Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với bà Nancy Pelosi và các thành viên gia đình trực hệ của bà, đồng thời đưa ra 8 biện pháp đối phó với Mỹ. Chuyên gia phân tích, do Bắc Kinh đánh giá sai tình hình chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi nên cố gắng vớt vát thể diện, việc ĐCSTQ hủy bỏ hợp tác quân sự với Mỹ không có chỗ tốt cho Trung Quốc, về cơ bản cục diện Mỹ – Trung Quốc – Đài Loan không thay đổi.

GDGRL7KHNRL3XG3YHGT5YD7MRA
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tiếp đón Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi (Ảnh: VP Tổng thống Đài Loan)

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 5/8 thông báo về việc áp đặt “các biện pháp trừng phạt” đối với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và người thân trực hệ của bà; tuyên bố rằng việc bà khăng khăng thăm Đài Loan là “can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc và đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định trên Eo biển Đài Loan.” Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không liệt kê cụ thể những biện pháp trừng phạt nào sẽ áp đặt đối với bà Pelosi.

ĐCSTQ sau đó đã đưa ra 8 biện pháp đối phó với Mỹ, bao gồm hủy bỏ cuộc điện đàm giữa các nhà lãnh đạo của quân đội Mỹ và Trung Quốc, hủy bỏ cuộc họp làm việc của Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Mỹ, hủy hội nghị cơ chế thảo luận an ninh quân sự trên biển Trung – Mỹ; tạm dừng hợp tác hồi hương người nhập cư bất hợp pháp giữa Trung Quốc và Mỹ; tạm dừng hợp tác hỗ trợ tư pháp hình sự Trung – Mỹ; tạm dừng hợp tác trong kiểm soát ma túy Trung – Mỹ; tạm dừng hợp các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu Trung – Mỹ.

Trước đó, bà Pelosi được đồn đoán sẽ đến thăm Đài Loan, và ĐCSTQ tiếp tục đe dọa rằng “tự chịu hậu quả”. Do đó, bà Pelosi lặng lẽ đến Đài Loan vào tối ngày 2/8 và rời Đài Loan sau cuộc gặp cấp cao với bà Thái Anh Văn và những người khác vào ngày hôm sau, điều này đã làm tan nát trái tim của các ‘tiểu phấn hồng’ và khiến ĐCSTQ tức giận.

ĐCSTQ đang cứu vãn thể diện, cục diện đã định giữa Mỹ – Trung – Đài về cơ bản không thay đổi

Hai ngày sau khi bà Pelosi rời Đài Loan, Trung Quốc đã tung ra các lệnh trừng phạt. Ông Hồ Bình (Hu Ping), một nhà bình luận chính trị người Mỹ gốc Hoa, nói với Epoch Times rằng ĐCSTQ chủ yếu đang cố gắng ứng phó với tình hình. “Ban đầu họ ‘hát giọng quá cao’, hét quá dữ dội, kết quả là Pelosi vẫn đến thăm Đài Loan, khiến cho bản thân rất khó xử, đặc biệt là không có hành động quân sự. Rõ ràng là bị bẽ mặt, cho nên sau sự kiện thì mới cứu vãn và làm cho mọi người thấy.”

Nếu vở kịch này tiếp tục diễn, ông Hồ Bình tin rằng “Sẽ không có hậu quả nghiêm trọng nào cho tất cả các bên. Cũng giống như vài cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan trước đây, đó không phải là vấn đề lớn. Cục diện 3 bên Mỹ – Trung – Đài về cơ bản không có thay đổi.”

Trong hơn 20 năm, các sự kiện như chuyến thăm Mỹ của ông Lý Đăng Huy (cố Tổng thống Đài Loan), cuộc tranh cử giữa ông Trần Thủy Biển và ông Lý Đăng Huy, ông Trần Thủy Biển trúng cử, v.v, ông Hồ Bình nói, “ĐCSTQ đều hét lớn trước các sự kiện, động chút là đe dọa chiến tranh, nhưng đến cuối cùng đều không có chuyện gì. Do đó người dân Đài Loan đều không thấy lạ, họ vẫn sinh hoạt bình thường, về cơ bản là bình tĩnh.”

Ông Hồ Bình tin rằng Bắc Kinh có lẽ hiểu rất rõ ràng rằng thống nhất hòa bình là không thể, bởi vì người dân Đài Loan từ chối “một quốc gia, hai chế độ”; để thống nhất Đài Loan chỉ có thống nhất quân sự, trong khi bây giờ sức mạnh quân sự của ĐCSTQ không thể thực hiện thống nhất bằng vũ lực được, chướng ngại chủ yếu chính là Mỹ.

Hơn nữa, ông Hồ Bình cho biết, ĐCSTQ dự kiến ​​sẽ tăng cường hơn nữa sức mạnh tổng hợp của quốc gia trong vài năm tới, bao gồm cả sức mạnh quân sự, và Mỹ có thể từ bỏ sự bảo hộ của mình đối với Đài Loan. Trong trường hợp đó, ĐCSTQ chỉ có thể bày ra tư thế quân vây 4 mặt, trong khi Đài Loan chỉ dựa vào sức mạnh bản thân thì không thể bảo vệ chính mình, chỉ có thể buộc phải chấp nhận “một quốc gia, hai chế độ”.

Còn Mỹ cũng nhận ra rằng họ muốn chung sống hòa bình với một siêu cường như Trung Quốc thì cần giống như Liên Xô năm xưa, vạch lại phạm vi thế lực trên toàn thế giới, trong khi Đài Loan rất gần Đại Lục và xa Mỹ, nước Mỹ sẽ không coi Đài Loan là lợi ích cốt lõi của mình. Đây là tính toán của ĐCSTQ.

Tuy nhiên, ông Hồ Bình nói, điều đáng chú ý là “Trong 5 đến 10 năm nữa, nếu bản chất của chế độ độc tài độc đảng của Trung Quốc không thay đổi, và sức mạnh tổng hợp quốc gia và quân sự của nó đã phát triển. Đến lúc đó, Đài Loan sẽ khá nguy hiểm. Đây mới là điều chúng ta nên thực sự nên quan tâm.”

Trừng phạt bà Pelosi những gì?

Về các lệnh trừng phạt của ĐCSTQ đối với bà Pelosi và gia đình bà, ông Nghiêm Kiến Phát (Chien-Fa Yen), giáo sư quản lý kinh doanh tại Đại học Khoa học và Công nghệ Chien Hsin của Đài Loan, nói với Epoch Times vào ngày 5/8 rằng sự trừng phạt này mang tính biểu tượng, bởi vì bà Pelosi không cần phải đến Trung Quốc. Các lệnh trừng phạt của ĐCSTQ đối với Mỹ chỉ là để tuyên truyền đối nội mà thôi, và nó chỉ có ý nghĩa tượng trưng.

Ông Ngô Đặc (Wu Te), một nhà bình luận truyền thông độc lập ở Trung Quốc Đại Lục cũng tin rằng các lệnh trừng phạt là vô nghĩa. Ông nói với The Epoch Times rằng tuyên truyền bên trong bức tường (bên trong Trung Quốc Đại Lục) đang nhấn mạnh rằng việc trừng phạt bà Pelosi, giống như trừng phạt ông Pompeo, sẽ ngăn họ làm việc trong các công ty kinh doanh với Trung Quốc sau khi họ rời nhiệm sở, nhưng cả hai đều là những người có ý tưởng kiên định, họ sẽ không quan tâm đến việc mất đi những thứ này.

SCMP đưa tin, cháu trai của bà Pelosi là Paul Vos đã chế giễu lệnh trừng phạt của ĐCSTQ trong một email: “Tôi có nên sợ không? Họ đang làm gì vậy? Xóa tài khoản TikTok của tôi sao? Chính xác là tôi thậm chí còn không dùng TikTok!”.

Về vấn đề này, cư dân mạng Trung Quốc trên Weibo đã châm biếm động thái của ĐCSTQ, chế tài gì đối với bà Pelosi?

Luật sư Klaw @klaw1207 nói, bà Pelosi thảm rồi! Về sau bà sẽ: 

“Không thể dụng điện thoại Xiaomi
Không thể dùng Taobao để mua đồ
Không thể dùng Alipay
Không thể dùng iQiyi để xem phim dài tập
Không thể nhập cảnh Trung Quốc
Không thể tiêm vắc-xin Sinovac
Thảm nhất là con cái của bà không thể đến Trung Quốc du học, chỉ có thể học các trường loại “gà rừng’ như Harvard Mỹ mà thôi.”

Cư dân mạng hongnian che@HongnianC viết:

“Rốt cuộc có thể trừng phạt gì ở bà Pelosi?
Bà ấy có vay tiền mua bất động sản dở dang ở Trung Quốc không?
Bà ấy có gửi tiền ở các ngân hàng thôn trấn ở Trung Quốc không?
Cấm bà ấy đến Đường Sơn ăn gà nướng? (Chỉ vụ đánh người gây chấn động ở Đường Sơn)
Cấm bà ấy đến Quảng trường Thiên An Môn du lịch?
Cho nên mới không dám nói trừng phạt cụ thể những gì, nói ra thì sợ Mỹ bắt chước theo! Tiến hành trừng phạt đối đẳng có đi có lại!”

Cư dân mạng l’étrangère@LJardine93 nói:

“Chuyện nực cười. Lại dùng những lời sáo rỗng để dỗ dành những người bên trong bức tường lửa.”

Có cư dân mạng châm biếm:

“Để hưởng ứng lời hiệu triệu của tổ quốc, tôi trịnh trọng tuyên bố, tôi sẽ sẽ trừng phạt nghiêm ngặt đối với bà Pelosi! Trong thời gian bà Pelosi đảm nhận chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ, tôi sẽ không tham gia tranh cử nghị sĩ, đồng thời cũng sẽ không tham gia tranh cử tổng thống Mỹ! Tôi sẽ tranh thủ dọa chết đế quốc Mỹ, hừm!” @Penny0571 nói

Hủy bỏ hợp tác quân sự làm gia tăng thêm phán đoán sai lầm, tạo phiền phức cho Mỹ

ĐCSTQ đã hủy bỏ 8 cuộc hội đàm và hợp tác, trong đó 3 cuộc hội đàm đầu tiên là cuộc điện đàm giữa các nhà lãnh đạo của quân đội hai nước, hủy bỏ cuộc gặp làm việc giữa Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Mỹ, và hủy bỏ hội nghị cơ chế đàm phán an ninh quân sự trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ.

Việc hủy bỏ 3 cuộc hội đàm hội nghị này đã làm gián đoạn giao lưu quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ, ông Ngô Đặc nói với Epoch Times rằng điều này sẽ làm tăng thêm rủi ro phán đoán sai lầm và xung đột giữa 2 bên, đối với ĐCSTQ mà nói thì không phải là việc tốt gì. ĐCSTQ đang thực hiện một động thái thúc đẩy sự tách rời chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ.

Đối với 5 cuộc hội đàm hội nghị còn lại bị hủy bỏ, gồm (4) hủy bỏ bố trí, tạm dừng hợp tác Trung – Mỹ trong việc hồi hương nhập cư bất hợp pháp, (5) tạm dừng hợp tác hỗ trợ tư pháp hình sự Trung – Mỹ, (6) tạm dừng hợp tác Trung – Mỹ trong việc chống tội phạm xuyên quốc gia, (7) tạm dừng hợp tác Trung – Mỹ trong kiểm soát ma túy, và (8) tạm dừng các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu Trung – Mỹ, ông Ngô Đặc tin rằng những đàm phán hợp tác này không quá quan trọng. 

Trong số đó, số (7) là đình chỉ hợp tác chống ma túy Trung – Mỹ,  ông Ngô Đặc nói, “Điều này có chút tai hại. Dự đoán ĐCSTQ muốn vứt bỏ cam kết để mặc cho fentanyl xuất khẩu sang Mỹ, và muốn gây rắc rối cho Mỹ. Trong ngắn hạn có thể gây ra tình trạng fentanyl tràn lan ở Mỹ.” 

So với các biện pháp trừng phạt đối với bà Pelosi, ông Nghiêm Kiến Phát tin rằng việc hủy bỏ hợp tác Trung – Mỹ có hiệu quả thực chất.

Ông Nghiêm Kiến Phát nói, Chính phủ lưu manh ĐCSTQ về cơ bản không chiểu theo chế độ pháp luật, coi trọng nhân quyền khi làm việc. Nhưng Mỹ cần, đơn vị hành chính của Mỹ, giống như có quan chống ma túy, biến đổi khí hậu, đàm phán an ninh trên biển, đều cần hợp tác.

Ví dụ, “Việc cùng nhau chống buôn bán ma túy là rất quan trọng. Rất khó để thực hiện nếu không có thương lượng đàm phán giữa hai bên, nhưng ĐCSTQ không lo lắng, nó không chỉ không chú ý đến nhân quyền và quy trình pháp lý, khi buôn bán ma túy từ Trung Quốc qua Mỹ thì làm sao Mỹ có thể tấn công được. Mỹ cần hợp tác với Trung Quốc. Còn có vấn đề như cơ chế an ninh trên biển, cũng cần có sự hợp tác.”

Ông Nghiêm Kiến Phát nói, điều này tương đương với việc gây ra một số rắc rối cho cơ quan hành pháp của Mỹ, sau đó sử dụng cơ quan hành pháp để gây sức ép và tạo ra xung đột nội bộ nước Mỹ. Tuy nhiên, theo cách này, Mỹ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt lớn hơn, bao gồm việc kiểm soát đối với người nhập cư Trung Quốc hoặc dòng tiền của Trung Quốc, có thể làm nghiêm khắc hơn.

Ông nói rằng việc hủy bỏ các cuộc hội đàm hội nghị này không liên quan gì đến kinh tế và thương mại, hoặc có ít hoặc không có lợi ích kinh tế cho ĐCSTQ. Trong tương lai, có thể có các vấn đề kinh tế và thương mại, chẳng hạn như thuế quan. Mỹ có nhiều quân cờ hơn và Bắc Kinh không còn nhiều không gian để chơi, nhưng người dân Trung Quốc sẽ bị tổn thương.

Hủy bỏ hợp tác song phương; Phân tích: Không có lợi lâu dài cho Trung Quốc

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của ĐCSTQ có thể không hiệu quả. Mỹ vẫn có thể tăng mạnh lực tấn công hoặc tăng lực độ quản lý hay là có thể tự hoàn thiện mình, ông Nghiêm Kiếm Phát nói, “Đây chính là sự khác biệt giữa quốc gia lưu manh và quốc gia văn minh, quốc gia văn minh làm việc đều có một hệ thống và nguyên tắc.”

Nói một cách ngắn gọn, ông Nghiêm Kiến Phát nói rằng cách làm không muốn giao lưu hoặc đối thoại với Mỹ này, không có lợi về lâu dài cho Trung Quốc. “Nhưng ĐCSTQ hiện không cân nhắc đến việc này, chính là Đại hội toàn quốc lần thứ 20 làm xong là được, sau Đại hội 20 thì mới lại nói tiếp, lại điều chỉnh.”

Ông Nghiêm Kiến Phát tin rằng điểm mấu chốt là “Thể chế và hướng phát triển của ĐCSTQ hoàn toàn trái ngược với xu hướng thế giới. Đó là thiết lập đường lối xã hội chủ nghĩa lấy đảng làm trung tâm, hoàn toàn khác với cách tiếp cận của xã hội phương Tây trong việc ủng hộ nhân quyền và dân chủ, ngay cả và cơ chế thị trường cũng khác nhau. Vì vậy, cuối cùng ĐCSTQ vẫn là kẻ chịu thiệt lớn.”

Ông cho rằng nhìn một cách tổng thể thì Mỹ vẫn chiếm ưu thế, “tiếp theo, cùng với việc sức mạnh quốc gia của Nga yếu đi, NATO chuyển hướng chú ý đến vấn đề Thái Bình Dương thì ĐCSTQ sẽ càng bị cô lập.”