Dòng vốn đầu tư 145 nghìn tỷ USD đang đổ dồn về châu Á
Cứ mỗi ngày trôi qua lại có một tỷ phú mới được “sinh ra” ở châu Á. Khối tài sản của khu vực châu Á đang ngày càng phình to, với tốc độ tăng vượt hơn gấp đôi hai thị trường lớn của thế giới là Mỹ và châu Âu để trở thành khu vực có khối tài sản tăng nóng nhất toàn cầu.
Khối tài sản của khu vực các nền kinh tế mới nổi đang gia tăng mạnh sẽ định hình lại mô hình quản lý tài sản toàn cầu.
Ước tính cứ mỗi ngày trôi qua lại có một tỷ phú mới được “sinh ra” ở châu Á. Sự giàu có ngày càng tăng này đã làm nhen nhóm sự thay đổi trong thế giới đầu tư, khi các thị trường mới nổi vượt trội hơn cả Mỹ và châu Âu vốn là hai thị trường thống trị bấy lâu nay.
Số liệu từ công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PricewaterhouseCoopers cho thấy, tổng tài sản toàn cầu đang được quản lý ước đạt gần gấp đôi đến 145.400 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mức dự báo tăng 145% trong khu vực này nhiều hơn gấp đôi mức tăng ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Tất cả mọi chú ý đang đổ dồn vào Trung Quốc, sau khi chính quyền Bắc Kinh cho biết hồi tháng 11, rằng họ sẽ mở cửa ngành công nghiệp quản lý tài sản trong nước cho người nước ngoài. Đồng thời, Trung Quốc sẽ theo đuổi mục tiêu tăng giá trị tài sản nước này lên hơn gấp 5 lần vào năm 2030, theo ước tính của công ty quản lý tài sản Casey Quirk của Deloitte.
Theo Miranda Carr, chuyên gia chiến lược vĩ mô của Trung Quốc tại công ty tư vấn đầu tư Haitong Securities có trụ sở tại Anh quốc, lương hưu của Trung Quốc, vốn đã được huy động vào tiền gửi ngân hàng và trái phiếu, đã đa dạng hóa thành các khoản đầu tư thay thế trong thời gian gần đây vì dân số già và hưu trí.
“Bạn có tài sản hưu trí ngày càng gia tăng, các cá nhân đang đầu tư nhiều hơn vào các loại quỹ truyền thống, và các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cách thu hút những nhà đầu tư trung lưu và giàu có ở Trung Quốc”, bà Carr nói trong một cuộc phỏng vấn.
Theo Bloomberg,
Chân Hồ
Xem thêm:
Từ khóa châu Á tài sản toàn cầu đầu tư quốc tế