Nhật Bản: Khủng hoảng sinh sản trầm trọng nhất trong 118 năm qua
- Thanh Mỹ
- •
Nhật Bản đang rơi vào cuộc khủng hoảng sinh sản trầm trọng nhất trong 118 năm qua.
Kể từ năm 1899, khi Nhật Bản bắt đầu tổng hợp số liệu về số lượng trẻ sơ sinh được sinh ra mỗi năm thì tổng số trẻ sơ sinh chưa bao giờ giảm xuống dưới 950.000 bé, cho đến năm 2017, tổng số này đã thay đổi rõ rệt.
Vào cuối năm 2017, số liệu mới từ Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy chỉ có 941.000 trẻ sơ sinh được sinh ra, giảm xuống 40.000 trẻ so với năm 2016. Trong khi đó con số tử vong của trẻ tăng đến 3% so với năm 2016.
Cuộc khủng hoảng sinh sản ở Nhật Bản đã kéo dài nhiều thập niên qua. Thế hệ người cao tuổi đang dần dần chết đi, nhưng thế hệ trẻ hơn lại bắt đầu không muốn lập gia đình. Nhật Bản nằm trong số những nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Ước tính mỗi phụ nữ chỉ sinh 1,4 lần trong đời.
Mary Brinton, một nhà xã hội học Harvard đã gọi cuộc khủng hoảng sinh sản này là “cái chết đến với gia đình“.
Các nhà xã hội học nhận định rằng dân số được giữ ổn định khi một quốc gia có mỗi phụ nữ sinh ít nhất 2 lần trong đời. Dưới ngưỡng đó, các quốc gia sẽ thể hiện sự suy giảm dân số giống như Nhật Bản hiện nay.
Các chuyên gia nói rằng điều đó đang khiến cho sự tiêu dùng cùng toàn bộ nền kinh tế phải chịu tổn thất. Các nhà kinh tế gọi thứ vòng xoáy nguy hiểm này (việc người già chết đi, trong khi người trẻ chưa lập gia đình, chưa sinh đẻ) là “quả bom hẹn giờ của nhân khẩu học”.
Các quốc gia khác cũng phải đối mặt với những vấn đề tương tự như Mỹ, Đan Mạch, Trung Quốc và Singapore. Tỷ lệ vô sinh là 1.87, 1.73, 1.6 và 0.81.
Vào năm 2016, nghiên cứu của một công ty Nhật Bản tiến hành cho thấy gần 70% đàn ông Nhật chưa lập gia đình và 60% phụ nữ Nhật chưa lập gia đình không có mối quan hệ nào, mặc dù hầu hết mọi người nói rằng cuối cùng họ vẫn mong muốn kết hôn.
Trong những năm qua, Nhật Bản đã có những nỗ lực lớn để tăng khả năng sinh sản. Thủ tướng Shinzo Abe đặt mục tiêu cho năm 2025 là mỗi phụ nữ Nhật sẽ sinh 1,8 lần trong đời.
Năm 2010, chính phủ Nhật đã đưa ra dự án Ikumen – một chiến dịch nhằm dạy những người đàn ông độc thân về nghệ thuật làm cha bằng cách chăm sóc và thay tã cho búp bê và giúp họ tìm được vợ.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng đang tổ chức các sự kiện hẹn hò nhằm giúp những người trẻ gặp gỡ và làm quen với nhau.
Bộ trưởng Phúc lợi Yasuhisa Shiozaki nói với The Japan Times năm 2016: “Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực trong việc hỗ trợ nuôi dạy trẻ em”.
Theo Business Insider
Thanh Mỹ
Xem thêm:
Từ khóa Tình cảm gia đình Nhật Bản Khủng hoảng sinh sản