“30 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, người Mỹ giờ không còn hiểu được sự nguy hại của chủ nghĩa cộng sản”, ông Marion Smith, Giám đốc Điều hành của Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản viết trên tờ USA Today ngày 8 tháng 11 năm 2019. “Có một lý do vì sao sau một thảm kịch lớn, chúng ta lại được nhắc nhở đừng bao giờ quên. Nhân loại có xu hướng lặp đi lặp lại những sai lầm tương tự.”

Tại thời điểm ông Smith viết bài, chẳng mấy ai chú ý lắm đến cảnh báo của ông. Mấy tuần sau, một chủng virus corona hung hãn đã xuất hiện tại thành phố nằm ở vị trí trung tâm Trung Quốc, Vũ Hán. Mặc dù chủng virus này đã được các bác sỹ phát hiện và báo cáo, nhưng ban đầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã che giấu nó, rốt cuộc khiến virus phát tán ra khắp nơi trên thế giới.

Ngày 6 tháng 4 năm 2020, Hoa Kỳ đã báo cáo hơn 360.000 ca nhiễm, cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới (tuy nhiều quốc gia cho rằng con số thực sự của Trung Quốc chưa được công bố ra còn cao hơn rất nhiều). Thành phố New York, ngọn hải đăng của thế giới tự do, xác nhận số ca nhiễm nhiều hơn bất kỳ thành phố hay bang nào ở Hoa Kỳ.

Trong báo cáo này, chúng tôi phân tích về quan hệ Mỹ-Trung trong những năm qua, mà đó có thể là bệ phóng cho Trung Quốc phát triển và thâm nhập vào Hoa Kỳ. Ảnh hưởng ngày càng lớn hơn bao giờ hết của ĐCSTQ trên thế giới đã tạo điều kiện cho Trung Quốc truyền bá tư tưởng coi thường mạng sống con người ra nước ngoài. Sự bưng bít thông tin về sự bùng phát virus corona đã biến một dịch bệnh thành đại dịch toàn cầu.

Không chỉ có người Trung Quốc, mà nhiều người trên khắp thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, đã trở thành nạn nhân của sự che giấu thông tin của ĐCSTQ trong cuộc khủng khoảng chưa từng có tiền lệ này. Khi chúng ta tiếc thương những người bị thiệt mạng trong đại dịch, cầu nguyện sức khỏe và bình an cho mọi người, chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ làm sáng tỏ sự nguy hại của ĐCSTQ và khuyên mọi người hãy cắt đứt quan hệ với nó.

Báo cáo này được chia thành sáu phần:

  • Phần 1: Quyền lực của ĐCSTQ ngày một lớn mạnh nhờ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ
  • Phần 2: Tầm ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của ĐCSTQ ở Manhattan
  • Phần 3: Tuyên truyền 24/7 của ĐCSTQ trên Quảng trường Thời Đại
  • Phần 4: Ảnh hưởng sâu đậm của ĐCSTQ ở Liên Hiệp Quốc và các Tổ chức Phi Chính phủ
  • Phần 5: Chiến dịch tuyên truyền đầu độc của ĐCSTQ ở các trường học của Hoa Kỳ
  • Phần 6: Sự thâm nhập của ĐCSTQ vào các cộng đồng Hoa Kỳ
Bức tranh toàn cảnh về sự thâm nhập của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ - P1
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

*

Phần 1: Quyền lực của ĐCSTQ
ngày một lớn mạnh nhờ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ

“Chủ nghĩa cộng sản là một ý tưởng sai lầm, và giải pháp cho một ý tưởng sai lầm chính là sự thật, chứ không phải sự vô tri.” Tổng thống Richard Nixon đã phát biểu như vậy trong cuộc vận động tranh cử ngày 21 tháng 8 năm 1960. “Chủ nghĩa cộng sản bắt đầu bằng tuyên bố rằng không có chân lý phổ quát hay chân lý chung về bản chất con người.”

Trung Quốc gia nhập WTO

12 năm sau, vào tháng 2 năm 1972, Nixon đã giẫm lên quan điểm của mình mà sang thăm Trung Quốc. Ngày 1 tháng 1 năm 1979, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) là chính phủ duy nhất của Trung Quốc, và Đài Loan là một địa khu của Trung Quốc.

Một hiệp định thương mại song phương đã được ký kết bởi Tổng thống lúc đó là Jimmy Carter, và Trung Quốc được trao địa vị “Tối huệ quốc” (quốc gia được đối xử ưu đãi nhất, most-favored-nation, MFN). Với Hiệp định Hợp tác Khoa học và Công nghệ, cũng được ký vào năm 1979, hàng trăm dự án nghiên cứu chung và chương trình hợp tác đã được triển khai giữa hai quốc gia sau đó.

Quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ cũng giúp cải thiện vị thế quốc tế của Trung Quốc lên rất nhiều. Sau khi trở thành thành viên của Ngân hàng Thế giới vào năm 1980, năm 1981, Trung Quốc đã nhận được khoản vay đầu tiên. Với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Nhật Bản, Trung Quốc đã trở thành thành viên của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), sau đó ADB đã cho Trung Quốc vay 40 tỷ Đô-la cho các dự án giao thông, năng lượng, nước, nông nghiệp, tài chính và các dự án khác.

Sau khi ĐCSTQ đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn vào năm 1989, Hoa Kỳ đã đưa ra đạo luật nhằm hủy bỏ hoặc xét lại địa vị “Tối huệ quốc” của Trung Quốc. Năm 1993, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố Trung Quốc cần đáp ứng những tiêu chí nhất định về nhân quyền để được gia hạn địa vị “Tối huệ quốc”. Tuy nhiên, dưới áp lực của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, ông đã gia hạn vô điều kiện địa vị “Tối huệ quốc” cho Trung Quốc mà không suy xét tới các vấn đề nhân quyền của quốc gia này.

Đạo luật Quan hệ Mỹ-Trung năm 2000 của Quốc hội Hoa Kỳ đã được Clinton phê chuẩn vào ngày 10 tháng 10 năm đó. Luật này đã trao cho Trung Quốc vị thế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (NTR) (trước đây gọi là “Tối huệ quốc”, MFN) sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ngày 11 tháng 12 năm 2001, Trung Quốc chính thức gia nhập WTO, Tổng thống khi đó là George W. Bush đã phê chuẩn địa vị “Tối huệ quốc” có hiệu lực vĩnh viễn cho Trung Quốc.

Những kỳ vọng của Hoa Kỳ chưa được đáp ứng

Chuỗi sự kiện này đã biến Trung Cộng thành một đối thủ lớn trong nền kinh tế thế giới. “Trước năm 1978, Trung Quốc có nền kinh tế kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa, và bị cô lập về nhiều mặt; từ đó đến nay, nước này đã dần dần mở cửa nền kinh tế với các quốc gia khác trên thế giới”, một bài báo của Hội đồng Đối ngoại (Council on Foreign Relations) cho biết.

Năm 2000, Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ sáu với dân số một tỷ người. Việc Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001 càng đẩy mạnh sự phát triển của nó trên thế giới. Thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tăng gấp hơn 30 lần, từ chưa đầy 8 tỷ Đô-la vào năm 1986 lên đến hơn 578 tỷ Đô-la vào năm 2016. Tính đến năm 2009, Trung Quốc đã vượt qua Đức, trở thành nhà xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Nền kinh tế của Trung Quốc vào năm 2009 đã lớn gấp 8 lần so với năm 2001.

Việc nối lại tình hữu nghị của ông Nixon với Trung Quốc đã mang lại lợi ích to lớn cho Trung Quốc, song hệ thống chính trị cộng sản của nước này chủ yếu vẫn y nguyên như mấy thập kỷ qua.

Hai tháng sau khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 1979, Trung Quốc đã có cuộc chiến tranh biên giới chớp nhoáng với Việt Nam để đáp trả cuộc xâm lược và chiếm đóng Campuchia của Việt Nam năm 1978 (nhằm kết thúc sự tồn tại của quân Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn).

Khi Tổng thống Ronald Reagan sang thăm Bắc Kinh năm 1984, bài phát biểu chỉ trích Liên Xô và ca ngợi chủ nghĩa tư bản, dân chủ và tự do tôn giáo của ông đã không được phát sóng trên truyền hình nhà nước Trung Quốc.

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào tháng 12 năm 2001, số việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ ngày càng sụt giảm. Viện Chính sách Kinh tế ước tính thâm hụt thương mại với Trung Quốc gây mất khoảng 2,7 triệu việc làm từ năm 2001 đến 2011, bao gồm ngành sản xuất và các ngành công nghiệp khác.

Nhận thức sai lầm về chủ nghĩa cộng sản

Ông Michael Pillsbury, cựu quan chức chính phủ từng phục vụ trong Bộ Quốc phòng, và hiện là Giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc, Viện Hudson, đã phân tích mối quan hệ Mỹ-Trung trong cuốn sách năm 2015 của ông mang tên “Cuộc đua trăm năm: Chiến lược Bí mật của Trung Quốc nhằm soán vị Mỹ làm siêu cường quốc toàn cầu” (The Hundred-Year Marathon, China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower).

Giống như nhiều quan chức Hoa Kỳ khác, ông Pillsbury từng tin rằng viện trợ của Hoa Kỳ sẽ giúp Trung Quốc tiến tới một quốc gia dân chủ, hòa bình mà không có tham vọng thống trị khu vực hay toàn cầu. “Ông Pillsbury đã sốc khi phát hiện rằng tham vọng nắm quyền thống trị thế giới của Trung Quốc vốn có bấy lâu nay, gần như đã ăn sâu vào gen văn hóa của đất nước này và, như ông nói, chẳng cần phải giấu diếm gì”, theo bài bình luận của Tạp chí Phố Wall về cuốn sách này.

“Qua hồi ký của Henry Kissinger, bây giờ, chúng ta đã biết quyết định theo đuổi việc mở cửa với Hoa Kỳ không phải do các nhà lãnh đạo dân sự của Trung Quốc đưa ra, mà là của một ủy ban gồm bốn viên tướng Trung Quốc”, ông Pillsbury viết trong cuốn sách, đồng thời cho biết bốn viên tướng này đang chơi quân bài Hoa Kỳ để chống lại Liên Xô.

Vị thế của Bắc Kinh được nâng lên nhờ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ

Ngày 13 tháng 12 năm 2019, ông David Stilwell, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách khu vực Đông Á, Thái Bình Dương, có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS). Ông cho biết, nhiều thập kỷ qua, chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ Trung Quốc về mọi mặt, “Chúng tôi hỗ trợ về quân sự và tình báo, chúng tôi hào phóng trong việc chuyển giao công nghệ, chúng tôi đảm bảo quyền ưu đãi trong đầu tư và thương mại, chúng tôi tài trợ và tiến hành rất nhiều hoạt động trao đổi giáo dục – và hiện vẫn tiến hành như vậy – chúng tôi tài trợ phát triển và tổ chức hoạt động xây dựng năng lực cho chính quyền Trung Quốc do chính phủ Hoa Kỳ trực tiếp thực hiện, và còn nhiều hơn thế.”

Thế nhưng, trong những năm gần đây, ĐCSTQ lại thể hiện sự thù địch ngày càng lớn “đối với Hòa Kỳ, đối với lợi ích và nguyên tắc của chúng ta… Đó hoàn toàn không phải là điều mà giới chức Mỹ mong muốn hay kỳ vọng 40 năm trước, khi họ đặt ra chính sách đẩy mạnh hỗ trợ nhiều mặt của Hoa Kỳ vì công cuộc hiện đại hóa và tiến tới tự do của Bắc Kinh”, ông Stilwell phát biểu.

Ngay cả sau Vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, chính phủ Hoa Kỳ vẫn duy trì quan hệ gần như trước với Trung Quốc. Ông nói tiếp: “Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã dung túng các vụ vi phạm nhân quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) mà không có sự phản đối mạnh mẽ nào. Chúng ta gần như đã nhún vai bất quản việc phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa của Trung Quốc cho Pakistan, Iran và Bắc Triều Tiên, và những nước khác. Chúng ta hầu như đã làm ngơ trước việc CHNDTH tách công nghệ lưỡng dụng [phục vụ cả mục đích quốc phòng lẫn thương mại] do Hoa Kỳ phát minh để dùng cho mục đích quân sự. Chúng ta không có mấy sự phản đối đối với hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ, làm nhái, làm giả hàng có đăng ký nhãn hiệu, và vô số hoạt động thương mại gian lận khác. Việc hoạch định chính sách đòi hỏi phải cân bằng lợi ích, và chúng ta thường có lý do để cho phép điều này, điều kia khiến hành vi phạm tội của Trung Quốc không được giải quyết. Nhưng hậu quả đã ngày càng nhiều.”

Quá hơn nữa, sau Vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, các lãnh đạo của ĐCSTQ đã đưa chiến dịch giáo dục lòng yêu nước vào trường học và văn hóa. Mục đích của chiến dịch này là thu hút sự ủng hộ ĐCSTQ bằng cách lợi dụng chủ nghĩa dân tộc và bài xích người nước ngoài, đặc biệt là người Mỹ và người Nhật.

Trong bài phát biểu của mình, ông Stilwell cho biết : “Nhưng các quan chức Hoa Kỳ hầu như không để ý. Thay vào đó, họ tập trung vào việc viết ra chương tiếp theo của chính sách hỗ trợ của chúng ta đối với Trung Quốc. Và đây có lẽ là điều có lợi nhất và là hệ quả của toàn bộ sự hỗ trợ đó – CHNDTH gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.”

Ông cũng nhận định về cách ứng xử của các tổng thống gần đây với Trung Quốc: “Tổng thống Bill Clinton khi nhậm chức đã cực lực phê phán hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh… Thế nhưng, đến năm 1994, Clinton đã mất đi thái độ kiên quyết đó.“ “Tổng thống George W. Bush và Barack Obama đều có những quan ngại về các phương diện trong hành xử của Bắc Kinh, cũng như những người tiền nhiệm của họ vậy… Nhưng cả hai đều đảm bảo rằng Hoa Kỳ về cơ bản sẽ hợp tác với Trung Quốc như một đối tác, một người ủng hộ.”

Ông Stilwell cho biết: “Ngay cả khi Bắc Kinh gian lận về vấn đề Hoa Kỳ và thương mại – thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc lên đến 4.000 tỷ Đô-la lũy kế. Song, cả hai tổng thống này đều ủng hộ việc nâng cao vị thế của Bắc Kinh trong các tổ chức quốc tế quan trọng, ngay cả khi Bắc Kinh thường phá vỡ sứ mệnh và tinh thần của các tổ chức này.”

(Còn nữa)

Đăng lại từ Minghui.org
Anh Tử, Điền Vân