Bộ Công thương vừa đề xuất cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được điều chỉnh giá bán điện bình quân tăng thêm 3%-5% so với giá điện hiện hành và nằm trong khung giá. Đồng thời, chu kỳ thời gian điều chỉnh giá được đề xuất còn 3 tháng, thay vì 6 tháng một lần như trước.

Tập doàn EVN lỗ 6 tháng dầu năm 2022 EVN lỗ hơn 16000 tỷ dồng EVN lỗ hàng tỷ dồng 1620892129
Trong 6 tháng đầu năm 2022, EVN lỗ sau thuế hơn 16.580 tỷ đồng. (Ảnh: Evgenii mitroshin/Shutterstock)

Hiện giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,37 đồng một kWh, áp dụng từ hôm 4/5/2023. Mức này được Chính phủ quy định cứng (theo từng thời kỳ, năm) và là căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp.

Theo Quyết định 24 áp dụng từ năm 2017 đến nay, EVN được điều chỉnh giá điện nếu giá bán lẻ bình quân tăng từ 3% do các thông số đầu vào các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối – bán lẻ điện, điều hành – quản lý… tăng.

Tại dự thảo này, Bộ Công thương đề xuất nếu giá điện bình quân tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN được tăng giá ở mức tương ứng.

Sau khi tăng, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trường hợp giá điện tăng từ 5 đến dưới 10%, thẩm quyền quyết định tăng giá sẽ do Bộ Công Thương quyết định. Còn với mức tăng giá bán lẻ bình quân trên 10% so với giá hiện hành và trong khung quá, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.

Cũng theo dự thảo lấy ý kiến, thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng, thay vì 6 tháng như hiện nay.

Bộ Công Thương cho hya sau khi tiếp thu ý kiến từ các khách hàng, doanh nghiệp, cơ quan này đề xuất giá bán lẻ điện bình quân sẽ có tăng, giảm với biên độ cụ thể hơn. Theo đó, EVN sẽ tính toán giá bán điện bình quân trên cơ sở kế hoạch cung cấp, vận hành hệ thống điện và kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của tập đoàn này.

Tuấn Minh