Hôm thứ Ba (1/10), quân cảnh Campuchia cho biết họ đã bắt giữ một nhà báo từng đoạt giải thưởng, nổi tiếng vì đã điều tra tâm điểm tham nhũng, buôn người và lừa đảo trực tuyến tại nước này. Hãng Reuters đưa tin, điều này đã gây lo ngại cho các tổ chức nhân quyền nổi tiếng và Hoa Kỳ.

Mech Dara
Nhà báo Mech Dara, người đã vạch trần nạn buôn người tại các trung tâm lừa đảo trực tuyến ở Siem Reap, Campuchia, vào năm 2021. (Ảnh: Chụp màn hình video)

Theo người phát ngôn của quân cảnh Campuchia, nhà báo Mech Dara, người từng làm việc cho các cơ quan truyền thông địa phương và quốc tế, đã bị bắt giữ hôm thứ Hai (30/9) mà không nêu rõ cáo buộc. Người phát ngôn này nói: Chúng tôi đã phát hành lệnh bắt giữ của tòa án để đưa ông ấy ra tòa. Nhưng tôi không biết ông ấy đang ở đâu”.

Theo tổ chức nhân quyền Licadho, nhà báo Dara đã nói với họ rằng anh sẽ bị giam giữ sau khi bị chặn lại tại một trạm thu phí đường cao tốc ở biên giới giữa tỉnh Koh Kong và Sihanoukville ở phía tây nam Campuchia.

Bà Naly Pilorge, đồng giám đốc tổ chức nhân quyền Licadho, kêu gọi “Dala phải được trả tự do để anh ta có thể tiếp tục công việc vạch trần các vấn đề như buôn người, lao động cưỡng bức và tham nhũng”. Các nhóm nhân quyền chỉ trích rằng “việc bắt giữ một trong những nhà báo dũng cảm nhất của Campuchia sẽ có tác động tàn khốc đến khả năng tiếp cận thông tin của tất cả người dân Campuchia”.

Hãng Reuters cho biết họ không thể xác nhận độc lập chi tiết về vụ bắt giữ.

Năm ngoái, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã trao tặng Giải thưởng Anh hùng cho nhà báo Dara vì đã vạch trần sự tồn tại của một số lượng lớn các đường dây lừa đảo ở Campuchia, chủ yếu bao gồm các công nhân bị buôn bán.

Một phát ngôn viên của chính phủ Hoa Kỳ cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã biết về các báo cáo về vụ bắt giữ nhà báo Dara và nói thêm rằng “chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình”.

Theo Reuters, trong những năm gần đây, khu vực Đông Nam Á đã trở thành trung tâm của ngành công nghiệp tội phạm trị giá hàng tỷ USD nhắm vào các nạn nhân trên khắp thế giới bằng tiền điện tử, lừa đảo và các âm mưu khác, thường do các nhóm tội phạm Trung Quốc và những kẻ buôn người điều hành, các công nhân thực hiện hoạt động này trong một khu nhà được canh gác nghiêm ngặt.

Tháng trước, Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với doanh nhân Campuchia kiêm thượng nghị sĩ đảng cầm quyền là Ly Yong Phat, người được mệnh danh là “Vua Koh Kong” vì ảnh hưởng của ông ở quê nhà, vì bị cáo buộc có liên hệ với ngành này.

Vị Thượng nghị sĩ Campuchia này bày tỏ lấy làm tiếc về động thái của Chính phủ Hoa Kỳ. Chính quyền Campuchia cho rằng động thái của Mỹ là có động cơ chính trị.

Các kênh truyền thông địa phương của Campuchia từng phát triển mạnh, nhưng trong những năm gần đây, chỉ số tự do báo chí của nước này đã tụt xuống mức thấp nhất thế giới khi chính quyền đóng cửa các cơ quan báo chí độc lập cuối cùng còn sót lại, một số cơ quan trong số đó nhà báo Dara đã từng làm việc.

Vào thời điểm đó, nhà báo Dara, người đã từng xử lý hồ sơ đến việc đưa những tin tin tức quan trọng, đã nói với BBC News rằng mọi phòng biên tập mà anh làm việc đều bị giữ im lặng.

Nguồn tin nêu rõ Chính phủ Campuchia khẳng định sẽ không đàn áp quyền tự do ngôn luận nhưng sẽ trừng phạt những người vi phạm.

Theo Tiểu Sơn, RFI