Dự thảo mới trình Chính phủ cho thấy giá bán lẻ điện được phép tính thêm các khoản lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: chênh lệch tỷ giá trong thực hiện hợp đồng mua bán điện, lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí khác chưa được tính vào giá điện…

tap doan EVN dien luc EVN 15163791351 scaled
EVN hiện ôm rất nhiều khoản lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng, nguy cơ giá điện tăng sốc trong thời gian tới. (Ảnh: Evgenii mitroshin/Shutterstock)

Bộ Công thương vừa trình dự thảo quyết định thay thế quyết định 24 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Trong đó, Bộ này sửa đổi phương pháp lập giá bán điện bình quân, công thức tính giá, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Cụ thể, giá bán lẻ điện cho phép thu hồi khoản lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh điện, bao gồm chênh lệch tỷ giá trong thực hiện hợp đồng mua bán điện, lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các chi phí khác chưa được tính vào giá bán lẻ điện nhưng được xác định trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN được quyết định. Mức tăng từ 5% đến dưới 10% sẽ do Bộ Công thương quyết. Nếu tăng từ 10% trở lên, phải báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Dù ở khâu phát điện đã có nhiều thành phần tham gia, nhưng khâu truyền tải, phân phối và quản lý ngành cũng như giá điện nói chung đều được hạch toán bởi EVN.

Do đó, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng với một ngành đang tồn tại vị trí độc quyền, Nhà nước cần phải định giá bán. Đặc biệt khi EVN đang tồn tại nhiều khoản lỗ và có nguy cơ mất cân đối tài chính do việc dồn nén nhiều khoản chi phí được “treo” lại trong thời gian qua.

Riêng năm 2022, Tập đoàn EVN đã lỗ hơn 26.000 tỷ đồng (chưa kể lỗ tỷ giá), từ hôm 4/5/2023, EVN đã tăng 3% giá bán điện lên mức 1.920 đồng/kWh (chưa VAT).

Với mức tăng hồi tháng 5, EVN cho biết doanh thu tập đoàn tăng thêm 8.000 tỷ đồng trong năm 2023, chưa đủ bù các khoản lỗ.

Đức Minh