Lấy cao răng có đau không? Bao lâu rồi bạn chưa làm điều này?
- Mộc Lan
- •
Cao răng hay vôi răng là những cặn vụn, mảng bám ở thân răng và nướu răng, là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn, gây mất thẩm mỹ. Việc đánh răng hàng ngày chỉ có thể loại bỏ phần lớn vi khuẩn, nhưng mảng bám và cao răng thì vẫn tích tụ lại thời gian.
Cao răng là gì?
Cao răng hay vôi răng là những cặn vụn, mảng bám ở thân răng và nướu răng, là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn, gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên rất nhiều người còn e ngại về việc lấy cao răng có đau không, có gây tổn hại gì đến men răng không?
Hiện nay, lấy cao răng bằng máy siêu âm là một trong những phương pháp hiện đại hiệu quả cao. Chất lượng mà nó mang lại vượt xa kỹ thuật lấy cao răng bằng những dụng cụ cầm tay hoặc máy thổi cát trước đây.
Máy siêu âm sử dụng các bước sóng siêu âm theo tần số, tạo ra lực rung cho đầu máy để tác động phá vỡ các liên kết mảng bám và làm sạch cao răng. Máy chỉ cần rung kết hợp với dòng nước chảy được điều chỉnh nhẹ hay mạnh, những mảng bám cứng, dày trên răng và nướu sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
Hơn nữa, các bước sóng của máy này còn có thể đưa tới mọi vị trí trên răng. Chúng sẽ làm sạch mọi kẽ răng một cách nhẹ nhàng mà không gây đau nhức cho răng và nướu.
Lấy cao răng có làm cho răng bị lung lay?
Trước khi được làm sạch, xung quanh răng có rất nhiều cao, đặc biệt là đối với những người bị viêm nha chu. Sau khi lấy cao răng thì các biểu hiện sưng nướu, viêm lợi sẽ giảm dần, hiện tượng răng lung lay, lỏng lẻo thật ra chỉ là một dạng ảo giác. Lấy cao răng không những không làm lung lay răng mà còn có thể ngăn ngừa và điều trị viêm nha chu hiệu quả, cải thiện tình trạng tụt lợi và răng bị lung lay.
Tại sao răng bị đau sau khi lấy cao răng?
Nhiều người sau khi lấy cao răng, than thở rằng răng của họ bị đau và ê buốt. Thực ra, việc lấy cao răng có đau hay không chủ yếu dựa vào 2 yếu tố:
- Sức khỏe răng miệng của bạn: Nếu bạn mắc phải một số các bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, viêm lợi thì mức ê buốt sẽ nhiều hơn so với những người có sức khỏe răng miệng tốt.
- Tình trạng cao răng: Đối với cao răng nằm ở thân răng, việc lấy cao răng thường diễn ra nhanh chóng từ 15 – 30 phút, sẽ ít gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Tuy nhiên, nếu cao răng lắng đọng và bám chặt dưới nướu thì sẽ gây viêm, sưng răng, do đó việc lấy cao răng sẽ gây ê buốt. Cảm giác này sẽ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và không gây ảnh hưởng đến việc nhai của răng.
Lấy cao răng xong có nên ăn không?
Câu trả lời là có. Nhiều người sau khi lấy cao răng nói rằng răng của họ bị đau và ê buốt, sau khi ăn sẽ giống như bị lung lay. Nguyên nhân chủ yếu là do bản thân chân răng tương đối nhạy cảm, sau khi lấy cao răng sẽ mất đi lớp bảo vệ giả, chân răng đột ngột bị lộ ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, cảm giác khó chịu thường giảm đi sau 1-2 tuần.
Để đảm bảo an toàn cho răng, một số thực phẩm và thức uống sau bạn nên tránh sử dụng nhé:
- Những loại có màu sẫm như cà phê, socola…
- Loại nhiều đường như bánh kẹo ngọt dẻo, dai hoặc quá cứng.
- Các loại nước cam, chanh, nước có ga khiến men răng bị tổn thương.
- Các thực phẩm quá nóng hay quá lạnh, nhiều gia vị cũng ảnh hưởng men răng.
Ngoài ra, sau khi lấy cao răng, bạn nên ăn nhiều rau, củ, các loại hạt và các loại trái cây như dâu tây, chuối, táo,… Bạn cũng cần bổ sung cho cơ thể thêm nhiều sữa tươi và chế phẩm từ sữa để tăng cường tác dụng chống mảng bám nhé.
Cần nhanh chóng lấy cao răng nếu bạn có những biểu hiện này:
1. Bị nha chu
Khi xuất hiện các triệu chứng như chảy máu khi đánh răng, sưng nướu răng chúng ta nên đến cơ sở nha khoa uy tín để làm sạch răng kịp thời. Nha sĩ sẽ tiến hành điều trị tùy theo tình trạng thực tế của răng, đối với viêm nha chu đây là giải pháp mang lại kết quả rất tốt.
2. Phụ nữ chuẩn bị mang thai
Lấy cao răng sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, các vấn đề về nha chu sau khi mang thai mang lại nhiều phiền toái hơn khi điều trị.
Vì vậy, khi chuẩn bị mang thai, bạn cần làm sạch răng miệng để đảm bảo sức khỏe răng, lợi trong thai kỳ.
3. Người đang chuẩn bị điều trị chỉnh nha hoặc đang trong quá trình chỉnh nha
Sau khi đeo niềng răng, khoang miệng sẽ có nhiều góc khuất, nếu không chải răng cẩn thận, sẽ khiến mảng bám răng tích tụ nhiều, gây sâu răng, dễ bị cao răng.
Do đó, nên khám nha chu trước khi điều trị chỉnh nha, để xác định có cần làm sạch hay không. Ngoài ra, cần tăng cường thăm khám nha chu trong quá trình nắn chỉnh.
Khi lấy cao răng cần lưu ý
Người lớn khỏe mạnh, từ 6 tháng đến 1 năm nên lấy cao răng một lần. Bệnh nhân nha chu cần lấy cao răng 6 tháng hoặc thậm chí 3 tháng một lần.
Nếu như bác sĩ thực hiện giàu kinh nghiệm cùng trình độ chuyên môn cao thì việc lấy cao răng sẽ nhẹ nhàng hơn. Quá trình thực hiện cũng sẽ không gây ra nhiều tác động đến má trong hay lưỡi. Nên cảm giác đau nhức sẽ hầu như không có.
Mộc Lan (t/h)