cho rằng ngoài những tác động về tiềm năng kinh tế, điều này có thể ảnh hưởng đến “thái độ và giá trị cốt lõi” của những người trẻ theo cách mà nó có thể sẽ không dành cho thế hệ cũ.
“Nó sẽ thay đổi cách những người trẻ tuổi nghĩ về tương lai và suy nghĩ về vai trò của chính phủ liên bang (Mỹ) hay suy nghĩ về các cơ hội giáo dục”, Wood cho biết.
Dorsey, thuộc Trung tâm Generational Kinetics, cho rằng đại dịch này có thể sẽ dẫn đến những thay đổi về cấu trúc và các chuẩn mực mới mà thế hệ tiếp theo có thể được hưởng lợi từ việc thay đổi trong học tập trực tuyến, không gian làm việc, thanh toán mà không cần tiếp xúc, vắc-xin và một số công nghệ mới khác.
“Họ có thể không tham gia trực tiếp vào những yếu tố trên trong thời kỳ dịch bệnh đặc thù này nhưng nhìn chung thì họ vẫn có thể hưởng lợi từ nó”, Dorsey chia sẻ.
Đây liệu có phải là một thế hệ “im lặng” tiếp theo?
Thế hệ im lặng (silent Generation) là thế hệ thuộc tuổi ông bà của chúng ta, những người rơi vào khoảng 70 đến 80 tuổi, họ được sinh ra trong thời kỳ Đại khủng hoảng giống như thế hệ Gen C mà chúng ta đang đề cập đến – những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ bóng tối của đại dịch virus corona.
Wood cho rằng tùy thuộc vào mức độ hy sinh mà thế hệ tiếp theo này phải gánh chịu nhưng rất có thể họ sẽ là người phản ánh những gì chúng ta đã thấy với các thế hệ trước như Thế hệ im lặng (Silent Generation).
Igielnik cho biết sẽ rất thú vị khi so sánh hai nhóm này, nhưng bởi vì có rất nhiều yếu tố thay đổi như công nghệ, giáo dục, sự tham gia lao động và chủng tộc vùng miền nên đây cũng có thể sẽ gây ra việc so sánh khập khiễng và không công minh.
Theo Paul Davidson / USA today
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa Thế hệ C dịch bệnh corona thế hệ “im lặng”