Vì sao COVID-19 gây chết người, bệnh nhân hồi phục liệu có thể miễn nhiễm?
- Lê Minh
- •
Từ khi dịch viêm phổi corona mới (COVID-19) bùng phát tới nay, số người tử vong không ngừng tăng lên. Vì sao loại virus này lại gây chết người và bệnh nhân đã hồi phục liệu có miễn nhiễm vĩnh viễn? Hãy xem các chuyên gia nói gì về việc này.
Trong số những người bị nhiễm virus corona mới, một số người chỉ có cảm giác như bị cảm cúm nặng, một số người lại bị tước đi sinh mệnh. Sự khác biệt giữa hai ranh giới này có lẽ được quyết định bởi tác dụng tương hỗ giữa virus và hệ thống miễn dịch của cơ thể người.
Ngày 19/2 “The Washington Post” cho biết, tính đến nay, không một ai thông báo một cách minh xác rằng làm thế nào virus corona mới lại khiến bệnh nhân suy kiệt hô hấp. Các nhà khoa học đang tìm hiểu luận cứ theo những căn bệnh tương tự trong quá khứ, gồm cả Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) có mối liên quan mật thiết với virus corona mới này, nhằm suy đoán về khả năng gây tử vong của nó.
Virus sẽ tấn công và giết chết tế bào, trong quá trình này liệu chúng có diễn biến thành bệnh nặng hay không được quyết định bởi cơ chế phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể người. Điều này lại liên quan tới độ tuổi, giới tính, gien di truyền và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Matthew Frieman, nhà virus học tại Bệnh viện Y thuộc trường Đại học Maryland của Mỹ nói, sau khi xâm nhập vào cơ thể, ban đầu loại virus này sẽ nhanh chóng phá hoại những tế bào nhiễm bệnh. Nhưng do sức tàn phá của chúng quá lớn, khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị quá tải. Điều này sẽ dẫn tới nhiều phản ứng miễn dịch hơn, kết quả sẽ khiến nhiều tế bào kháng thể tham gia hơn, cũng như bị hủy hoại nhiều hơn.
Khi người bệnh hắt hơi hay ho, virus corona mới sẽ theo giọt bắn phát tán ra ngoài không khí. Đôi khi người bệnh có thể hắt hơi thẳng vào mặt người khác, hoặc giọt bắn nhiễm vào bề mặt đồ vật, người khác không biết đã chạm vào vật này, sau đó đưa virus này vào miệng hoặc mũi họ.
Do vậy nhân viên y tế sẽ phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm rất cao. Họ phải xuất hiện trong môi trường có hàm lượng virus cao. Đồng thời còn phải tiến hành các trình tự y tế có thể bị truyền nhiễm, ví như đặt máy thở giúp bệnh nhân hô hấp.
Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể người, ban đầu chúng sẽ sinh sôi rất nhanh trong các tế bào trong đường hô hấp, những tế bào xung quanh sẽ hình thành kết cấu giăng tơ. Khiến những virus cảm cúm thông thường lây nhiễm vào đường hô hấp, trong khi virus corona SARS lại có khuynh hướng xâm nhập sâu vào trong phổi.
Frieman nói, khi lực lượng của virus corona được tăng cường, những tế bào chết sẽ rơi ra và tích tụ lại trong đường hô hấp, gây khó thở.
Anthony Fehr, nhà virus học thuộc trường Đại học Kansas của Mỹ, nói rằng nếu virus nhân lên nhanh chóng trong cơ thể trước khi cơ thể cố gắng loại trừ virus thông qua phản ứng từ hệ thống miễn dịch, hoặc hệ thống miễn dịch phản ứng quá chậm chạp, thì hệ thống miễn dịch của người đó sẽ không thể kiểm soát được virus và bắt đầu “phát điên”.
Điều này được các nhà khoa học gọi là “Cơn bão Cytokine”, khiến hệ thống miễn dịch rơi vào trạng thái chiến đấu, tế bào sẽ được đưa đến phổi. (Cytokine là một nhóm protein đa dạng không phải là kháng thể, chúng đóng vai trò là các chất trung gian giữa các tế bào.) Nhưng, lúc này, không chỉ virus tàn phá cơ thể của bệnh nhân, mà hệ thống miễn dịch cũng bắt đầu tàn phá cơ thể của họ (giới y học gọi là vật chủ).
Erica S. Shenoy, chuyên gia truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts của Mỹ, nói: “Theo kinh nghiệm về những loại virus khác thuộc đường hô hấp cho thấy, virus corona mới gây tổn thương tới đường hô hấp, gây nhiễm trùng thứ cấp và tương tác với hệ thống miễn dịch của vật chủ.”
Còn về lý do tại sao bệnh nhân cao tuổi hoặc mắc các bệnh mãn tính tiềm ẩn như tiểu đường và cao huyết áp lại là nhóm người có nguy cơ lây nhiễm virus corona mới khá cao, hiện các chuyên gia y tế cộng đồng vẫn chưa tìm được câu trả lời.
Anthony Fehr nói: “Hệ thống miễn dịch của mỗi người mỗi khác, phản ứng của hệ thống miễn dịch giữa người trẻ và người cao tuổi, giữa nam và nữ cũng khác nhau.”
“Do vậy khi bàn luận về hệ thống miễn dịch của từng người và vì sao họ lại chết vì nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’, hay vì sao họ có thể hồi phục, đều có sự chênh lệch khá lớn.”
Vineet D. Menachery, chuyên gia virus thuộc chi nhánh y tế trường Đại học Y khoa Texas cũng nghi ngờ rằng virus corona mới cũng giống với SARS, khi thâm nhập vào phổi sẽ phá hoại những phế nang hấp thụ ôxy. Khi nhiều tế bào hơn bị thương, mô phổi bắt đầu cứng lại, tim sẽ phải làm việc vất vả hơn mới có thể cung cấp đủ ôxy cho những cơ quan nội tạng khác.
“Nguyên nhân gây chết người của loại virus corona mới này là khiến bệnh nhân mất đi chức năng của phổi, từ đó gây áp lực với từng cơ quan nội tạng còn lại.” Menachery nói.
Vậy những bệnh nhân đã hồi phục là vì hệ thống miễn dịch của họ phát huy tác dụng tiêu diệt virus, khiến triệu chứng viêm nhiễm suy giảm. Nhưng hiện nay nhiều chuyên gia vẫn không biết những người này trong tương lai liệu có bị tái nhiễm hay không.
Họ có thể được bảo vệ khỏi tái nhiễm nhờ sức đề kháng, nhưng vẫn có nguy cơ tái nhiễm, chỉ là triệu chứng sẽ không quá nghiêm trọng, hoặc họ có thể thoát được kiếp nạn lần này nhờ sức đề kháng tạm thời.
Do vậy, vẫn còn nhiều ẩn số chưa thể giải đáp về loại virus corona mới này.
Lê Minh (theo Epoch Times)
Xem thêm:
Từ khóa SARS-CoV-2 Dòng sự kiện virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19