Sách mới về cuộc đời của thẩm phán Clarence Thomas
- Bình Minh
- •
Thẩm phán Clarence Thomas, người da đen thuộc phe bảo thủ, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc lật ngược vụ án Roe v. Wade (Roe kiện Wade) của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, chấm dứt quyền phá thai được thiết lập từ phán quyết của vụ án này cách đây gần 50 năm. Một người bạn của ông đã ra mắt cuốn sách mới kể câu chuyện phía sau về Thomas.
Thẩm phán Tòa án Tối cao, ông Clarence Thomas, vẫn luôn bị phe cánh tả phỉ báng suốt nhiều thập kỷ. Nhưng người bạn thân của ông đã kể câu chuyện của vị đại thẩm phán này trong một cuốn sách mới, dựa trên 25 giờ trò chuyện thẳng thắn với ông.
Mark Paoletta, cựu trợ lý luật sư của Tổng thống Bush Sr. (George Bush cha), đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận ông Thomas là đại thẩm phán. Theo thời gian, hai người đã trở thành bạn thân của nhau.
30 năm qua, hai gia đình đã đi nghỉ cùng nhau và thường xuyên đến thăm hỏi viện dưỡng lão ở New Jersey. Nữ tu người Ireland đã dạy ông Thomas tại trường giáo xứ Thiên Chúa giáo toàn người da đen sống biệt lập trong viện dưỡng lão.
Đến nay, hai ông Paoletta và Thomas vẫn thường xuyên trò chuyện với nhau.
Tình bạn của họ lên đến đỉnh điểm khi Paoletta và người khác đã viết một cuốn sách có tên “Sinh ra bình đẳng: Clarence Thomas nói như thế này”, mang đến một cái nhìn độc đáo về vị đại thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
Paoletta nói với Fox News Digital: “Tôi mệt mỏi với những cuộc tấn công liên tục nhằm vào Thẩm phán Thomas từ Hollywood và những nơi khác.” “Một trong những điều bạn thực sự nhận được từ cuốn sách là Thẩm phán Thomas đã cực lực chống lại phe cánh tả, cùng các chính sách và chiến lược tự do của họ.”
Paoletta cố gắng kể câu chuyện có thật về người bạn của mình, ông ấy được giới thiệu với Michael Pack, một nhà làm phim tài liệu quan tâm đến việc làm phim về Thomas.
Nhưng Pack không muốn sử dụng một bộ phim tài liệu truyền thống để trình bày 2 mặt của một vấn đề hoặc một câu chuyện, mà muốn ông Thomas kể câu chuyện cuộc đời của chính mình. Vì vậy Paoletta bắt đầu thuyết phục người bạn cũ của ông ngồi xuống và trò chuyện.
Ông nói: “Thẩm phán Thomas không bao giờ quan tâm đến việc bảo vệ danh tiếng của mình hay bản thân”, nhưng “cuối cùng, (ông ấy) đã đồng ý trả lời phỏng vấn.”
Cuối cùng, cả hai đã gặp nhau vài lần và có những cuộc trò chuyện kéo dài 25 giờ. Họ thường gặp nhau vào sáng sớm và trò chuyện cho đến giờ ăn trưa.
“Giống như mọi chuyện mà thẩm phán Thomas làm, khi ông ấy đưa ra một lời hứa, ông ấy sẽ kiên trì đến cùng.” Paoletta nói việc biến mọi thứ về một đại thẩm phán của Tòa án Tối cao, người hiếm khi nói chuyện với giới truyền thông, thành một bộ phim dài 2 tiếng là khá khó.
Ông Paoletta nói: “Bạn biết đấy, ông Clarence Thomas kể về cuộc đời, cuộc hành trình của ông ấy, về luật học (các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật nói chung), và cách nghĩ của mình trong 25 giờ. Michael Pack đã làm bộ phim, và có tất cả những đoạn clip này trong đó. Tôi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn này. Bạn biết đấy, tôi đã xem những thứ này và tôi nghĩ những cuộc trao đổi này là vàng, điều này sẽ rất tuyệt trong một bộ phim.”
“Trong vòng 2 giờ, [bộ phim] đã phải cắt bỏ rất nhiều cuộc nói chuyện kể về mọi khía cạnh trong cuộc sống của ông ấy. Vì vậy, ý tưởng của chúng tôi là, tập hợp chúng thành một cuốn sách, để có thể tận dụng những cuộc phỏng vấn này ở mức độ lớn hơn,” Paoletta cho biết.
Bộ phim từng đoạt giải thưởng của Pack có tên “Sinh ra bình đẳng: Clarence Thomas nói như thế này” được khởi chiếu vào năm 2020. Hai ông Paoletta và Pack quyết định đồng tác giả sáng tác một cuốn sách cùng tên, và hơn 95% nội dung cuốn sách đều chưa từng xuất hiện trong phim tài liệu.
“Đối với hầu hết độc giả, tôi cho rằng điều ngạc nhiên nhất đối với những người không quen thuộc với thẩm phán Thomas là ông ấy là một người đàn ông ấm áp và hạnh phúc, và trung thành như thế nào với những người từng giúp đỡ mình, cũng như vui vẻ giúp đỡ người khác”, ông Paoletta nói.
Ngày 21/6, 3 ngày trước phán quyết mang tính bước ngoặt trong vụ Roe v. Wade liên quan đến phá thai bị lật ngược, cuốn “Sinh ra bình đẳng: Clarence Thomas nói như thế này” đã được ra mắt.
Thomas cùng với các Thẩm phán Neil Gorsuch, Amy Coney Barrett, Brett Kavanaugh và Samuel Alito đã xác nhận lệnh cấm phá thai 15 tuần của bang Mississippi và đảo ngược tiền lệ Roe kiện Wade trong vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson.
Chánh án John Roberts đồng ý với đa số ủng hộ luật của bang Mississippi, nhưng không đồng ý với việc lật ngược phán quyết vụ Roe v. Wade.
Quyết định cuối cùng của Tòa án Tối cao đã khiến phe cánh tả và nhóm ủng hộ phá thai tức giận. Nhưng những người thuộc phe bảo thủ lại ca ngợi thẩm phán Thomas vì lập trường kiên định của ông.
Ngày 24/6, trên Newsmax, Mục sư Franklin Graham đã ca ngợi quyết định của Tòa án Tối cao lật lại án lệ Roe kiện Wade, trong đó ông gọi việc phá bỏ hơn 60 triệu thai nhi kể từ phán quyết mang tính bước ngoặt cách đây gần 50 năm là một “tội ác diệt chủng đối với những đứa trẻ chưa sinh ra.” Theo một ước tính, có đến hơn 63 triệu ca phá thai đã diễn ra ở Hoa Kỳ kể từ quyết định của Tòa án Tối cao khi đó.
Paoletta cho rằng phe cánh tả “đã cố gắng lật đổ thẩm phán Thomas kể từ ngày ông đến Washington,” trong khi những người phe cấp tiến cố gắng “gạt ông ra ngoài lề” vì ông kiên trì bảo vệ đức tin của mình.
Paoletta cho biết, phán quyết trong vụ Dobbs chỉ là quyết định mới nhất của thẩm phán Thomas khiến những người theo chủ nghĩa tự do cấp tiến phẫn nộ. Nhưng điều này lại không hề khiến bất kỳ ai theo dõi ông cảm thấy kinh ngạc.
“Thẩm phán Thomas không bao giờ cúi đầu trước các cuộc công kích của họ,” Paoletta nói. “Từ năm 1992 đến nay, Thẩm phán Thomas vẫn luôn viết về việc lật ngược vụ Roe v. Wade. Vì vậy, 30 năm qua, ông ấy vẫn luôn viết những bài như thế này.”
“Trong phim và trong sách, Thẩm phán Thomas nói về cách những người to nhất, không khoan dung nhất mà ông từng gặp, những người phân biệt chủng tộc, [họ] đã trở thành những nhà hoạt động phe cấp tiến hiện đại,” Paoletta nói.
“Ông ấy nói về cách những người phe cánh tả hoặc các nhà hoạt động cấp tiến đưa ra những đánh giá dựa trên kết quả như thế nào. Họ không quan tâm đến quá trình. Họ chỉ muốn một kết quả nhất định. Đó chính là nội dung cuốn sách.”
Thẩm phán Thomas là người phục vụ công lý lâu nhất tại Tòa án Tối cao Mỹ, ông đã đưa ra một loạt khuyến nghị đối với thông báo trước đó của Tòa án Tối cao Mỹ nhằm lật ngược những phán quyết trong quá khứ liên quan đến vấn đề quyền phá thai.
Nhưng một phần tài sản của Thẩm phán Thomas, theo Paoletta, là sự dũng cảm của ông ấy, dám suy nghĩ độc lập, mà không sợ làm một số người tức giận.
“Tôi nghĩ ông ấy sẽ được coi là một trong những thẩm phán vĩ đại nhất của chúng ta. Ông ấy là một người theo chủ nghĩa nguyên thủy (tôn sùng Hiến pháp), có can đảm áp dụng Hiến pháp, trung thực với Hiến pháp và đưa nó vào văn bản của pháp luật. Ông ấy là một người da đen thuộc phe bảo thủ, dám có tư tưởng của riêng mình. Đó là điều khiến phe cánh tả phát điên và phẫn nộ.”
Paoletta nói: “Tài sản mà ông ấy lưu lại là, ông ấy – một vị thẩm phán dũng cảm, trung thành thực thi Hiến pháp, trung thành chấp hành các quy định của pháp luật. Vai trò của ông ấy trong hệ thống Hiến pháp của chúng ta được ghi nhận. Đây là một người có thể dành cho Hiến pháp trong cơ cấu chính phủ của chúng ta sự tôn trọng cao nhất.”
Sau khi những người ủng hộ phá thai trên nền tảng Twitter công kích Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vì lật ngược vụ Roe kiện Wade, câu nói dè bỉu chủng tộc “Uncle Clarence” (tạm dịch: Bác Clarence) đã thịnh hành trên Twitter. Đặc biệt, còn xuất hiện rất nhiều lời đe dọa giết chết Thẩm phán Tòa án Tối cao Clarence Thomas.
(Thuật ngữ Uncle Tom (trích ra từ Túp lều bác Tom) hay House Nigger ám chỉ người nô lệ da màu luôn phục tùng, muốn giành được sự đồng tình của người da trắng; ông bị coi là phản bội lòng trung thành văn hóa hoặc xã hội của họ, theo Urban Dictionary và Oxford Language.)
Ông Paoletta cũng nói rằng tâm trạng của Thẩm phán Thomas “rất tốt” kể từ sau phán quyết vụ Dobbs. Ông hoàn toàn thờ ơ với các cuộc tấn công từ phe cánh tả.
“Ông ấy không tìm kiếm sự khẳng định từ những người này. Họ đang cố gắng tiêu diệt ông ấy, nói dối về ông ấy, hòng bóp méo cuộc sống của ông ấy. Nhưng ông ấy có bạn bè, gia đình, vợ và đức tin của ông ấy, hơn nữa ông ấy còn đang sống rất tốt.” Paoletta nói: “Ông ấy là vị đại thẩm phán có sức ảnh hưởng nhất, cuộc sống của ông ấy ở Hoa Kỳ khiến mọi người phải kinh ngạc như vậy.”
Từ khóa Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ án lệ Roe v Wade Clarence Thomas