Vào ngày 6/8/1945, quân đội Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản khiến nơi này trở thành bình địa và gây ra con số thiệt hại về người rất lớn.

42-15914840
Hiroshima sau thảm họa hạt nhân nguyên tử. (Ảnh: hiroshima.australiandoctor.com.au)

Dù các nhà khoa học dự đoán rằng trong vòng 75 năm sau khi vụ nổ xảy ra, nơi này sẽ không có cả một ngọn cỏ, nhưng điều khiến người ta bất ngờ đó là vào mùa xuân năm sau, ở đây lại có cây cối đâm chồi. Điều này không chỉ chứng minh sức sống mạnh mẽ ở mảnh đất này, mà còn mang đến niềm hy vọng xây dựng lại nơi đây cho những người may mắn sống sót.

hibaku-jumoku-12
Một cây “Hibaku Jumoku” có sức sống mạnh mẽ. (Ảnh: ken/Flickr)

Trong thảm họa hạt nhân làm chấn động Nhật Bản này, tại khu vực ở gần trung tâm nổ bom nguyên tử có hơn một trăm cây cối may mắn sống sót. Tuy chịu tổn thương nặng nề hoặc bị cháy xém, nhưng những cây này hồi phục rất nhanh và còn sống cho đến ngày hôm nay.

Hiện nay, tại 55 địa điểm trong bán kính 2 km cách nơi nổ bom nguyên tử tổng cộng có 170 cây với 32 chủng loại còn sống. Những cái cây có sức sống mạnh mẽ này được gọi là “Hibaku Jumoku” (cây bị nổ), phía trước mỗi cây đều có đặt một tấm biển để thế hệ sau tưởng nhớ.

Hibaku Jumoku
Một cây bạch đàn “Hibaku Jumoku” sống sót sau thảm họa hạt nhân. (Ảnh: Wikipedia)

Hiện nay, khắp nơi ở Hiroshima đều có cây cối sinh trưởng, trong đó có rất nhiều cây được trồng sau Thế chiến thứ II, những người quyên tặng cây đến từ Nhật và và các nơi trên thế giới. So với những cái cây này thì những cây “Hibaku Jumoku” có “chứng minh thư” rõ ràng là độc nhất vô nhị và trở thành di tích lịch sử sống.

cay song sot, Hibaku Jumoku
Một cây “Hibaku Jumoku” sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. (Ảnh: Flickr)

Trong tất cả những cây “Hibaku Jumoku”, có một cây liễu gần nơi xảy ra vụ nổ nhất, chỉ cách 370 m. Tuy bị đổ trong vụ nổ, nhưng rễ của nó vẫn còn sống, sau này lại đâm chồi mới và lớn lên khỏe mạnh.

Hibaku Jumoku
Cây liễu “Hibaku Jumoku”. (Ảnh: Flickr)

Thành phố Hiroshima đã chia sẻ với mọi người cả ở Nhật Bản và nước ngoài hạt và mầm của những cái cây này, vì vậy “hậu duệ” của những loại cây này có mặt ở khắp các nơi trên thế giới, có lẽ điều này sẽ nhắc nhở mọi người đừng quên nỗi đau của giai đoạn lịch sử này.

Ngoài những cây “Hibaku Jumoku”, còn có một cây bonsai cổ thụ hơn 390 năm tuổi ở cách nơi xảy ra vụ nổ 3 km cũng đã sống sót như một kỳ tích. Nhiều năm sau, cây thông trắng Nhật Bản này được tặng cho Hoa Kỳ và hiện nay được chăm sóc tại Vườn thực vật Quốc gia Hoa Kỳ để “an hưởng tuổi già”.

This 390 Year-old Bonsai Tree Survived Hiroshima
Cây thông trắng này của Nhật được trồng vào năm 1625. (Ảnh: Reddit)

Ngọc Trúc

Xem thêm: