Các mảnh vỡ tên lửa không kiểm soát của Trung Quốc rơi xuống Ấn Độ Dương
- Minh Ngọc
- •
Ngày 30/7, các quan chức cho biết, tàn tích từ một tên lửa Long March 5B ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất và rơi xuống Ấn Độ Dương.
#USSPACECOM can confirm the People’s Republic of China (PRC) Long March 5B (CZ-5B) re-entered over the Indian Ocean at approx 10:45 am MDT on 7/30. We refer you to the #PRC for further details on the reentry’s technical aspects such as potential debris dispersal+ impact location.
— U.S. Space Command (@US_SpaceCom) July 30, 2022
“#USSPACECOM có thể xác nhận rằng tên lửa Long March 5B (CZ-5B) của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã rơi trở lại Trái đất vào Ấn Độ Dương vào khoảng 10:45 sáng theo giờ MDT ngày 30/7 (23:45, ngày 30/7, giờ Việt Nam),” cơ quan này thông báo trong một bài đăng trên Twitter.
Tên lửa đã cất cánh từ đảo Hải Nam vào ngày 24/7 để đưa để đưa module phòng thí nghiệm Vấn Thiên lên trạm vũ trụ Thiên Cung mới mà Trung Quốc đang xây dựng trên quỹ đạo, nhưng sau khi chuyển giao thành công module, tên lửa đã lao xuống Trái đất một cách mất kiểm soát.
Giám đốc NASA Bill Nelson cũng đăng tweet trên Twitter hôm 30/7 cho hay, Trung Quốc không đưa ra bất kỳ chi tiết cụ thể nào về quỹ đạo hoặc vị trí cuối cùng của mảnh vỡ.
“Tất cả các quốc gia du hành vũ trụ nên tuân theo các thông lệ tốt nhất đã được thiết lập và thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ trước những thông tin như vậy, để có thể giúp đưa ra dự đoán đáng tin cậy về nguy cơ tác động của mảnh vỡ, đặc biệt là đối với các phương tiện vận tải hạng nặng có nguy cơ đáng kể như Trường Chinh 5B, vốn có nguy cơ lớn gây tổn thất nhân mạng và tài sản,” ông Nelson nhấn mạnh.
Đây là lần thứ ba trong những năm gần đây, một tên lửa của Trung Quốc quay trở lại Trái đất một cách mất kiểm soát.
Trước đó, một tên lửa Long March 5B khác cũng mất kiểm soát và rơi xuống Trái đất vào tháng 5/2021, cuối cùng hạ cánh xuống Ấn Độ Dương.
“Các quốc gia du hành vũ trụ phải giảm thiểu rủi ro đối với con người và tài sản trên Trái đất khi tái nhập các vật thể không gian, và tối đa hóa tính minh bạch về các hoạt động đó,” CNN dẫn lời ông Nelson trong một tuyên bố vào thời điểm đó. “Trung Quốc đang không đáp ứng các tiêu chuẩn có trách nhiệm liên quan đến các mảnh vỡ không gian của họ.”
Trong sự cố năm 2021, tên lửa đã chuyển giao một phần của trạm vũ trụ mới, sau đó hết nhiên liệu để quay trở lại và bị lực hấp dẫn kéo trở lại Trái đất.
Ngoài ra, một tên lửa Long March 5B thứ ba đã bị rơi trong quá trình quay trở lại Trái đất vào năm 2020, còn có một phần của trạm vũ trụ Trung Quốc đã bị vỡ rơi xuống Thái Bình Dương vào năm 2018.
Từ khóa tên lửa Trung Quốc tên lửa Trường Chinh 5B Long March 5B