Một nhóm tội phạm, gồm một cặp cha con và một cảnh sát của Ukraine, đã bị bắt vì cung cấp dịch vụ trốn lính ở nước này. Vụ này có điểm đặc thù nếu so với nhiều vụ trước đó. Đó là dịch vụ này là trực tiếp sửa đổi cơ sở số liệu quân sự, số liệu thuộc về tuyển quân, xóa tên người nằm trong danh sách phải nhập ngũ bắt buộc.

250709USD
Xấp tiền tang vật (nguồn ảnh: an ninh Ukraine)

Theo các thông báo đăng vào Thứ Tư hôm nay của Cục điều traVăn phòng công tố, thì nhóm này đã bị bắt quả tang vào hôm 3/7, khi đang nhận tiền của khách hàng. Hoặc nói theo ngôn từ trong văn bản luật pháp là khi “đang nhận một phần lợi ích phi pháp.”

Nhóm nghi phạm đã hoạt động ở vùng Odessa. Theo công bố điều tra sơ bộ, nhóm rao bán dịch vụ trốn lính cho quảng đại quần chúng nhân dân với giá 7.000 đô-la Mỹ một người.

Sau khi nhận tiền, kèm theo thông tin về đối tượng cần trốn lình, thì có một người trong nhóm —chính là người của cơ quan tuyển quân khét tiếng TCR (có chỗ phiên âm là TCC/TCK)— người này sẽ vào hệ thống máy tính, sửa đổi nội dung của cơ sở số liệu trung tâm, sao cho đối tượng ấy thoát khỏi truy nã quân sự bắt lính.

Lưu ý rằng cơ sở số liệu này là thuộc về quân đội.

Báo cáo của chính quyền cho hay vẫn chưa rõ là có bao nhiêu nhân dân Ukraine hiện nay vẫn đang được tự do nhờ sử dụng dịch vụ của nhóm này. “Các nhà điều tra đang xác định danh tính của những cá nhân bị xóa khỏi hồ sơ quân sự một cách bất hợp pháp,” báo cáo viết.

250709UkraineGroup01
Một nghi phạm bị còng tay khi vẫn đang mặc bộ đồ với dòng chữ POLICE ở sau lưng (nguồn ảnh: an ninh Ukraine)
250709UkraineGroup02
Cơ quan thực thi pháp luật đang đếm tiền tang vật (nguồn ảnh: an ninh Ukraine)

Trong báo cáo có cả hình ảnh một nghi phạm bị còng tay khi đang mặc đồng phục với dòng chữ POLICE ở lưng, và ảnh người của cơ quan an ninh đang đếm số tiền tang vật.

Hiện nay, dự kiến là nhóm sẽ bị xét xử với tội danh “nhận lợi ích một cách phi pháp” theo phần 3 điều 368 của bộ Luật hình sự Ukraine. Trước mắt là nhóm bị tạm giam trong thời gian 60 ngày.

Dịch vụ giúp nhân dân thoát nạn bắt lính vẫn tồn tại lâu năm ở Ukraine. Trước đó đã có rất nhiều báo cáo. Nhưng mà, các vụ trước đó thường là một trong các tình huống như sau:

  • Chứng nhận y-tế giả mạo,
  • Đưa người vượt biên trốn ra nước ngoài,
  • Trực tiếp đút lót với giá tiền định kỳ để trì hoãn việc bắt lính.

Còn các loại hình khác như bán tóc giả, ngực giả, dụng cụ hóa trang, v.v. để giả gái, giả ông già, v.v. thì nhiều quá, không tính.

Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên truyền thông Ukraine báo cáo về vụ mà nhân viên của TCR cung cấp dịch vụ sửa trực tiếp số liệu của cơ sở dữ liệu quân sự.

–/–

Hồi đầu năm nay, chính quyền Kiev đã học theo bài của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đó là trả tiền cao cho đối tượng tòng quân. Có thể thấy hàng loạt các quảng cáo kiểu như, chỉ cần đi lính, thì sẽ có đủ tiền mua bao nhiêu chiếc bánh hamburgers, v.v. Nhưng mà, chiến dịch này đã thất bại. Cho nên chính sách bắt lính vẫn còn tiếp diễn.

Tổng thống Vladimir Putin vào năm 2022 đã từng 1 lần ra lệnh huy động để có quân nhân ra chiến trường Ukraine. Nhưng sau khi phát hiện rằng làm như vậy sẽ khiến dân chúng bất bình, thì ông đã chuyển sang phương án dùng tiền, nhiều tiền, lương cao, để cho những ai tình nguyện đi chiến đấu.

Lưu ý rằng, chính sách này là khác với cơ chế nghĩa vụ quân sự bắt buộc.

Nghĩa vụ quân sự bắt buộc là hầu như nước nào cũng có.

Như ở Việt Nam, thậm chí ưu tiên cả đối tượng trẻ, mới kết thúc chương trình phổ thông. Học xong, chưa có việc, thì đi lính. Một thời gian sau xuất ngũ và tìm việc làm. Cách làm này đảm bảo trong dân chúng luôn luôn có một tỷ lệ nhất định những người có được kỹ năng quân đội, để nếu khi nào có chiến tranh, thì có thể dùng được. Tại Việt Nam, nghĩa vụ quân sự thì nói chung chỉ cần 2 năm là xong.

Một số nước như Singapore, thì phải đi nghĩa vụ quân sự nhiều lần, làm sao tổng số thời gian đạt được con số gần 2 năm.

Nga cũng có nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Nhưng quân đi chiến đấu ở Ukraine là khác. Là được trả lương cao, và không bắt buộc.

Nghĩa vụ quân sự đó là khác hoàn toàn với bắt lính, vì người tham gia nghĩa vụ quân sự không phải đi chiến đấu. Họ có thể rất trẻ, đời còn dài. Đi nghĩa vụ xong về lập nghiệp, lập gia đình, sinh con, duy trì giống nòi, v.v.

Bắt lính thì khác. Bắt lính là lấy người đem ra chiến đấu. Hiện nay, chính quyền Ukraine nhiều lần nói về việc hạ tuổi bắt lính xuống 18 tuổi. Nếu làm vậy, Ukraine sẽ nhanh chóng có được vài vạn lính mới. Nhưng mà, nếu thế thì đất nước này sau đó sẽ phải đối mặt với vấn đề rất kịch liệt về dân số.

Ukraine nhiều lần nhái theo bài của Nga, thậm chí ngay cả sau khi chê bai Nga. Nhưng mà, không phải lúc nào cũng thành công, như trong một video phân tích.

Thời Nga đưa ra sáng kiến dùng tù nhân đi làm chiến binh, thông qua chiến đấu vì tổ quốc mà được mãn hạn tù, thì phía Ukraine cũng chê bai chỉ trích. Nhưng sau đó cũng học theo.

Thời Nga dùng xe mô-tô, lập ra các đội cơ động bằng mô-tô, thì Ukraine cũng chê. Nói là Nga nghèo quá, hết xe bọc thép rồi. Nhưng sau đó vài tháng, Ukraine cũng lập đội tác chiến cơ động di chuyển bằng mô-tô.

Thời Nga dùng chiến thuật xé lẻ thành nhóm 3 đến 4 người để đột kích, Ukraine chê là Nga phung phí nhân lực, dùng thịt chiến đấu. Nhưng sau đó Ukraine cũng làm như vậy.

Thời Nga giăng lưới để chống drone, thì cũng bị Ukraine chê là ngu quá. Nhưng sau đó Ukraine cũng học theo.

Nhật Tân