Bắc Kinh mưu đồ vị trí chủ chốt của Liên Hiệp Quốc
- Mộc Lan
- •
Ông Tưởng Đoan (Jiang Duan), trưởng Phái bộ Trung Quốc tại Geneva, đã được bổ nhiệm vào Nhóm tư vấn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 1/4. Với vai trò mới nêu trên, Trung Quốc sẽ đóng vai chính trong việc chọn lựa ít nhất 17 nhà giám sát và điều tra nhân quyền về các vấn đề tự do ngôn luận, tra tấn, hành quyết phi pháp, mất tích… Việc Trung Quốc trở thành thành viên của Nhóm Tư vấn của Hội đồng Nhân quyền LHQ bị các tổ chức nhân quyền quốc tế và các nhà hoạt động quốc tế chỉ trích là “giống như đưa một người mắc chứng cuồng phóng hỏa vào làm chỉ huy chữa cháy vậy”.
Theo báo cáo của Radio Free Asia, Liên Hiệp Quốc quan sát rằng Chính phủ Trung Quốc có thể can thiệp vào việc lựa chọn ít nhất 17 nhân viên nhân quyền trong các thủ tục đặc biệt của Liên Hiệp Quốc vào năm tới. Các chuyên gia này sẽ chịu trách nhiệm điều tra, theo dõi và báo cáo công khai về các vấn đề cụ thể hoặc tình hình nhân quyền của các quốc gia đặc biệt.
Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ xem xét tư cách ứng cử viên cho các vị trí hoạt động nhân quyền quan trọng của Liên Hiệp Quốc, phụ trách vị trí chủ tịch cho ít nhất năm hạng mục phỏng vấn, và hỗ trợ trong việc quyết định tiến cử người có thể được bổ nhiệm.
Ông Hillel Neuer, Giám đốc điều hành của U.N. Watch nhận xét: “Cho phép Trung Quốc, một chế độ áp bức và vô nhân đạo, được chọn lựa các nhà điều tra trên thế giới về quyền tự do ngôn luận, giam giữ tùy tiện và mất tích… giống như đưa một người mắc chứng cuồng phóng hỏa vào làm chỉ huy chữa cháy vậy.”
Báo cáo nói rằng năm nay vừa đúng vào thời gian Trung Quốc không đảm nhận chức trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Trung Quốc từng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền trong giai đoạn 2006-2012, 2014-2016 và 2017-2019, và đã từ chức năm ngoái. Tuy vậy, ông Tưởng Đoan đã lấp vào chỗ trống này trong nhóm tư vấn.
Hiện tại, ba thành viên khác của Nhóm tư vấn là Ahmad Makaila đến từ Châu Phi, Sabina R. Stadler đến từ Slovenia và Carlos Martinsuez Diaz đến từ Tây Ban Nha, vị trí cuối cùng đang cần được xác định.
Ông Dương Kiến Lợi (Yang Jianli), cố vấn của U.N. Watch và là nhà hoạt động nhân quyền, khi phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018 đã bị cắt ngang nhiều lần bởi đại diện Trung Quốc. Ông nói: “Lần này Trung Quốc trở thành thành viên của nhóm tư vấn, một lần nữa cho thấy Liên Hiệp Quốc đã không thể thực hiện được vai trò của mình nữa. Hội đồng nhân quyền về cơ bản chỉ là một thứ đồ trưng bày. Nói “trưng bày” là vẫn còn nói nhẹ, trên thực tế nó đã trở thành hội đồng bảo vệ những kẻ vi phạm nhân quyền.”
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc được thành lập năm 2006. Hàng năm, khoảng một phần ba số thành viên được bầu lại bằng cách bỏ phiếu kín. Để trúng cử cần đạt được hơn một nửa số phiếu bầu.
Ông Dương Kiến Lợi, người phụ trách tổ chức phi chính phủ “Sức mạnh Công dân” (Citizen Power Initiatives for China) tại Mỹ chỉ ra rằng, các thủ đoạn chủ yếu của Chính phủ Trung Quốc để tạo ra ảnh hưởng gồm có: mua chuộc các nước nhỏ, các nước độc tài, tăng tiền tài trợ và mua chuộc các quan chức Liên Hiệp Quốc, điều động nhiều hơn các tổ chức phi chính phủ do ĐCSTQ kiểm soát.
Dấu vết xâm nhập của ĐCSTQ có thể được truy tìm từ số liệu và bằng chứng văn bản như hồ sơ bỏ phiếu của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, thay đổi các quốc gia thành viên, và các bài phát biểu tại các cuộc họp.
Việc mở rộng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã gây báo động cho Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế. Nhân viên Liên Hiệp Quốc Emma Reilly tiết lộ với Chính phủ Hoa Kỳ vào cuối năm ngoái về việc Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã cung cấp trước cho Trung Quốc danh sách những người bảo vệ nhân quyền sẽ tham gia các cuộc họp của Liên Hiệp Quốc, bao gồm người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và các nhân sĩ bất đồng chính kiến.
Ông Dương Kiến Lợi nói rằng chính bản thân ông, đức Đạt-lai Lạt-Ma…đều có tên trong danh sách. Ông còn một lần bị Liên Hiệp Quốc lấy lý do hộ chiếu Trung Quốc hết hạn để ngăn trở ông tham gia Hội nghị thượng đỉnh về nhân quyền và dân chủ tại Geneva.
Hoa Kỳ phản đối hành động của LHQ, nhưng chưa có biện pháp thay thế
Nhiều quan chức Hoa Kỳ công khai lên án quyết định của Liên Hiệp Quốc cho phép Trung Quốc trở thành thành viên của nhóm tư vấn. Nghị sĩ Chris Smith của đảng Cộng Hòa đã ban hành một tuyên bố vào ngày 5/4 rằng, hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc cho thấy họ đàn áp một cách có hệ thống các tôn giáo và dân tộc thiểu số, bao gồm Phật giáo Tây Tạng, Người Ngô Duy Nhĩ và Hồi giáo Kazakhstan, Pháp Luân Công và Kitô giáo ngầm. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chính phủ ĐCSTQ đang bán nội tạng của các tù nhân chính trị.
Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos của Quốc hội Hoa Kỳ đã đăng Twitter ngày 4/4: “Đây là hậu quả đáng tiếc khác của việc Hoa Kỳ rời khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.”
Hoa Kỳ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ tháng 6 năm 2018. Nikki Haley, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, gọi tổ chức này là “ô bảo kê những kẻ vi phạm nhân quyền, lỗ hổng thiên vị chính trị”.
Trước khi rời văn phòng LHQ, Haley đã cố gắng ngăn nhà ngoại giao Trung Quốc Hạ Hoàng (Xia Huang) tiếp quản chức vụ đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ cho khu vực Great Lakes của châu Phi, nhưng Liên Hiệp Quốc đã phớt lờ điều đó.
Tưởng Đoan nhậm chức: Vấn đề nhân quyền ở Tân Cương càng mờ mịt
Bà Cao Nhã Học (Cao Yaxue), Tổng biên tập trang web “Thay đổi Trung Quốc”, nói rằng Liên Hiệp Quốc luôn phớt lờ các vấn đề Tân Cương. Tổng thư ký Guterres chưa bao giờ dám mạnh mẽ lên án các trại tập trung, sau khi ông Tưởng Đoan nhậm chức, hy vọng càng thêm mong manh: “Dưới cái thể chế đó (Tưởng Đoan), họ đều là các con robot, là cơ quan ngôn luận của đảng. Các quan chức bị Chính phủ Trung Quốc nâng đỡ vào vị trí đó giống như Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), càng cứng rắn, miệng lưỡi tốt (càng được ưa thích). Sau đó, ông ta lại kết bè đảng, khi được bổ nhiệm (chuyên viên điều tra nhân quyền) cũng sẽ không bổ nhiệm những người chỉ trích Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc).”
Ông Dương Kiến Lợi chỉ ra rằng, việc Hiệp hội Luật sư Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc với Hội đồng Nhân quyền LHQ chỉ mang tính biểu tượng chứ không có tác dụng thực chất. Hội đồng Nhân quyền LHQ không có nhiều quyền lực thi hành và sẽ không giải quyết các vấn đề về bồi thường, nhiều nhất cũng chỉ là công khai lên tiếng khiển trách.
Mộc Lan
RADIO: Radio: Sự thực chống dịch trong công tác quản lý “Internet hóa” của ĐCSTQ
Radio: Sự thực chống dịch trong công tác quản lý “Internet hóa” của ĐCSTQ
Kỳ thực, trong hơn 10 năm thực hiện quản lý Internet hóa của ĐCSTQ, đặc biệt là trong dịch viêm phổi Trung Cộng năm nay, ĐCSTQ vẫn luôn thông qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình và Internet, thúc đẩy tuyên truyền rằng nhân viên mạng đã giải quyết nỗi lo cho dân chúng hoặc xông pha nơi tuyến đầu phòng dịch. Tuy nhiên, người dân sống trong mạng lưới Internet như trong nhà tù, bị nhân viên mạng xung quanh nhìn chằm chằm từng lời nói và cử chỉ, bị theo dõi bởi các mã vạch y tế và camera khắp nơi. Kiểu quản lý “Internet hóa” này, liệu có thể thực sự mang lại cho người dân Trung Quốc cảm giác an toàn và có thể chống lại virus? Bài viết này cho thấy bức tranh toàn cảnh bao gồm cả những góc tối tăm của kiểu quản lý “Internet hóa” này….
Posted by Trí thức Việt Nam on Wednesday, April 8, 2020
Xem thêm:
Từ khóa Nhân quyền ĐCSTQ Liên Hiệp Quốc Bắc Kinh Dòng sự kiện