Cám dỗ ngọt ngào: Khủng hoảng tiềm ẩn từ việc ăn đường
- Mỹ Trí
- •
Chế độ ăn uống nhiều đường có thể gây trầm trọng thêm các vấn đề như bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tăng chất béo trung tính (Triglyceride) trong máu.
Vào năm 1969, Tạp chí Nature, tờ báo chuyên xuất bản nhiều thông tin khoa học khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, đã công bố một báo cáo từ Anh về hiệu quả sản phẩm quảng cáo do chuyên gia thực phẩm thực hiện. Hai nhà hóa học người Anh là M.Brook và P.Noel xuất bản báo cáo này rõ ràng là muốn quảng cáo một sản phẩm nào đó vào thời điểm đó, vì vậy họ đã công bố một số thông tin lẽ ra phải được cảnh báo cho những người ăn trái cây và bánh kẹo ngọt.
Họ cho 5 con khỉ đầu chó ăn theo hai chế độ ăn này trong 26 tuần. Một trong những chế độ ăn kiêng có đường mía (sucrose), trong khi chế độ ăn kia có đường dextrose [loại đường đơn giản được sản xuất từ nguyên liệu là làm từ ngô/bắp]. Kết thúc thí nghiệm, họ kiểm tra mỡ bụng của khỉ đầu chó và phát hiện ra rằng sucrose tạo ra lượng chất béo gấp 3 lần (gây béo gấp 3 lần) so với dextrose. Do đó họ đề xuất rằng các nhà chế biến thực phẩm nên thay thế sucrose bằng dextrose.
Nhưng từ quan điểm sức khỏe bền vững, tôi phải nghĩ rằng giải pháp thay thế như vậy không khác gì chuyển người bạn cùng giường từ rắn đuôi chuông sang rắn hổ mang.
Năm 1969 Tiến sĩ L.M.Dal-derup và Tiến sĩ W.Visser thuộc Khoa Y của Trường Dinh dưỡng Hà Lan ở Amsterdam đã quyết định tìm hiểu ảnh hưởng của đường đến tuổi thọ. Để kiểm tra, họ đã thí nghiệm trên 2 nhóm chuột bạch có số lượng chuột đực và cái ở hai nhóm là như nhau, tổng cộng là 88 con. Cả hai nhóm chuột đều được cho ăn thức ăn của người đã qua xử lý nhiệt cùng với một lượng nhỏ rau tươi và chuối. Nhưng một nhóm chuột thay vì được ăn bánh mì khoai tây thì cho ăn đường mía (sucrose) có cùng lượng calo.
Thời gian sống của những con chuột này khi bắt đầu thí nghiệm là 3 tuần tuổi, dựa vào thức ăn thí nghiệm chúng sống thêm được 364 ngày rồi bắt đầu lần lượt chết. Những con chuột ăn đường [đường mía (sucrose)] có tuổi thọ ngắn hơn (khoảng 15% ở con đực và 5% ở con cái). Tất cả [chuột thí nhiệm] đều phát triển bệnh thận nặng, nhưng những con đực được cho ăn đường [đường mía (sucrose)] lại phát triển bệnh này sớm hơn.
Chúng ta thường thấy, [tất cả] những con chuột được cho ăn chế độ ăn không có enzyme được xử lý nhiệt (loại vốn là chế độ ăn cho chuột thí nghiệm) thường mắc bệnh thận. Thực phẩm được xử lý nhiệt như vẫn biết có thể làm vô hoạt các enzyme.
Trong Báo cáo Bệnh viện Guy’s” (Guy’s Hospital Reports) năm 1969, Tiến sĩ I. MacDonald của Trường Y Bệnh viện Guy’s có bài “Ngoài sâu răng, đường mía (sucrose) còn gây ra bệnh gì?”. Theo đó, ông phân tích các cáo buộc y tế chống lại các loại đường. Trong cuốn “Bệnh tiểu đường” (Diabetologia) xuất bản năm 1971, hai bác sĩ A.M. Cohen và E. Rosenmann của Viện Đại học Hebrew – Jerusalem đã công bố kết quả của một thí nghiệm: 8 con chuột được cho ăn chế độ ăn chứa 79% dextrose và 10 con chuột khác được cho ăn chế độ ăn kiêng chứa 79% tinh bột. Kết quả, máu của những con chuột được cho ăn chế độ ăn có đường [dextrose] cho thấy đường cong kiềm chế đường bị suy yếu, đây là đường cong vẫn biết đến ở những người mắc bệnh tiểu đường và thể hiện xu hướng can thiệp vào lượng đường bình thường trong máu. Ngoài ra, 5 con chuột được cho ăn chế độ ăn đường [dextrose] đã phát triển bệnh thận nặng.
“Cám dỗ ngọt ngào của cuộc sống” là một bài xã luận đăng vào năm 1971 trên tạp chí “Độc học thực phẩm và mỹ phẩm” (Food and Cosmetics Toxicology), bài nghiên cứu trích dẫn các mục trên nhiều tạp chí y khoa chỉ ra rằng các loại đường đứng đằng sau nhiều hiện tượng: xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành (tim), bệnh thận, bệnh gan, rút ngắn tuổi thọ, đông máu tiểu cầu, tăng chất béo trung tính trong máu, tăng cảm giác thèm cà phê và thuốc lá.
Tuy nhiên, Tạp chí “Độc học thực phẩm và mỹ phẩm” lập luận rằng, bài nghiên cứu không đủ đầy đủ bằng chứng để đảm bảo được sự ủng hộ của khoa học. Tôi có thể ví von tình huống này giống như những bị cáo có tội rõ ràng nhưng trước tòa án vẫn tạm thời phải xem là vô tội, cho đến khi được chứng minh là có tội theo quy trình pháp lý vốn diễn ra cực kỳ chậm chạp.
Bài viết này được trích từ “Bách khoa toàn thư về Enzyme: Sử dụng đúng enzyme, nắm vững chìa khóa sức khỏe, chống lão hóa và giảm cân” của tác giả: Edward Howell.
Từ khóa bánh kẹo chế độ ăn nhiều đường