Trong suốt 3 thập kỷ ngủ vùi, Karolina không bị sụt cân, móng tay và tóc không dài ra, tâm trí của cô vẫn hoạt động. Thậm chí cô đã khóc vào ngày anh trai qua đời.

Hãy thử tưởng tượng một ngày bạn nhắm mắt đi ngủ và khi bạn thức dậy, vài thập kỷ đã trôi qua. Câu chuyện hệt như trong cổ tích này thực sự đã xảy ra ngoài đời thực. Một cô gái tuổi teen đã lên giường đi ngủ như bao ngày khác và rồi khi thức dậy, cô bỗng thấy một phần cuộc đời của mình đã trôi qua tự bao giờ. Câu chuyện kỳ lạ về cô gái ấy vẫn còn là bí ẩn cho đến tận ngày nay.

ngủ
(Ảnh: Maciej Es/ Shutterstock)

Nàng “công chúa ngủ trong rừng” đó là Karolina Olsson sinh năm 1862, sống trên đảo Oknö, Thụy Điển. Cuộc sống của cô cứ bình lặng trôi qua cho đến một ngày cú ngã định mệnh đã thay đổi tất cả. Trong một ngày đông lạnh giá, khi đang đi học về, cô đột nhiên bị vấp ngã, đầu đập mạnh lên vỉa hè. 

Sau khi vết thương lành hẳn, cô gái vui vẻ thưởng thức một bát súp nên mọi người đều nghĩ rằng cô đã bình phục hoàn toàn. Đến ngày 22 tháng 2 năm 1876, Karolina (lúc đó 14 tuổi) bỗng nhiên cảm thấy đau răng. Gia đình cho rằng đó là kết quả của thứ ma thuật mờ ám không rõ lý do nên đã khuyên cô đi ngủ. Không ai có thể ngờ rằng mãi 32 năm sau Karolina mới tỉnh dậy.

shutterstock 1007047942
(Ảnh minh họa: Africa Studio/ Shutterstock)

Bác sĩ đã dành nhiều ngày để khám cho cô gái nhưng vẫn không thể kết luận cô mắc bệnh gì. Không giống như tình trạng hôn mê điển hình sau khi gặp tai nạn, Karolina dường như đã chết nhưng đồng thời cũng vẫn còn sống. Điều đáng ngạc nhiên là tóc và móng tay của Karolina không hề mọc dài ra. Cô cũng không bị giảm cân.

Năm 1882, sau 6 năm, Karolina được chuyển đến thành phố Oskarshamn để điều trị bằng liệu pháp sốc điện nhưng không hiệu quả. Các bác sĩ trả cô về nhà và khuyên gia đình hãy hy vọng vào một phép màu. Trong suốt thời gian ngủ, cô không ăn thức ăn đặc mà chỉ uống sữa có đường.

Bệnh viện chẩn đoán cô bị mắc một chứng tê liệt nào đó liên quan đến chứng mất trí nhớ. Điều kỳ lạ về trường hợp này là, cơ thể của Karolina rơi vào tình trạng ngủ say, nhưng tâm trí của cô vẫn hoạt động, vì cô có thể phản ứng với môi trường. Cha mẹ Karolina nhận ra điều này khi một trong những người con trai của họ qua đời. Dù vẫn đang trong trạng thái ngủ say nhưng Karolina đã khóc.

Cuối cùng, vào ngày 3 tháng 4 năm 1908, một người giúp việc đã bắt gặp Karolina bò trên sàn nhà. Cô trông gầy và xanh xao, nhạy cảm với ánh sáng và hơi khó nói chuyện.

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

Bài viết do High Mystery (@highmystery) chia sẻ

Giới truyền thông được một phen dậy sóng. Các phóng viên, bác sĩ và những người tò mò đến tận Oknö để hỏi cô về trải nghiệm kỳ lạ. Tuy nhiên, Karolina không nhớ gì về khoảng thời gian 32 năm đó.

Lúc đó, Karolina đã 46 tuổi nhưng cô vẫn nghĩ bản thân chỉ mới 14. Ngoại hình của cô trông trẻ hơn so với tuổi, giống một người khoảng 25 đến 30. Cô đã thực hiện một số bài kiểm tra tâm thần ở Stockholm. Người ta kết luận rằng cô vẫn giữ nguyên các kỹ năng giống như trước khi rơi vào giấc ngủ sâu. 

40 năm sau khi thức dậy, Karolina tiếp tục sống mà không gặp vấn đề gì. Cô luôn tử tế và cởi mở với cộng đồng của mình. Thật là một điều đáng mừng khi câu chuyện kỳ lạ của Karolina đã có một kết thúc có hậu.

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

Bài viết do Jason Roberts (@jasonrobertsonline) chia sẻ

Ngày nay, thế giới đã ghi nhận thêm rất nhiều trường hợp con người dành phần lớn thời gian cuộc đời để ngủ. Ví dụ như Beth Goodier, một người mắc hội chứng Kleine-Levin. Cô thường ngủ hàng tháng trời và chỉ thức dậy khoảng vài tiếng.