Rau mầm giúp một bác sĩ Trung y hồi phục sau mắc viêm gan B
- Thanh Long
- •
Mầm bắp cải đỏ và mầm bông cải xanh là các loại rau họ cải giàu hợp chất thực vật có đặc tính kháng virus và chống ung thư. Tiêu thụ hai loại rau mầm đặc biệt này trong ba tháng đã giúp một bác sĩ bị viêm gan B có kết quả xét nghiệm virus âm tính và hồi phục hoàn toàn tình trạng gan nhiễm mỡ. Sau khi nhiễm viêm gan B, Trương Vĩ Quân (Zhang Weijun), truyền nhân đời thứ năm của gia tộc Huai Sheng Tang danh tiếng về Trung y ở Đài Loan và là giám đốc Phòng khám Y học Cổ truyền Ji Sheng ở Đài Trung, đã nghiên cứu nhiều bài thuốc thảo dược để tìm kiếm phương pháp chữa bệnh tự nhiên. Sau khi tiêu thụ hai loại rau mầm đặc biệt trong ba tháng, kết quả xét nghiệm virus viêm gan B của ông đã âm tính, và tình trạng gan nhiễm mỡ của ông cũng hồi phục hoàn toàn. Trải nghiệm cá nhân về viêm gan BViêm gan B do virus viêm gan B (HBV) gây ra và có thể tiến triển thành viêm gan mãn tính, dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Trước đây, Đài Loan có tỷ lệ nhiễm viêm gan B rất cao, với các con đường lây truyền phổ biến bao gồm truyền máu, dùng chung kim tiêm và lây truyền từ mẹ sang con khi sinh. Ông Trương Vĩ Quân tiết lộ rằng ông được chẩn đoán mắc viêm gan B trong một lần kiểm tra sức khỏe trước khi nhập ngũ. Ông tin rằng mình có thể đã bị lây nhiễm từ khi còn nhỏ do dùng chung kim tiêm trong các lần tiêm thuốc. “Trong hơn 30 năm sống chung với viêm gan B, tôi hoàn toàn không có triệu chứng nào. Chỉ qua các đợt kiểm tra sức khỏe, siêu âm gan mới phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ nhẹ (một vấn đề do nhiễm HBV lâu dài gây ra)”, ông chia sẻ. “Trong 20 năm qua, tôi đã tìm kiếm các phương pháp tự nhiên để kiểm soát căn bệnh kinh niên này. Lấy cảm hứng từ tinh thần của dược vương Thần Nông, người đã nếm thử hàng trăm loại thảo dược, tôi đã hệ thống hóa việc thử nghiệm với từng loại thảo mộc và thực phẩm trong Trung y. Cứ mỗi ba tháng, tôi lại kiểm tra tải lượng virus và chỉ số men gan. Năm 2013, tôi bắt đầu ăn mầm bắp cải đỏ và mầm bông cải xanh. Sau ba tháng, kết quả kiểm tra cho thấy tôi không còn mang virus viêm gan B nữa, và tải lượng virus của tôi đã về 0. Kỹ thuật viên xét nghiệm đã vô cùng kinh ngạc, thậm chí ban đầu còn nghĩ rằng có sự nhầm lẫn. Từ đó đến nay, tình trạng gan nhiễm mỡ của tôi cũng đã hoàn toàn biến mất. Nhiều đồng nghiệp và bệnh nhân của tôi, những người cũng mang virus viêm gan B, đã đạt được kết quả tích cực sau khi áp dụng phương pháp này”, ông Trương cho biết. Ông cũng chia sẻ rằng gần đây một bệnh nhân đã đến phòng khám của mình và cho biết rằng tình trạng virus viêm gan B của họ đã chuyển sang âm tính sau khi áp dụng chế độ ăn uống dựa trên rau mầm. Lợi ích sức khỏe của rau mầmÔng Trương Vĩ Quân cho biết bắp cải đỏ và bông cải xanh đều thuộc họ rau cải, giàu hợp chất thực vật có đặc tính kháng virus và chống ung thư. Nghiên cứu cho thấy mầm non của các loại rau này chứa hàm lượng phytochemical cao hơn đáng kể so với rau trưởng thành. Ví dụ, mầm bông cải xanh có hàm lượng sulforaphane – một hợp chất giàu lưu huỳnh – cao gấp 10 đến 100 lần so với bông cải xanh trưởng thành. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích sức khỏe của các hợp chất có trong rau họ cải, bao gồm hỗ trợ thải độc gan và giảm nguy cơ ung thư. Tăng cường sức khỏe ganMột tổng quan hệ thống cho thấy sulforaphane, một hợp chất có trong rau họ cải, có thể làm gia tăng lượng glutathione – một chất quan trọng trong cơ chế thải độc của gan – từ đó làm giảm gánh nặng oxy hóa do các chất độc gây ra. Sulforaphane cũng giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương từ các tác nhân gây ung thư. Một đánh giá khác báo cáo rằng quercetin, được tìm thấy trong bông cải xanh, có tác dụng giải độc đối với aflatoxin, một độc chất nổi tiếng là gây ung thư gan. Giảm nguy cơ ung thưBệnh nhân viêm gan B mãn tính có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn. Các nghiên cứu ước tính rằng hơn một nửa số ca ung thư gan trên toàn cầu có liên quan đến viêm gan B. Các hợp chất chứa lưu huỳnh có trong rau họ cải được biết đến với đặc tính chống ung thư. Một tổng quan cho thấy rau mầm chứa nồng độ các hợp chất này cao hơn. Trong một nghiên cứu trên động vật, mầm bông cải xanh ba ngày tuổi có hiệu quả cao nhất trong việc ức chế tế bào ung thư vú. Một nghiên cứu so sánh cho thấy, so với bắp cải đỏ trưởng thành, nước ép từ mầm bắp cải đỏ có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt mạnh hơn và chứa hàm lượng vitamin C cũng như carotenoid cao hơn. Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Science (Tập san Khoa học) đã làm sáng tỏ cơ chế chống ung thư của rau họ cải. Ung thư có thể phát triển, một phần là do sự suy giảm chức năng ức chế khối u của cơ thể. Rau họ cải chứa glucobrassicin, khi tiêu hóa sẽ phân hủy thành indole-3-carbinol (I3C). I3C đã được chứng minh là giúp tái kích hoạt các yếu tố ức chế khối u trong cơ thể, giúp các loại rau này có tiềm năng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư. Các cách chế biếnÔng Trương Vĩ Quân chia sẻ 2 cách chế biến rau mầm cho lợi ích sức khỏe đạt tối đa. 1. SaladĂn sống mầm bắp cải đỏ hoặc mầm bông cải xanh như một phần của món salad, kết hợp với dầu ô liu nguyên chất ép lạnh, là một cách chế biến đơn giản nhưng giàu dinh dưỡng. Vì sulforaphane tan trong dầu nên việc ăn kèm với chất béo lành mạnh sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn. 2. SúpMột cách tuyệt vời khác để tăng cường lượng rau mầm trong khẩu phần là cho thêm vào súp. Bạn có thể nấu súp gà với gừng tươi, sau đó cho mầm bắp cải đỏ hoặc mầm bông cải xanh vào ở bước cuối cùng khi nồi súp đang sôi. Chần qua rau mầm với canh nóng có thể giúp giải phóng sulforaphane, tăng khả năng hấp thụ. Tuy nhiên, tránh đun quá lâu vì có thể làm giảm hàm lượng dinh dưỡng. Ngoài ra, chất béo từ da gà sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất tan trong mỡ từ rau mầm. ![]() Ông Trương thường mua bốn hộp rau mầm mỗi lần, dùng nửa hộp mỗi bữa, một đến hai lần mỗi ngày. Theo lý thuyết Trung y, rau mầm có tính hàn. Ăn quá nhiều rau mầm có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa ở những người nhạy cảm với lạnh hoặc dễ bị tiêu chảy. Cơ thể chịu đựng thực phẩm lạnh tốt hơn vào buổi trưa, nên lý tưởng chúng ta nên sử dụng rau mầm trong bữa trưa. Nhưng nếu bạn muốn ăn rau mầm ngày 3 bữa thì mỗi lần chỉ cần một phần ba hộp là đủ. Để giữ rau mầm tươi, hãy lấy vừa đủ cho mỗi bữa ăn và bảo quản phần còn lại trong tủ lạnh. Lưu ýMặc dù ăn rau mầm sống mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Ông Trương lưu ý, rau họ cải sống có thể cản trở quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp, vì vậy những người bị suy giáp hoặc bướu cổ do thiếu i-ốt nên tránh ăn sống. Mặt khác, đối với những người bị cường giáp, ăn mầm bắp cải đỏ hoặc mầm bông cải xanh sống có thể giúp ức chế chức năng tuyến giáp. Một tổng quan hệ thống chỉ ra rằng tiêu thụ một lượng lớn rau họ cải sống, như bắp cải và bông cải xanh, có thể ảnh hưởng không tốt đến chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng điều này chưa được chứng minh một cách chắc chắn. Vậy nên nấu chín những loại rau này có thể giúp làm giảm ảnh hưởng này. Các chất độc với ganNgoài việc tiêu thụ rau mầm để hỗ trợ sức khỏe gan, bệnh nhân viêm gan mãn tính cũng nên tránh các thực phẩm có thể gây hại cho gan. Đậu phộng, hạt và ngũ cốc bị mốc có thể sinh ra aflatoxin, một chất gây tổn thương tế bào gan và làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Ông Trương cảnh báo không nên bảo quản bơ đậu phộng và bột đậu phộng trong thời gian dài để tránh tiêu thụ aflatoxin một cách vô ý. Ngoài ra, nên mua gạo trắng theo gói nhỏ tránh bảo quản trong môi trường nóng ẩm trong thời gian dài. Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều phụ gia và chất béo không lành mạnh, làm tăng gánh nặng cho gan. Đặc biệt, thịt chế biến có thể chứa nitrosamine – một hợp chất có hại cho gan và có thể liên quan đến ung thư hệ tiêu hóa. Ngoài ra, ăn quá nhanh, quá nhiều, tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt hoặc lạm dụng đồ uống lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa. Tiêu hóa kém có thể khiến thức ăn lên men trong ruột, tạo ra độc tố gây thêm áp lực lên quá trình thải độc của gan. Nguy cơ nhiễm viêm gan BCác triệu chứng của nhiễm viêm gan B cấp tính thường giống với cảm lạnh thông thường, bao gồm mệt mỏi, khó chịu ở vùng thượng vị, chán ăn, trong một số ít trường hợp có thể có vàng da. Giai đoạn cấp tính thường ngắn, với các triệu chứng biến mất nhanh chóng, mặc dù một số bệnh nhân có thể phát triển thành tình trạng mãn tính sau này. Sau khi nhiễm virus viêm gan B (HBV), bệnh nhân có thể trải qua quá trình tiến triển từ viêm gan → xơ gan → ung thư gan. Một số người mang virus mà không có triệu chứng suốt đời, trong khi những người khác có thể bị viêm gan mãn tính theo thời gian, dẫn đến xơ hóa gan. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể tiến triển thành xơ gan và trong trường hợp nặng nhất là ung thư gan. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân viêm gan B mãn tính có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan cao gấp 30 lần, đồng thời nguy cơ mắc các loại ung thư khác, như ung thư dạ dày, cũng gia tăng đáng kể. Để giảm thiểu những rủi ro này, ông Trương khuyến nghị những người mang virus viêm gan B nên thực hiện xét nghiệm chức năng gan và siêu âm gan mỗi sáu tháng một lần. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, cần can thiệp và điều trị kịp thời. Theo Rena Gao và JoJo Novaes, The Epoch Times |
Từ khóa Viêm gan B rau mầm
