Rất nhiều người đang tự hỏi liệu Bitcoin có phải là “bong bóng”? Đặc biệt là khi giá trị của nó đã tăng vọt từ 12.000 USD lên 15.000 USD tuần qua.

Bitcoin có phải bong bóng
(ảnh: Youtube)

Chúng ta hãy cùng lắng nghe ý kiến của hai chuyên gia về bong bóng là Brent Goldfarb, giáo sư ngành kinh doanh của đại học Maryland, và William Deringer, nhà sử học tại trường MIT (Mỹ). Cả hai vị học giả này đều đã nghiên cứu lịch sử và tính chất chất kinh tế của các bong bóng.

Cả hai học giả đều thấy có sự tương đồng giữa các bong bóng mà họ từng nghiên cứu và trào lưu Bitcoin hiện nay. Các bong bóng thường là do các công nghệ mới (như đường sắt ở Anh vào những năm 1840s hay Internet những năm 1990) hay bởi các đổi mới về tài chính (như kỹ thuật tài chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008).

Bitcoin vừa là một công nghệ mới lại vừa là một sản phẩm tài chính mới.

Ông Deringer nói: “Rất nhiều các bong bóng trong lịch sử có liên quan đến một số công nghệ tài chính mà người ta không dự đoán được mức độ ảnh hưởng của chúng. Những đổi mới về tài chính này đã tạo ra sức nóng quá nhanh khiến cho người ta không dự đoán nổi.”

Cả 2 học giả trên đều không muốn dự đoán khi nào thì sự bùng nổ về Bitcoin hiện nay sẽ kết thúc. Nhưng Goldfarb cho rằng Bitcoin đang bộc lộ ra dấu hiệu truyền thống của bong bóng ở giai đoạn cuối, đó là “thay đổi bất thường và sự phấn khích mạnh của người mua.”

>> Nhà kinh tế trưởng của Citigroup: Giá trị cân bằng của Bitcoin bằng 0

Ông Goldfarb dự đoán rằng trong những tháng tiếp theo chúng ta sẽ thấy câu chuyện về những người giàu lên nhờ Bitcoin còn nhiều hơn nữa, như vậy sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư “non tay”. Như vậy, chỉ cần có một sự kiện nào đó kích hoạt tâm lý lo lắng thì thị trường sẽ lao dốc.

Theo ông Deringer, “Sự bất định về giá trị luôn là vấn đề lớn của các bong bóng”. Không giống như cổ phiếu hay trái phiếu, Bitcoin không chia lợi tức nên khó tính được giá trị thật của đồng tiền là bao nhiêu. “Rất khó để chỉ ra nền tảng của Bitcoin là gì.”

Sự bất định này đã cho phép giá trị của Bitcoin tăng lên 1000 lần trong 5 năm qua. Nhưng nó cũng có thể khiến thị trường trở nên lung lay nếu các nhà đầu tư bắt đầu mất niềm tin.

Cơn sốt Bitcoin giống với bong bóng hoa tulip thế kỷ 17

Khi nhắc đến câu chuyện về việc Bitcoin tăng giá, một số người so sánh với bong bóng hoa tulip, một trong những bong bóng lớn nhất và sớm nhất trong lịch sử.

Vào những năm 1630, hoa tulip vẫn còn mới mẻ đối với châu Âu vì mới được đưa vào từ Trung Đông. Nhu cầu tăng cao vì hoa có màu sắc và hình dạng bắt mắt. Cơn sốt lên đến đỉnh cao vào mùa đông 1636-1637, đến nỗi những người đầu cơ đã đặt giá hoa tulip cao hơn 20 lần. Sau đó thị trường sụp đổ và trở về mức bình thường vào tháng hai.

Bitcoin có phải bong bóng
(ảnh qua blog.evercoin.com)

Cả hai ông Deringer và Goldfarb đều thấy được sự tương đồng giữa bong bóng tulip và sự bùng nổ Bitcoin hôm nay.

“Bong bóng tulip là bong bóng công nghệ,” Goldfarb nói. “Người ta đã lai tạo các hạt giống nhưng không biết chắc màu sắc hoa sẽ như thế nào cho đến khi chúng lớn lên.” Tính bất định đó đã khiến cho tulip có vẻ bí ẩn và tiềm năng tăng giá trị.

Theo ông, giá trị của một thứ không chỉ là giá trị kinh tế mà còn là mức độ hay ho của nó. Ở trường hợp này, sở hữu Bitcoin có thể cho thấy bạn là người cũng khá am hiểu công nghệ và có vẻ khá phong cách. Cũng vậy, việc sở hữu hoa tulip khiến cho bạn nổi bật trong xã hội Hà Lan thế kỷ 17.

Vì sao Bitcoin khó định giá?

Bitcoin có phải bong bóng
(ảnh: Andrzej Barabasz)

Bong bóng Bticoin và tulip khá là bất thường vì chúng không tạo ra bất kỳ thu nhập nào cho người sở hữu. Khi ai đó mua một cổ phiếu công nghệ, họ kỳ vọng rằng công ty đó cuối cùng sẽ có lãi và trả cổ tức. Ví dụ như cổ phiếu đường sắt vào thế kỷ 19 và cổ phiếu máy bay vào những năm 1920.

Trong tất cả những công ty này, giá cổ phiếu tăng vọt trong thời kỳ đầu mới thành lập, khi đó các công ty vẫn đang xây dựng công nghệ và các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào lợi nhuận lớn trong tương lai. Nhưng khi các công ty bắt đầu thực sự hoạt động và có lãi từ công nghệ mà họ xây dựng, thì kết quả thường gây thất vọng.

>> Hacker trộm số bitcoin trị giá hàng triệu USD, chỉ bằng số điện thoại của khổ chủ

Bitcoin thì khác, nó không có tiền lãi, cổ tức hay các loại lợi ích khác. Nó là một loại cổ phiếu công nghệ mãi mãi ở vào giai đoạn “đầu tư ban đầu” chưa sinh ra doanh thu. Điều này càng cho thấy ít khả năng sẽ có thay đổi gì đó khiến các nhà đầu tư thay đổi thái độ về Bitcoin.

Goldfarb so sánh Bitcoin với các tài sản “khan hiếm nhân tạo” ví dụ như các tác phẩm nghệ thuật. “Khi người ta còn tin nó thì sẽ có giá trị,” ông nói.

Tuy nhiên, chúng ta không nên tranh luận quá xa thêm nữa. Bitcoin không trả cổ tức, nhưng giá trị của nó có thể bị đẩy lên rất cao nếu có nhiều người dùng mạng Bitcoin. Nguồn cung cấp Bitcoin cũng giới hạn ở mức tối đa là 21 triệu coin, nên nếu nhiều người muốn thanh toán bằng mạng Bitcoin, thì giá trị của nó sẽ còn tăng nữa (hay ít nhất là giữ ổn định ở mức cao) để đáp ứng nhu cầu đó.

Một khả năng khác kỳ quái hơn là Bitcoin có thể được công nhận là vàng phiên bản kỹ thuật số. Người ta cũng khó phân tích ra giá trị thực của vàng như Bitcoin vậy. Vàng không có cổ tức và chỉ có một nửa nguồn vàng trên thế giới là được dùng làm trang sức hay dùng trong công nghiệp.

Rất nhiều vàng được cất trong hầm để làm nguồn tích trữ lâu dài, nhằm tránh lạm phát và đối phó các biến động toàn cầu. Sự đầu cơ tích trữ này có ảnh hưởng lớn tới giá vàng. Nếu mọi người đều tin rằng đầu tư vào vàng là tốt thì chính niềm tin ấy khiến cho nó là tốt.

Thành Đô tổng hợp

Xem thêm: