Cựu phóng viên Pháp tại TQ: 2 nguyên nhân Bắc Kinh dám tùy tiện đánh Đài Loan
- Tôn Vân
- •
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan, ông Pierre-Antoine Donnet, cựu phóng viên AFP tại Bắc Kinh nhận định, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quay lưng lại với thế giới và trở thành “kẻ săn mồi đáng sợ”, và do đó thái độ của thế giới đối với ĐCSTQ đã hoàn toàn thay đổi. Ông phân tích, Bắc Kinh khi đối mặt với liên minh mạnh mẽ sẽ không dám hành động hấp tấp đối với Đài Loan.
“Bắc Kinh không thể bịt miệng tôi”
Theo Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan đưa tin, phiên bản tiếng Trung của cuốn sách “Chine, le grand prédateur” (Trung Quốc – Nước săn mồi vĩ đại) của ông Pierre-Antoine Donnet, cựu phóng viên AFP tại Bắc Kinh, sẽ được xuất bản tại Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ vào giữa tháng 7.
Ông Donnet đã nhiều lần được cử đến thường trú tại Trung Quốc kể từ năm 1984. Cuốn sách này là kết tinh của cuộc điều tra của ông, đi sâu vào phân tích “cuộc chiến săn mồi sâu rộng nhất trong lịch sử nhân loại”, và giải thích việc ĐCSTQ làm thế nào để cướp bóc từ thế giới qua các hành động gây tổn hại đến nhân quyền, ô nhiễm môi trường, chuyển giao công nghệ, và tạo sức ảnh hưởng, thách thức toàn cầu.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNA mới đây, ông Donnet cho hay, ông đã từng thực sự yêu mến Trung Quốc, “Tôi rất buồn khi thấy Trung Quốc trở nên như thế này. Tinh thần và văn hóa Trung Quốc đang dần biến mất, và chỉ còn lại Tư tưởng Tập Cận Bình như một tín ngưỡng”. Mặc dù bây giờ ông không còn có thể đến Trung Quốc, nhưng “tôi không sợ, Bắc Kinh không thể bịt miệng tôi”.
Bắc Kinh sẽ không tấn công Đài Loan vì hai lý do
Ông Donnet chia sẻ với CNA, ông không cho rằng Bắc Kinh sẽ tấn công Đài Loan. Đầu tiên là do sự thức tỉnh của Đài Loan, “Đài Loan đã sớm chuẩn bị trong một thời gian dài, và bây giờ họ đang tăng tốc cho việc chuẩn bị này, chính phủ Đài Loan cũng kêu gọi Trung Quốc (ĐCSTQ) suy nghĩ kỹ”.
Cân nhắc thứ hai là “Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đối đầu với liên minh mạnh nhất trong lịch sử”. Công nghệ quân sự của các chiến hạm ĐCSTQ thua xa Nhật Bản, chưa kể đến Mỹ. “Tin tức thật và giả về sức mạnh quân sự của Trung Quốc (ĐCSTQ) được lan truyền khắp nơi, chính là vì để đe dọa người Đài Loan.”
Ông nhìn nhận vai trò của Đài Loan là cực kỳ quan trọng, không chỉ bởi vì “Đài Loan là ngọn hải đăng dân chủ và hy vọng cho thế giới người Hoa”, mà còn vì chất bán dẫn và nhà sản xuất chip TSMC ảnh hưởng đến thị trường thế giới.
Nếu ĐCSTQ thực sự xâm lược Đài Loan, Châu Âu sẽ làm gì? Ông Donnet nói thẳng, rất khó dự đoán, bởi dù sao thì eo biển Đài Loan nằm cách xa châu Âu. Tuy nhiên, Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, điều này làm dấy lên sự bất mãn với Pháp. Pháp cũng đã cử tàu ngầm tuần tra Biển Đông, chạy một một mạch đến eo biển Đài Loan ở phía Bắc và vùng biển Nhật Bản. Anh và Đức cũng có hành động tương tự.
Ông Donnet: ĐCSTQ là kẻ săn mồi trong khi thế giới quá ngây thơ
Ông Donnet nhận định, trong quá khứ, thế giới quá ngây thơ đối với Trung Quốc. Từ năm 1971, khi Tổng thống Mỹ Nixon cử ông Kissinger bí mật đến thăm Trung Quốc để chống lại Liên Xô, ông đã nghĩ rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ thay đổi bởi ảnh hưởng của nước ngoài và thậm chí tiến tới dân chủ. Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới với sự hỗ trợ của Mỹ, nhưng những lời hứa của ĐCSTQ về tự do thương mại và thị trường mở đã không bao giờ được thực hiện. “Chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phản bội thế giới”.
Ông tin rằng Mỹ là nước đầu tiên thức tỉnh và nhận ra họ đang giúp Trung Quốc (ĐCSTQ) trở thành kẻ thù của chính mình. Các nước khác đang dần thức tỉnh, bao gồm Úc, Đông Nam Á và Hàn Quốc. Theo các cuộc thăm dò trước đây, Bắc Kinh đã vượt qua Nhật Bản để trở thành kẻ thù số một của người dân Hàn Quốc.
Năm ngoái, cựu Thủ tướng Shinzo Abe cho biết, “Đài Loan phát sinh biến cố” cũng không khác gì Nhật Bản hay đồng minh của Mỹ, Nhật xảy ra chuyện. Nhật Bản không còn thái độ sử dụng vũ lực đối ngoại kể từ sau Thế chiến thứ 2, cũng vì ĐCSTQ mà thay đổi thái độ.
Ông khẳng định, Bắc Kinh đã cố gắng lừa dối Trung và Đông Âu trong hơn một thập kỷ, “nhưng điều đó đã hoàn toàn chấm dứt”. Ngay cả Hungary, nước duy nhất còn thân thiết với Trung Quốc, cũng đang phải đối mặt với các lực lượng chống Trung Quốc ở trong nước. Đức – quốc gia có tới một nửa hàng xuất khẩu chảy sang thị trường Trung Quốc trong quá khứ cũng bất lực với ĐCSTQ. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, người nhậm chức năm ngoái, thuộc Đảng Xanh, đã bắt đầu cứng rắn với ĐCSTQ.
Ông còn bày tỏ, nhiều nước châu Phi nhận thấy “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ là “bẫy nợ” và là “công cụ thống trị kiểm soát về chính trị và ý thức hệ”.
“Nhận thức của thế giới về Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thay đổi 180 độ,” ông Donnet kết luận.
Từ khóa Pierre-Antoine Donnet Đài Loan Trung Quốc tấn công Đài Loan