CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 14/3)
- Bảo Minh
- •
Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.
(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố.
Xem thêm:
- Trung Quốc nỗ lực biến hình thành “nhà lãnh đạo toàn cầu” trong dịch corona
- Dịch COVID-19 và cái giá của việc đánh đổi tự do
- Bác sĩ ghép thận Vũ Hán tử vong do Covid-19 nghi từng mổ cướp nội tạng
Thế giới
- Thế giới 24h qua có thêm 18 quốc gia và vùng lãnh thổ lần đầu tiên công bố có ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán, nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dịch lên 145 + 1 du thuyền Diamond Princess. Toàn thế giới đã có hơn 145.500 ca nhiễm và hơn 5.400 ca tử vong.
- Thế giới 24h qua cũng có thêm hơn 10.900 ca nhiễm mới và ít nhất 438 ca tử vong mới, tiếp tục lập kỷ lục kể từ đầu dịch. Trong đó, riêng châu Âu đã có tới 8.266 ca nhiễm mới, cao gấp đôi ngày hôm qua, chiếm 75,6% tổng số ca nhiễm mới của toàn thế giới.
- Các ca tử vong mới của thế giới đa phần ở Châu Âu, chiếm 75% toàn thế giới.
- Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 13/3 nhận định châu Âu giờ đây là tâm dịch mới của dịch bệnh trên toàn thế giới, đồng thời cảnh báo việc xác định đỉnh dịch là bất khả thi. Ông Tedros cũng cảnh báo số ca nhiễm mới được phát hiện mỗi ngày trên toàn cầu đang cao hơn giai đoạn cao điểm dịch bệnh tại Trung Quốc đại lục. Ông Tedros kêu gọi các nước cần đẩy mạnh tìm kiếm, cách ly, xét nghiệm và điều trị mọi ca bệnh, từ đó phá vỡ chuỗi truyền nhiễm.
- Ý tiếp tục có những mức tăng kỷ lục về số ca nhiễm mới và số ca tử vong. Trong 24h qua, Ý có thêm 2.547 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 17.660 ca nhiễm. Số ca tử vong tăng 25% lên 1.266 ca. Tỷ lệ tử vong hiện ở mức 6,9%, cao nhất thế giới. Cho đến nay, các biện pháp phong tỏa, đóng cửa của Ý dường như không giảm được đà tăng của số ca nhiễm và tử vong. Lãnh đạo y tế vùng Lombardy cho biết các lệnh giới hạn là chưa đủ đối với vùng này và đang đang đề nghị thêm những ngoại lệ bằng các biện pháp siết chặt hơn với vùng Lombardy.
- Tây Ban Nha trong 24h qua cũng ghi nhận số ca nhiễm mới tăng kỷ lục, với 2.086 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 5.232 ca nhiễm. Thêm 47 người tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 133 trường hợp. Tây Ban Nha hiện là nước có số ca nhiễm và số ca tử vong cao thứ 2 châu Âu sau Ý. Trong đó, thủ đô Madrid, Basque và LaRioja là 3 vùng có nhiều số ca mắc bệnh nhất. Tây Ban Nha đã bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa dần dần đối với thủ đô Madrid và 4 thị trấn. Chính phủ Tây Ban Nha sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với đại dịch.
- Đức và Pháp là hai “ổ dịch” lớn khác ở châu Âu, với tổng số ca nhiễm mỗi nước hơn 3.600 ca. Tuy nhiên, Pháp có nhiều ca tử vong hơn Đức với 79 ca tử vong, tăng 18 ca so với ngày trước đó, trong khi Đức có 8 ca tử vong. Nhiều bang của Đức đã đóng cửa trường học, giảm thiểu các hoạt động giao thông.
- Thuỵ Sĩ đã có 1.139 ca nhiễm, tăng 271 ca so với trước đó, trở thành nước thứ 9 thuộc nhóm các nước có trên 1.000 ca nhiễm trên thế giới.
- Các nước châu Âu khác như Na Uy, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đan Mạch và Anh cũng đang dần đến mốc 1.000 ca nhiễm.
- Cộng hoà Séc sẽ đóng cửa biên giới từ 0h ngày 16/3, cấm người Séc và người nước ngoài xuất cảnh khỏi Séc, trừ những người làm việc cách biên giới 50km; cấm nhập cảnh với người nước ngoài không có tạm trú, vĩnh trú vào Séc.
- Mỹ: Tổng thống Donald Trump vừa công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì virus corona, giải phóng 50 tỷ USD trong ngân sách liên bang để đối phó với dịch bệnh. Bộ Y tế Mỹ sẽ cho phép loại bỏ một số quy định cụ thể nhằm giúp các bệnh viện và bác sĩ linh hoạt hơn trong đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh. Mỹ đã ghi nhận 2.269 người nhiễm virus corona, tăng thêm 572 ca trong 24 giờ qua. 48 người đã tử vong. Chính quyền ông Trump đang bị Đảng Dân chủ chỉ trích dữ dội vì triển khai việc xét nghiệm virus chậm khiến Mỹ không có số liệu chắc chắn về số lượng ca nhiễm thực tế, trong khi ông Trump cho rằng không phải ai cũng cần xét nghiệm.
- Chính phủ Mỹ ngày 13/3 đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải tới Bộ Ngoại giao Mỹ để phản đối bình luận của Bắc Kinh ám chỉ quân đội Mỹ đã đưa virus vào Vũ Hán và gây ra đại dịch COVID-19.
- Canada: Sau khi phu nhân Thủ tướng Canada Justin Trudeau được xác nhận dương tính với virus corona, ông Trudeau cho biết hiện đang tự cách ly và sẽ không xét nghiệm vì không có triệu chứng nhiễm và “đang cảm thấy rất khỏe.” Ông Trudeau trước đó đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và được tư vấn rằng một khi ông chưa có triệu chứng nhiễm bệnh thì việc xét nghiệm là không cần thiết. Hiện Canada có 198 ca nhiễm, tăng 56 ca so với ngày trước đó.
- Brazil: Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 13/3 phủ nhận thông tin ông xét nghiệm dương tính với virus corona. Tuyên bố được đưa ra sau khi một số hãng truyền thông Brazil cho biết ông đã bị nhiễm bệnh. Hiện Brazil có 151 ca nhiễm bệnh, tăng gấp đôi so với con số 77 ngày trước đó.
- Iran có thêm 1.289 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 11.364 trường hợp. Số ca tử vong cũng tăng cao với 85 ca, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 514. Iran hiện là nước có số ca nhiễm cao thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) và cao thứ 3 thế giới (sau Ý). Kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện ở Qom ngày 19/2, đến nay chưa đầy 1 tháng, Iran đã có hơn 11.000 ca nhiễm. Mới đây, 1 cố vấn cấp cao của lãnh đạo tối cao Iran đã được xác nhận nhiễm virus corona.
- Hồng Kông sẽ mở rộng lệnh cách ly bắt buộc 14 ngày với gần như tất cả trường hợp đến từ châu Âu, trừ Anh và Ireland.
- Dịch viêm phổi Vũ Hán đã bắt đầu lan rộng ở châu Phi với 19 quốc gia có người nhiễm bệnh. Tại châu Mỹ latin và vùng Caribe, nhiều nơi cũng đã bắt đầu có những ca nhiễm đầu tiên.
Xem thêm:
- 34 năm sau thảm họa Chernobyl, lịch sử lặp lại trong Đại dịch COVID-19
- Tại sao Mỹ không tin các số liệu về dịch corona của Trung Quốc?
- Dịch corona: ĐCSTQ tiếp tục “bịt miệng” những tiếng nói bất đồng chính kiến
Việt Nam
- Tính đến hết ngày 13/3, Việt Nam có thêm 3 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 47.
- Các ca nhiễm mới tại Việt Nam kể từ ngày 6/3 như sau:
- BN17: N.H.N, ở Trúc Bạch, Hà Nội, từ Anh về Việt Nam trên chuyến bay VNA ngày 1/3
- BN18: Sinh viên Việt Nam về từ Daegu (Hàn Quốc), quê Thái Bình.
- BN19 và 20: Bác và lái xe của BN17, cũng ở Hà Nội
- BN21: N.Q.T, ở Hà Nội, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, cựu chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam
- BN22 đến 31: các du khách nước ngoài cùng chuyến bay từ Anh về Việt Nam của VNA ngày 1/3
- BN32: N.T.T, người từng tiếp xúc với BN17, về từ Anh trên chuyên cơ riêng
- BN33: du khách người Anh cùng chuyến bay từ Anh về Việt Nam của VNA ngày 1/3
- BN34: nữ doanh nhân 51 tuổi ở Bình Thuận
- BN35: nữ nhân viên Điện Máy Xanh ở Đà Nẵng, người từng tiếp xúc với du khách người Anh nhiễm bệnh
- BN36,37,38: Con dâu, người giúp việc và nhân viên của BN34
- BN39: Hướng dẫn viên du lịch ở Cầu Giấy, Hà Nội
- BN40 đến 44: liên quan đến BN34, ở Bình Thuận
- BN45: Nam bệnh nhân ở Tân Bình, TP HCM, lây từ BN34
- BN46: Tiếp viên VNA trên chuyến bay từ Anh về Việt Nam ngày 9/3
- BN47: Giúp việc cho BN17, ở Trúc Bạch, Hà Nội
- UBND TP Hà Nội đã quyết định hoãn chặng đua xe công thức 1 (F1) dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 3/4 đến 5/4 tại Hà Nội. Lịch đua thay thế sẽ được sắp xếp khi dịch bệnh được kiểm soát vào thời gian thích hợp trong năm 2020.
(tiếp tục cập nhật)
Bảo Minh (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa virus corona viêm phổi Vũ Hán cập nhật virus corona COVID-19