Bí quyết ‘dưỡng sinh ngũ tuyệt’ giúp họa sĩ Tề Bạch Thạch sống thọ đến 94 tuổi
- thiên thanh
- •
Lão nhân họa sĩ Tề Bạch Thạch không chỉ nổi tiếng với những kiệt tác hội họa để lại cho đời mà còn để lại tri thức dưỡng sinh uyên thâm.
Tề Bạch Thạch (1863-1957) là một trong những họa sĩ nổi tiếng của hội họa đương đại Trung Quốc. Vượt lên chính mình từ gia cảnh nghèo khó, bệnh tật liên miên từ nhỏ, lại phải kinh qua những ngày tháng biến động của lịch sử, ấy vậy mà Bạch Thạch lão nhân đã sống tới 94 tuổi.
Ông đã lưu lại cho con người hiện đại nhiều bài học dưỡng sinh, được tóm tắt thành “dưỡng sinh ngũ tuyệt”. Gồm: một là “bảy giới”, hai là “tám không”, ba là “uống trà”, bốn là “ăn có phương pháp”, năm là “kéo đàn nhị”.
1. Bảy giới
“Bảy giới” mà cả đời Tề Bạch Thạch lão nhân luôn tuân thủ để bảo dưỡng thân thể gồm:
Một là bỏ uống rượu, Bạch Thạch lão nhân cho rằng uống rượu có hại đến sức khỏe, ngoại trừ thỉnh thoảng uống một chút rượu bồ đào (rượu nho) ra, ngày thường không uống rượu.
Hai là cảnh giác với lối sống buông trôi, “đời người không học, khổ trọn một ngày”, Bạch Thạch lão nhân mỗi ngày đều không ngừng hội họa, không để thời gian trôi lãng phí, trước một năm khi ông qua đời vẫn còn vẽ hơn 600 bức họa.
Ba là bỏ hút thuốc, Bạch Thạch lão nhân không hút thuốc, trong nhà cũng không để thuốc lá.
Bốn là bỏ thói lười biếng, Bạch Thạch lão nhân kiên quyết tự mình chăm lo cuộc sống, các công việc như vá áo, rửa bát, quét nhà… ông đều tự mình làm hết.
Năm là bỏ cuồng thích, tranh của ông thường được đoạt giải thưởng lớn hoặc được chọn làm triển lãm tranh quốc tế, ông để niềm vui trong tâm, thể hiện thái độ bình tĩnh tự nhiên, không chút biểu hiện thích thú thái quá.
Sáu là bỏ suy tư, Bạch Thạch lão nhân tin rằng không khống chế được tư tưởng là điều xấu cho sức khỏe, sẽ bị chìm vào trong ký ức hỗn loạn không lối thoát, không thể tự kìm chế.
Bảy là bỏ buồn bực, Bạch Thạch lão nhân thản nhiên với đời, trước sau đều giữ được thái độ nhân sinh khách quan và bình tĩnh, vừa không vui mừng quá mức, vừa không bi thương tột cùng.
Trong Trung y cho rằng: thất tình (7 xúc tình) là phản ứng khác nhau của cơ thể con người đối với sự vật khách quan, trong phạm vi hoạt động bình thường, thông thường sẽ không khiến con người mắc bệnh. Chỉ khi tâm trạng kích động đột ngột quá mạnh hoặc phải chịu đựng lâu dài, vượt quá phạm vi hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể con người, thì mới làm cơ thể bị rối loạn chức năng, khí huyết âm dương không đều, mới dẫn đến bệnh tật phát sinh. Bạch Thạch lão nhân có thể chú trọng điều dưỡng tâm trí cảm xúc, giúp các cơ quan chức năng hoạt động đồng đều. Vì vậy “âm dương cân bằng, tinh thần khỏe mạnh”.
2. Tám không
Tề Bạch Thạch đến lúc cuối đời lại tổng kết ra thuật dưỡng sinh “tám không”
Một là không tham sắc, nếu người già phóng túng trong thời gian dài, không chỉ làm tăng sự suy yếu của cơ thể, mà còn dẫn đến bệnh tình đột phát.
Hai là không tham thịt, nếu trong thức ăn của người già có quá nhiều mỡ (chất béo), dễ mắc phải bệnh tăng cholesterol và mỡ trong máu cao, không tốt trong việc phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Ba là không tham tinh bột, nếu người già ăn trường kỳ tinh bột có trong gạo, lượng chất xơ hấp thụ bị giảm bớt, làm suy yếu nhu động ruột, dễ gây táo bón.
Bốn là không tham mặn, nếu người già hấp thụ quá nhiều muối (natri), dễ dàng gây ra cao huyết áp, trúng gió, bệnh đau tim và chứng suy thận.
Năm là không tham ngọt, nếu người già ăn quá nhiều đồ ngọt, sẽ gây ra chứng béo phì, bệnh tiểu đường v.v… không tốt cho sức khỏe.
Sáu là không tham no, nếu người già thường xuyên ăn uống quá no, vừa làm tăng sự khó tiêu và khó hấp thụ cho đường tiêu hóa, lại vừa gây ra các bệnh tim mạch hoặc làm nó nghiêm trọng hơn, dẫn đến đột tử.
Bảy là không tham nóng, nếu người già ăn uống thức ăn quá nóng, dễ làm tổn hại vòm miệng, thực quản và dạ dày. Đường tiêu hóa chịu kích thích độ nóng lâu ngày, dễ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư cuống họng.
Tám là không tham nguội, nếu người già ăn đồ lạnh trong nhiều ngày, thức ăn nguội lạnh kích thích đường tiêu hóa, dễ gây ra viêm dạ dày, các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy và kiết lỵ.
Nguyên nhân bệnh học Trung y cho rằng, việc ăn uống phải điều tiết thích hợp, không nên có sự chênh lệch, như vậy mới giúp cơ thể con người hấp thụ được chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu ăn uống quá lệch lạc, hoặc ăn uống quá lạnh hay quá nóng, có thể dẫn đến âm dương mất cân bằng, hoặc do thiếu chất dinh dưỡng nào đó mà phát sinh bệnh. Bạch Thạch lão nhân đến cuối đời có thể giữ được thói quen ăn uống lành mạnh, cũng là một trong những cách quan trọng để duy trì tuổi thọ của ông.
3. Uống trà dưỡng sinh
Trà đã được thế giới công nhận là một trong những thức uống tốt cho sức khỏe nhất. Uống trà không chỉ có thể gia tăng dinh dưỡng, mà còn có thể ngăn ngừa bệnh. Trà có thể giải khát và giúp tỉnh táo, bất cứ thức uống nào hiện nay cũng không thể sánh được công dụng giải khát của trà. Trà có chứa thành phần dinh dưỡng phong phú cần thiết cho cơ thể. Trà có thể ngăn ngừa rất nhiều căn bệnh, bao gồm chống lão hóa, phòng chống các bệnh ung thư. Trà có có thể điều tiết tâm trạng, làm sức khỏe tinh thần tốt hơn.
Lão nhân Tề Bạch Thạch từ lâu đã nắm được các phương pháp dùng trà để phòng bệnh và trị bệnh. Trong các trường hợp thông thường, người dùng thuốc, cả Trung y và Tây y đều được kiến nghị không được uống cùng với trà, nhưng trong Trung y, lại có một số dược liệu trị được nóng sốt, ngược lại cần phải uống cùng trà xanh, hiệu quả mới biểu hiện rõ hơn. Vả lại cũng có ví dụ lấy trà dẫn thuốc.
Lão nhân Tề Bạch Thạch cho rằng, trà Quyết Minh Tử pha ngay uống ngay có tính mát, vị ngọt đắng, là thuốc giải độc của thiên nhiên. Một số người bị trúng độc do thực vật hay cây thuốc, trước khi tìm bác sĩ chuẩn đoán chữa trị, có thể uống trước một lượng lớn trà đặc để ứng cứu.
Người bị cảm nhiễm phong hàn, có thể uống trà nóng để xoa dịu sự khó chịu trong cơ thể, thuốc Trung trị phong hàn cần phối với trà xanh. Do triệu chứng của người bị cảm phong hàn phần lớn xuất hiện ở đường hô hấp, mà trà lại có tác dụng dẫn khí đi lên, có thể dẫn hiệu quả của thuốc lên phần đầu, nhanh chóng làm xoa dịu các hiện tượng đau đầu, chảy nước mũi của đường hô hấp.
Họa sĩ Tề Bạch Thạch còn cho rằng, uống quá nhiều trà lại dễ hại dạ dày và gây mất ngủ, đi tiểu cũng nhiều hơn, vì vậy cũng phải kiểm soát được lượng trà khi uống. Ngoài ra tốt nhất là trước lúc đi ngủ 2 tiếng không nên uống trà. Người mắc bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày mãn tính, cũng không nên uống trà đặc. Trong thuốc Trung có rất nhiều loại trà dưỡng sinh, nếu có thể phối hợp với thể chất của mỗi người mà sử dụng hiệu quả, thì sẽ rất có ích cho việc tăng cường sức khỏe. Trà dưỡng sinh mỗi ngày uống một lần là đủ, không cần uống quá nhiều.
4. Ăn uống có phương pháp
Bạch Thạch lão nhân trước sau vẫn cho rằng ăn đúng phương pháp chính là điều quan trọng để kéo dài tuổi thọ. Tóm tắt lại gồm có các phương thức sau đây:
Ăn chậm: Một miếng cơm nhai 30 lần, một bữa cơm ăn nửa tiếng, có thể giảm béo, xinh đẹp, chống ung thư, bổ não.
Ăn chay: Ý nói “cơ bản là ăn chay” (hạn chế ăn động vật), không phải là một chút thịt cũng không ăn, ăn chay là biện pháp cốt lõi để phòng chống các loại bệnh hiện đại.
Ăn sớm: Một ngày ba bữa đều phải ăn sớm, bữa sáng ăn sớm còn là “ khai mở trí lực” cho một ngày mới. Bữa tối ăn sớm có thể phòng chống bệnh tật.
Ăn nhạt: Chính là ít muối, ít dầu, ít đường. Nhiều muối, nhiều dầu, nhiều đường là “ tam hại”.
Ăn sạch: Thức ăn sạch sẽ, thực phẩm lành mạnh.
Ăn đúng: Ăn đúng giờ đúng hàm lượng, lâu ngày sẽ hình thành động lực định hình, là cách dưỡng sinh tốt nhất.
Ăn loãng: Ăn cháo dưỡng sinh đã lưu truyền từ thời xưa đến ngày nay, ngoài cháo ra, còn gồm có các chất loãng như sữa bò, sữa đậu nành v.v.
Ăn nhẹ: Bữa ăn phụ ngoài ba bữa chính ra thì gọi là “ ăn nhẹ”, phù hợp với nguyên tắc “ ăn nhẹ nhiều bữa”.
Ăn chọn lọc: Nên căn cứ theo nhu cầu cơ thể để lựa chọn thức ăn (thậm chí có thể căn cứ theo thể chất mỗi người để lựa chọn) để chất dinh dưỡng đạt hiệu quả hơn.
Đoạn thực: Là trong một thời gian nhất định, một bữa hoặc một ngày không ăn, có thể loại bỏ triệt để độc tố trong cơ thể.
Ăn khô: Ăn khô có thể tăng cường chức năng nhai, kích thích mạnh mẽ đến đầu dây thần kinh của vùng răng miệng, đạt đến tác dụng bổ não.
5. Kéo đàn nhị
Bạch Thạch lão nhân rất thích kéo đàn nhị (nhị hồ), đặc biệt những năm cuối đời, thường một mình ngồi dưới gốc cây trước cửa nhà vào lúc chạng vạng tối, vừa nhẹ nhàng kéo đàn nhị, vừa ngâm nga tiếng nhạc. Bạch Thạch lão nhân từ lâu đã phát hiện, đàn nhị và các âm nhạc khác không chỉ có thể giải trí, thư giãn, bồi bổ trí óc, mà còn có thể mở lòng thanh thản, khỏe mạnh, dưỡng sinh, trị bệnh.
Theo NTD
Thiên Thanh biên dịch
Xem thêm:
Từ khóa đàn nhị hồ chế độ ăn uống dưỡng sinh sống thọ Họa sĩ Tề Bạch Thạch Quyết Minh Tử