Trung Quốc từ năm ngoái bắt đầu cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản, nhưng gần đây họ tuyên bố sẽ dần nối lại nhập khẩu. Nikkei (Nhật Bản) phân tích, lý do đằng sau là Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng nghiêm trọng, buộc phải tìm kiếm lối thoát ở châu Á.

Hai sai Nhat Ban
Bức ảnh này chụp vào ngày 19/1/2023 cho thấy, ngư dân đang làm việc tại Cảng cá Matsukawaura ở thành phố Soma thuộc tỉnh Fukushima của Nhật Bản. (Nguồn ảnh: PHILIP FONG/AFP qua Getty Images)

Theo Newtalk (Đài Loan), từ năm ngoái Trung Quốc áp đặt lệnh cấm toàn diện sản phẩm thủy sản Nhật Bản, sau vấn đề nước thải hạt nhân đã xử lý từ Nhà máy hạt nhân Fukushima Số 1 bắt đầu được thải ra biển, nhưng hôm 22/9 Trung Quốc bất ngờ tuyên bố chính phủ hai nước đã đạt thỏa thuận, theo đó Trung Quốc sẽ khởi động lại việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn trong bối cảnh các biện pháp giám sát bổ sung của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Phân tích của Nikkei chỉ ra, bầu cử tổng thống Mỹ sắp tổ chức vào tháng 11, nhưng bất kể tổng thống Mỹ khóa sau thuộc phe nào thì cuộc đối đầu Mỹ – Trung kể từ chính quyền cựu Tổng thống Cộng hòa Trump vẫn sẽ tiếp tục. Ngoài ra, hiện nay Trung Quốc đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như vỡ bong bóng thị trường bất động sản và suy thoái kinh tế, khó có thể có triển vọng lạc quan về phục hồi kinh tế trong thời gian ngắn. Trong hoàn cảnh như vậy, chính quyền Tập Cận Bình phải tìm một lối thoát ngoài quan hệ với Mỹ, và con đường này chính là thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước châu Á và Liên minh châu Âu. Đối với châu Á, các nền kinh tế lớn Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt quan trọng.

Cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản sẽ được tổ chức vào ngày 27/9, thực chất là bầu cử người kế nhiệm Thủ tướng Fumio Kishida, hiện có 9 ứng viên đang tranh luận mạnh mẽ về các vấn đề chính sách an ninh, chính sách đối với Trung Quốc tập trung vào kinh tế, cũng như vấn đề Đài Loan… Trung Quốc hy vọng sẽ điều chỉnh lại mối quan hệ Trung-Nhật căng thẳng hiện nay trước khi chính phủ mới của Nhật Bản ra mắt vào tháng tới, theo đó lựa chọn phù hợp nhất có thể là việc kết nối lại nhập khẩu thủy sản Nhật Bản, tất nhiên cũng vì thị trường Trung Quốc có nhu cầu đối với thủy sản Nhật Bản.

Tuy nhiên, cách dùng ngôn từ không nhất quán giữa 2 bên khiến giới quan sát không khỏi băn khoăn rằng hai bên đã thống nhất với nhau về cách dùng ngôn từ công khai dư luận hay chưa: Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh “thực hiện từng bước” kết nối lại nhập khẩu các sản phẩm thủy sản phẩm Nhật Bản phù hợp quy định, còn Bộ Ngoại giao Nhật Bản thì cho hay “thực sự” khôi phục nhập khẩu.

Theo các nguồn tin, ở giai đoạn này không thể rõ ràng việc Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập thủy sản Nhật Bản khi nào và ở mức độ nào. Trong diễn ngôn của Trung Quốc, nếu chính sách Trung Quốc từ chính quyền mới của Nhật Bản khiến Trung Quốc không hài lòng, Trung Quốc có thể lấy nhiều lý do khác nhau để trì hoãn việc tiếp tục nhập khẩu. Nguồn tin dẫn lời những người có liên quan cho rằng việc quyết định trong thỏa thuận Nhật Bản – Trung Quốc lần này chủ yếu ở phía Trung Quốc, điều này cũng có thể hiểu là Trung Quốc đang xem vấn đề này như quân bài chính trị.

Một diễn biến liên quan, chuyện gần đây một cậu bé người Nhật ở Thâm Quyến bị sát hại vào ngày 18/9 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc, đặc biệt là ở cấp độ kinh tế. Do thông tin Trung Quốc tiết lộ không đầy đủ, hiện nay đang lan rộng cảm giác bất an trong các khu dân cư, cũng như giới kinh doanh của người Nhật Bản ở Trung Quốc, thời điểm này tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản chắc hẳn có vấn đề ảnh hưởng bởi sự kiện này.