Mỗi sáng thức giấc với dạ dày trống rỗng, uống một cốc nước sẽ mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ cho sức khỏe. Nhưng uống nước gì và uống bao nhiêu, cách uống nước thế nào để có được tác dụng như mong muốn thì không phải ai cũng hiểu.

nước
Ảnh minh họa từ pxhere

Những loại nước không nên uống sau khi thức dậy

1. Nước muối loãng

Nghiên cứu của các nhà sinh lí học cho rằng khi ngủ con người ta không uống nước, sau đó hít thở, đổ mồ hôi cũng như đang trong quá trình hoạt động tiết niệu, các hoạt động sinh lí này sẽ làm mất nước. Buổi sáng thức dậy, máu đã ở trong trạng thái đặc, lúc này nếu uống một lượng nước lọc sẽ nhanh chóng làm loãng máu, bù vào lượng nước bị mất. Nếu uống nước muối ngược lại sẽ làm tăng độ mất nước, khiến miệng càng khô hơn. Hơn nữa vào buổi sáng là lúc huyết áp tăng cao, uống nước muối sẽ khiến huyết áp càng cao hơn, gây hại cho sức khỏe.

2. Nước đun sôi để lâu

Sau khi nấu nước sôi để lâu, chất hữu cơ có chứa nitơ sẽ không ngừng bị phân giải thành nitrit. Đặc biệt là nước để quá lâu khó tránh bị nhiễm khuẩn, lúc này tốc độ phân giải chất hữu cơ chứa nitơ sẽ nhanh hơn và muối nitrit sẽ hình thành nhiều hơn. Sau khi uống nước này, muối nitrit sẽ hòa lẫn với hemoglobin gây ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy của máu.

3. Nước giải khát

Tốt nhất là ly nước đầu tiên sau khi thức dậy vào buổi sáng đừng là các loại nước ép, Coca Cola, nước có ga, cà phê, sữa… Các loại nước có ga và Coca Cola… đa phần đều có axit citric sẽ đẩy nhanh sự bài tiết canxi trong quá trình trao đổi chất, làm giảm hàm lượng canxi trong máu, lâu dẫn sẽ dẫn đến thiếu canxi. Các loại nước giải khát khác có tác dụng lợi tiểu, uống vào sáng sớm chẳng những không thể bổ sung nước, mà còn khiến cơ thể háo nước hơn, gây thiếu nước.

4. Nước máy

Có người quen sáng sớm thức dậy mở vòi nước rót uống trực tiếp, việc này là không đúng. Nước trong vòi và ống nước không dùng cả đêm là nước tù, nước này sẽ xảy ra phản ứng hóa học với kim loại trong ống nước, hình thành nước nhiễm kim loại, hơn nữa tàn dư vi sinh trong nước máy cũng sẽ sinh sôi nảy nở, trong loại nước này có chứa rất nhiều chất có hại cho cơ thể và còn có khả năng ẩn chứa Legionella, một loại vi khuẩn truyền nhiễm qua đường hô hấp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

5. Trà để qua đêm

Báo chí đưa tin nếu trà để quá lâu, amino axit và cacbonhydrat vi lượng trong trà sẽ hình thành chất nuôi dưỡng vi khuẩn, không chỉ có vậy, hàm lượng thành phần dinh dưỡng như polyphenols và vitamin trong trà cũng sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa khi để quá lâu dẫn đến giảm thành phần chống oxy hóa, làm mất giá trị dinh dưỡng của trà. Vì vậy, sau khi thức dậy không nên uống trà pha từ hôm trước.

6. Nước ép trái cây

Sau khi thức dậy nếu uống nước trái cây đầu tiên sẽ không thể cung cấp được lượng nước mà cơ thể cần, ngược lại sẽ gia tăng cảm giác nặng nề cho đường ruột, không có lợi cho sức khỏe. Sáng sớm ăn đồ lạnh sẽ kích thích dạ dày, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu.

7. Nước có ga

Nước có ga ngoài việc không thể cung cấp lượng nước mà cơ thể cần vào buổi sáng thì còn đẩy nhanh tốc độ bài tiết canxi trong quá trình trao đổi chất cũng như khiến cơ thể háo nước hơn, tốt nhất là không nên uống loại nước này vào sáng sớm.

Dưới đây là những cách uống nước đúng đắn mà chúng ta cần xem kỹ:

Lợi ích của ly nước đầu tiên vào sáng sớm

Bổ sung nước

Trong khi ngủ vào ban đêm, cơ thể sẽ tiêu hao một lượng nước lớn thông qua nước tiểu, da và hô hấp nên sẽ rơi vào trạng thiếu nước sau khi thức dậy, mà việc uống nước sau khi ngủ dậy có thể bổ sung nước bị mất đi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Ngăn ngừa táo bón

Uống nước kịp thời sau khi thức dậy có thể thúc đẩy nhu động đường ruột, ngăn ngừa táo bón.

Điều hòa dạ dày

Sau một đêm trao đổi chất, sáng sớm sau khi thức dậy dạ dày đã rỗng, lúc này uống nước sẽ giúp làm loãng axit dạ dày, giữ cho dạ dày ổn định.

Nước lọc là loại nước nhẹ nhàng nhất

Nghiên cứu chứng minh trong nước lọc có các khoáng chất hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch rất tốt như canxi, magie…, rất phù hợp với người lớn tuổi. Cũng có người sáng sớm thức dậy uống một ly nước mật ong để có lợi cho vấn đề bài tiết. Sáng sớm thức dậy uống một ly nước lọc sẽ bổ sung nước cho các tế bào của cơ thể trong quá trình trao đổi chất, cũng như giảm độ nhớt của máu, có lợi trong việc đào thải nước tiểu. Ngoài ra, nước lọc không có calo, không cần tiêu hóa cũng có thể hấp thụ vào cơ thể, giúp làm loãng máu nhanh chóng, thúc đẩy tuần hoàn máu, khiến chúng ta nhanh tỉnh táo hơn.

Lượng nước phù hợp: 150 – 200 ml

Đối với đa phần mọi người, 150 – 200 ml nước vào sáng sớm là lượng nước khá phù hợp. Điều cần chú ý là người bệnh cao huyết áp và thận nên đặc biệt chú ý đến lượng nước. Người bệnh cao huyết áp bản thân dung tích máu đã khá cao, mà sáng sớm lại là lúc huyết áp cao nhất trong ngày, nếu lúc này uống quá nhiều nước ngược lại sẽ làm tăng dung tích máu, khiến huyết áp tăng cao hơn. Người mắc bệnh thận uống quá nhiều nước sẽ làm tăng áp lực lên tiểu cầu thận.

Thời điểm uống nước tốt nhất là sau khi đánh răng trước khi ăn sáng

Uống nước vào sáng sớm buộc phải là khi bụng rỗng, cũng chính là lúc sau khi đánh răng, trước khi ăn sáng. Nếu uống nước trước khi đánh răng sẽ dễ nuốt vi khuẩn trong miệng vào cơ thể, không có lợi cho sức khỏe. Nếu uống sau khi ăn sáng thì sẽ không đạt được hiệu quả thúc đẩy tuần hoàn máu, tráng dạ dày… Ngoài ra, tốt nhất nên uống từng ngụm nhỏ, uống nước quá nhanh rất không có lợi cho sức khỏe, sẽ dẫn đến giảm huyết áp và phù não, gây đau đầu, buồn nôn, nôn ói.

Thanh Xuân

Xem thêm: